Đơn vị chấp nhận thanh toán là gì

Mục đích: Giúp nhà trường tra cứu mã đơn vị chấp nhận thanh toán để khai báo tại mục Thiết lập thông tin đơn vị, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn Thanh toán không dùng tiền mặt theo Quyết định 4597/QĐ-BGDĐT

Hướng dẫn thực hiện:

I. Mã đơn vị chấp nhận thanh toán là gì?

  • Mã đơn vị chấp nhận thanh toán chính là mã định danh điện tử của nhà trường, phục vụ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan, đơn vị của tỉnh; tích hợp, kết nối,chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của tỉnh với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Chính phủ và các bộ, ngành TW.
  • Mã đơn vị chấp nhận thanh toán lấy theo mã định danh được cơ quan có thẩm quyền cấp [thực hiện theo Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg ngày 22/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ].

II. Hướng dẫn tra cứu mã đơn vị chấp nhận thanh toán

  1. Truy cập vào Hệ thống danh mục điện tử dùng chung của Bộ Thông tin và Truyền thông tại đây.
  2. Nhập tên danh mục cần tìm kiếm tương ứng với cấp đơn vị:
    • Nếu CSGD trực thuộc UBND Huyện [Mầm non; Tiểu học; THCS công lập; liên cấp 1-2;…]: Đơn vị cấp 4.
    • Nếu CSGD trực thuộc UBND Tỉnh [THPT; Liên cấp;…]: Đơn vị cấp 3.
    • Với các CSGD như trường Đại học , Cao đẳng,… không thuộc danh mục đơn vị Cấp 3 và Cấp 4: Nhà trường liên hệ đơn vị chủ quản để xác định cấp.
    • Với CSGD chưa có mã định danh điện tử: Đăng ký theo hướng dẫn chi tiết tại đây.
  3. Nhấn Tìm kiếm danh mục, chọn Mã định danh điện tử bộ, ngành, địa phương [QĐ 20/2020/QĐ-TTg].
  4. Nhập tên CSGD trên thanh tìm kiếm để tìm nhanh mã định danh trong danh sách. Để kiểm tra thông tin chi tiết của CSGD, nhấn vào biểu tượng kính lúp.
  5. Phần thông tin được khoanh bên dưới chính là mã định danh điện tử của CSGD mà đơn vị cần khai báo trên EMIS Khoản thu.

Lượt xem: 296

Tại Điều 8 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 28/2019/TT-NHNN và khoản 2 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định các hành vi bị cấm như sau:

1. Làm, sử dụng, chuyển nhượng và lưu hành thẻ giả.
2. Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện để người khác thực hiện các hành vi giao dịch thẻ gian lận, giả mạo; giao dịch thanh toán khống tại ĐVCNT.
3. ĐVCNT thu phụ phí hoặc phân biệt giá khi chủ thẻ thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ.
4. Lấy cắp, thông đồng để lấy cắp thông tin thẻ; Tiết lộ và cung cấp thông tin thẻ, chủ thẻ và giao dịch thẻ không đúng quy định của pháp luật.
5. Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập trái phép, phá hủy chương trình hoặc cơ sở dữ liệu của hệ thống phát hành, thanh toán thẻ, chuyển mạch thẻ, bù trừ điện tử giao dịch thẻ.
6. Sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch cho các Mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
7. ĐVCNT chuyển thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code cho bên khác sử dụng; chấp nhận thanh toán thẻ mà không có hợp đồng thanh toán thẻ; sử dụng trái phép các thiết bị chấp nhận thẻ, QR Code của TCTTT ở Việt Nam hoặc của TCTTT ở nước ngoài.
8. Mua, bán, thuê, cho thuê thẻ hoặc thông tin thẻ, mở hộ thẻ [trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh].

Theo đó, các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ không được thu bất cứ khoản phụ phí nào với bạn khi bạn thực hiện các giao dịch với thẻ.

Khách hàng khi sử dụng thẻ thì các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ có được thu phụ phí không? [Hình từ Internet]

Việc cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phải đảm bảo các yêu cầu nào?

