Đơn giá thấp bất thường trong đấu thầu

Hiện tôi đang thực hiện đánh giá một gói thầu xây dựng. Có 5 nhà thầu vào đánh giá tài chính. Trong quá trình đánh giá có 1 đơn giá thấp bất thường. Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu giải thích đơn giá, do đơn giá không hợp lý nên chủ đầu tư không chấp nhận. Khi tiến hành hiệu chỉnh theo quy định của Điều 17 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP lấy giá nhà thầu cao nhất để hiệu chỉnh và giá chào thầu sau hiệu chỉnh vẫn thấp nhất được xếp thứ nhất. Vậy, khi thương thảo sẽ dùng đơn giá nào để thương thảo giá hợp đồng: Đơn giá chào của nhà thầu hay đơn giá đã hiệu chỉnh tăng lên? Mà theo Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP có quy định "Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá [nếu có]". Vậy, nếu sử dụng đơn giá hiệu chỉnh tăng thì gây thiệt hại cho chủ đầu tư, sử dụng đơn giá nhà thầu chào thì không khả thi.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Việc xử lý đơn giá thấp khác thường thực hiện theo khoản 6 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP. Khi thương thảo hợp đồng thực hiện theo điểm d khoản 2 Điều 17 và điểm c khoản 3 Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

26/04/2022

Đơn vị tôi tham gia gói thầu có gọi thầu là 50 tỷ đồng. Đơn vị tôi dự thầu giá 45 tỷ. Đây là mức giá dựa trên cơ sở giá nguyên vật liệu, nhân công và chuyển giao công nghệ theo thời giá hiện tại và đã được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, đơn vị khác dự thầu với mức giá chỉ 20 tỷ đồng. Công ty tôi cho rằng không thể thi công với mức giá đó được, vì như vậy nhà thầu sẽ phải bỏ tiền túi 01 khoản rất lớn để thực hiện công trình trên. Xin hỏi, có quy định về giá dự thầu so với giá dự toán được phê duyệt hay không?

  • Đối với câu hỏi ông, trường hợp nhà thầu đề xuất đơn giá thấp khác thường hoặc có giá đề nghị trúng thầu thấp dưới 50% giá gói thầu thì thực hiện xử lý tình huống theo quy định tại Khoản 6, Khoản 9 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Cụ thể:

    - Trường hợp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất có đơn giá thấp khác thường, ảnh hưởng đến chất lượng gói thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ bằng văn bản về tính khả thi của đơn giá khác thường đó. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì không chấp nhận đơn giá chào thầu đó, đồng thời coi đây là sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch theo quy định như đối với nội dung chào thiếu của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.

    - Trường hợp giá đề nghị trúng thầu thấp dưới 50% giá gói thầu được duyệt thì được phép thành lập tổ thẩm định liên ngành để yêu cầu nhà thầu làm rõ các yếu tố cấu thành chi phí chào thầu, xem xét các bằng chứng liên quan theo hướng sau đây:

    + Các yếu tố kinh tế liên quan đến biện pháp thi công, quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ;

    + Giải pháp kinh tế được áp dụng hoặc các lợi thế đặc biệt của nhà thầu dẫn đến lợi thế về giá cả;

    + Nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ, nhân sự cung cấp cho gói thầu, trong đó phải bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật;

    Trường hợp thỏa mãn được các điều kiện quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu vẫn được chấp nhận trúng thầu. Trường hợp để đề phòng rủi ro, chủ đầu tư có thể quy định giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng lớn hơn 10% nhưng không quá 30% giá trúng thầu và phải được người có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Nhà thầu nhận được sự trợ cấp của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào dẫn đến sự cạnh tranh không bình đẳng thì hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu sẽ bị loại.

    Ngoài ra, định mức, thông báo giá vật tư, ca máy, mức lương tối thiểu của cơ quan có thẩm quyền ban hành là căn cứ để chủ đầu tư lập dự toán, giá gói thầu; không phải là căn cứ để nhà thầu lập đơn giá dự thầu.

    Khi tham dự thầu, nhà thầu chịu trách nhiệm tính toán giá dự thầu trên cơ sở năng lực, kinh nghiệm và lợi thế kinh doanh của mình để thực hiện toàn bộ công việc của gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

    Do đó, đơn vị ông có thể tham khảo các hướng xử lý trên để kiến nghị với chủ đầu tư xem xét, xác định hồ sơ dự thầu và giá dự thầu của đơn vị khác nhằm đảm bảo chất lượng thầu, quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị ông.

    Trên đây đây là nội dung tư vấn.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


Skip to content

Bên mời thầu tổ chức đấu thầu rộng rãi một gói thầu. Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu [HSDT] của nhà thầu A, Tổ chuyên gia phát hiện, tại hạng mục X có đơn giá dự thầu cao hơn ba lần so với đơn giá dự toán được duyệt.

Hỏi: Đơn giá tại hạng mục X trong HSDT của nhà thầu A có phải hiệu chỉnh lại theo đơn giá dự toán được duyệt hay không? Nếu qua quá trình đánh giá, nhà thầu A được xếp hạng thứ nhất thì khi mời vào thương thảo hợp đồng có thể thương thảo để giảm giá tại hạng mục X này hay không?

Đối với tình huống này, chuyên gia của chúng tôi trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013, giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu [HSMT]. Khi tham gia dự thầu, nhà thầu có quyền chào đơn giá đối với các hạng mục công việc trong gói thầu khác với giá dự toán. Việc tính toán giá dự thầu trong HSDT là do nhà thầu tự quyết định để đảm bảo cạnh tranh về giá với các nhà thầu khác, đồng thời đảm bảo thực hiện gói thầu hiệu quả, chất lượng theo yêu cầu. Trong tình huống này, việc nhà thầu tham gia đấu thầu rộng rãi và được xếp thứ nhất nghĩa là mặc dù có một số đơn giá cao bất thường nhưng giá dự thầu của nhà thầu vẫn bảo đảm cạnh tranh về giá so với các nhà thầu còn lại.

Khoản 3 Điều 19 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quy định nguyên tắc thương thảo hợp đồng là không tiến hành thương thảo đối với các nội dung mà nhà thầu đã chào đúng yêu cầu của HSMT. Việc thương thảo hợp đồng không được làm thay đổi đơn giá dự thầu của nhà thầu sau khi sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch và trừ đi giá trị giảm giá [nếu có]. Do vậy, trường hợp nhà thầu chào hạng mục, công việc đúng theo yêu cầu của HSMT [mặc dù đơn giá nhà thầu chào cho hạng mục, công việc này cao bất thường] thì không tiến hành thương thảo về giá đối với nội dung này.

An Ngô – BENA

Bên cạnh các tiêu chí kỹ thuật được đưa ra, giá của gói thầu mua sắm hàng hóa/dịch vụ thường là yếu tố quyết định để khách hàng [chủ đầu tư] lựa chọn nhà thầu. Đây là khía cạnh của phương pháp chọn thầu giá thấp nhất khiến các đơn vị tham gia đấu thầu sẽ luôn cố gắng chào với giá thấp nhất để hy vọng thắng thầu.

Giá thầu thấp chưa hẳn là tốt cho chủ đầu tư. Khi giá chào thầu quá thấp, có thể do phá giá hay do liều cam kết trong khi chưa thực sự hiểu yêu cầu kỹ thuật của công việc được mô tả, sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề như chuẩn kỹ thuật, chất lượng, tiến độ hoàn thành… sẽ bị hy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Sản phẩm bàn giao không hoạt động như ý muốn, bàn giao trễ, phải ký phụ lục phát sinh là các hệ lụy mà chủ đầu tư bị mất về sau. Và nhiều khi hậu quả của các hệ lụy này còn cao hơn nhiều lần so với chênh lệch giá của nhà thầu xứng đáng mà lẽ ra ta đã trao thầu mặc dù họ có giá chào cao hơn.

Chủ đầu tư, do vậy, cần hết sức cảnh giác với những nhà thầu đã vượt qua được vòng đánh giá kỹ thuật, và chào giá với giá thầu thấp bất thường. Để có thể nhận diện được nhà thầu với giá chào thầu bất thường, có hai phương pháp thường được chuyên viên mua sắm dùng để đánh giá trước khi khuyến nghị trao thầu.