Theo khoản 1 Điều 15 Thông tư 19/2016/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 17/2021/TT-NHNN và khoản 6 Điều 1 Thông tư 26/2017/TT-NHNN quy định cấp tín dụng qua thẻ, như sau:

1. Việc cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a] Được thực hiện theo hợp đồng phát hành và sử dụng thẻ và các văn bản thỏa thuận khác về việc cấp tín dụng giữa TCPHT với chủ thẻ [nếu có];
b. TCPHT phải có quy định nội bộ về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phù hợp với quy định pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng, trong đó quy định cụ thể về đối tượng, hạn mức, điều kiện, thời hạn cấp tín dụng, thời hạn trả nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mức trả nợ tối thiểu, lãi suất áp dụng, phương thức tính lãi tiền vay, thứ tự thu hồi nợ gốc và lãi tiền vay, phí phạt khoản nợ quá hạn, mục đích vay, quy trình thẩm định và quyết định cấp tín dụng qua thẻ theo nguyên tắc phân định rõ trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cấp tín dụng, các biện pháp áp dụng thu hồi nợ để đảm bảo trách nhiệm các bộ phận tại TCPHT trong quá trình thu hồi nợ;
c] TCPHT xem xét và quyết định cấp tín dụng qua thẻ tín dụng cho chủ thẻ đáp ứng đầy đủ các Điều kiện sau:
[i] Chủ thẻ thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Thông tư này và không thuộc đối tượng không được cấp tín dụng quy định tại Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng [đã được sửa đổi, bổ sung];
[ii] Chủ thẻ sử dụng tiền vay đúng Mục đích và có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng hạn;
d] TCPHT xem xét và yêu cầu chủ thẻ áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.
đ] Hạn mức thẻ tín dụng đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng [đã được sửa đổi, bổ sung] như sau:
[i] Trường hợp phát hành thẻ tín dụng có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ do TCPHT xác định theo quy định nội bộ của TCPHT về cấp tín dụng qua thẻ tín dụng và tối đa là 01 [một] tỷ đồng Việt Nam;
[ii] Trường hợp phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm: hạn mức tín dụng cấp cho chủ thẻ tối đa là 500 [năm trăm] triệu đồng Việt Nam.

Như vậy, với quy định này, việc cấp tín dụng qua thẻ tín dụng phải đảm bảo các yêu cầu nêu trên theo quy định của pháp luật.

Đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ là gì?

Đơn vị chấp nhận thẻ là các tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hoá và dịch vụ bằng thẻ. Các đơn vị chấp nhận thẻ thường là các nhà hàng, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng,… nơi đặt các thiết bị chấp nhận thẻ [như máy POS, EDC].

Chấp nhận thanh toán là gì?

Ngân hàng cũng có thể bảo đảm hối phiếu kỳ hạn để tạo thành giấy chấp nhận thanh toán của ngân hàng. Chấp nhận thanh toán [Acceptance] là một khái niệm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng, đề cập đến việc một người bên nhận một hóa đơn, một khoản nợ hoặc một tài sản với điều kiện trả tiền vào một thời điểm sau đó.

Tài khoản thanh toán khác gì tài khoản ngân hàng?

Tài khoản ngân hàng thông thường chỉ thực hiện chức năng nhận tiền và rút tiền, trong khi đó tài khoản thanh toán còn đảm nhận nhiều chức năng khác nhau như chuyển khoản ngân hàng, thanh toán dựa trên các hóa đơn.

Tài khoản thanh toán của ngân hàng là gì?

Tài khoản thanh toán là loại tài khoản được sử dụng với mục đích nhận lương, nhận tiền, giao dịch mua bán, chi tiêu,... Theo đó, số tiền trong tài khoản này sẽ được dùng để thực hiện các giao dịch như nộp/rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn,... Nếu giữ tiền ở trong tài khoản thanh toán thì khách hàng được ...

Chủ Đề