Trước khi xem hai phương pháp phát hiện nhà thầu chào giá thấp bất thường, bạn cần làm quen các thuật ngữ:

  • Khách hàng [Client]: người mời thầu của công ty, chủ đầu tư
  • Đơn vị dự thầu [Bidder]: người tham gia đấu thầu
  • Giá dự toán [cost estimate]
  • Giá gói thầu [bid price]

Phương pháp tuyệt đối

Khi chủ đầu tư có được ít hơn 5 nhà thầu đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật, cũng như thỏa mãn được các điều kiện tiên quyết, cách tiếp cận ‘tuyệt đối’ để xác định một giá thầu thấp bất thường sẽ được thực hiện dựa trên sự so sánh giữa giá thầu với giá dự toán của chủ đầu tư. Nếu giá thầu và các phần cấu thành của nó, thấp hơn từ 20% trở lên so với giá dự toán thì chủ đầu tư cần phải làm rõ giá thầu với Nhà thầu để xác định xem Giá thầu có bất thường hay không.

Phương pháp tương đối

Cách tiếp cận ‘tương đối’ sẽ sử dụng một tính toán thống kê bằng cách sử dụng tối thiểu 5 Giá thầu từ các nhà thầu đã đáp ứng các điều kiện tiên quyết và tiêu chí kỹ thuật. Một giá thầu thấp bất thường tiềm ẩn là một giá thầu mà ở đó có nhiều hơn một độ lệch chuẩn dưới mức trung bình của các Giá thầu đáp ứng các điều kiện tiên quyết và tiêu chí kỹ thuật đề ra. Việc xác định một giá thầu thấp bất thường sử dụng tính toán giả định rằng các giá thầu đều có tính cạnh tranh và độc lập. Điều đó có nghĩa là, sẽ không có bất kỳ sự thông đồng nào giữa các nhà thầu với nhau.

Ví dụ: Giả sử có 5 nhà thầu đáp ứng các điều kiện tiên quyết và vượt qua được vòng đánh giá kỹ thuật. Về mặt nguyên tắc, nhà thầu có giá thầu thấp nhất [nhà thầu số 5] sẽ được lựa chọn. Tuy nhiên, liệu rằng nhà thầu số 5 này, có chào giá thấp bất thường hay không? Chúng ta sẽ sử dụng phép phân tích tương đối ở trên để kiếm tra.

Từ bảng số liệu, có thể tính được giá trung bình của 5 gói thầu ở trên là 53 triệu USD. Độ lệch chuẩn là 17 triệu USD. Như vậy, những giá thầu nào có giá thấp hơn 80 – 17 = 63 triệu USD là những giá thầu nằm trong nhóm thấp bất thường.

Làm gì với nhà thầu chào giá thấp bất thường?

Nếu nhà thầu có năng lực quản lý tốt, có kỹ năng và có nguồn lực sẵn có, giá thấp là điều tuyệt vời cho bạn. Tuy nhiên, hãy làm hết sức để giảm rủi ro cho công ty khi bạn nhận thấy gói thầu có giá thấp bất thường. Một vài việc bạn có thể làm:

  • Tổ chức buổi họp để đảm bảo nhà thầu hiểu rõ yêu cầu công việc. Nếu phát hiện có các điểm then chốt bị hiểu sai, thì cần phải làm bước tiếp theo chỉ dẫn của quy trình đấu thầu.
  • Nhấn mạnh về các biện pháp kiểm soát chất lượng, các điều khoản đảm bảo sẽ được áp dụng.
  • Đăng ký rủi ro và sớm theo dõi và báo cáo trong quá trình thực hiện hợp đồng / dự án.

Bạn có thể làm gì tốt hơn?

Để tránh nguy cơ trao thầu cho đơn vị phá giá, bạn cần:

  • Khi lập hồ sơ mời thầu, cần xem xét kỹ chiến lược đấu thầu xem chiến lược chọn giá thấp nhất có phải là chiến lược phù hợp hay không? Thật ra, đấu thầu là tìm đơn vị tạo giá trị tốt nhất cho đồng tiền bạn bỏ ra [best value for money], chứ không phải cứ giá rẻ là tốt nhất. Ví dụ thiết kế kiến trúc KHÔNG phải là công việc chọn theo cách đấu chọn giá thấp.
  • Tránh đưa ra yêu cầu công việc có tính chung chung, tiêu chí chấm thầu chung chung, đặc biệt là những yêu cầu then chốt.
  • Hãy sử dụng người có kinh nghiệm để viết yêu cầu công việc. Nếu cần, bạn nên thuê tư vấn thay vì tự làm.
  • Hãy cố gắng làm sao cho nhà thầu hiểu yêu cầu công việc trước khi chào thầu.
  • Có kế hoạch đấu thầu sao cho việc chấm thầu được minh bạch và có thể được quan sát từ nhiều góc độ khác nhau.

Video liên quan

Chủ Đề