Đóng bảo hiểm thất nghiệp bao lâu thì được rút

Thời hạn giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp với người lao động [Ảnh minh họa]

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp được giải thích là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

2. Đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cụ thể:

- NLĐ phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Trong trường hợp NLĐ giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì NLĐ và NSDLĐ của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- NLĐ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- NSDLĐ tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

+ Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013.

Như vậy, NLĐ có tham gia bảo hiểm thất nghiệp là đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm 2013.

3. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với NLĐ

Theo Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp:

- Đối với NLĐ thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở.

- Đối với NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do NSDLĐ quyết định thì mức hưởng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động 2019.

4. Thời hạn giải quyết hưởng bảo hiểm thất nghiệp đối với NLĐ

4.1 Thời gian làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013 quy định:

Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, NLĐ nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

Như vậy, thời gian làm thủ tục để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 03 tháng kể từ ngày NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

4.2 Thời gian giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo khoản 2 Điều 46 Luật Việc làm 2013, trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

Theo Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở LĐTB&XH quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của NLĐ trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.

Như vậy, thời gian giải quyết hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp của NLĐ là 20 ngày kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ.

4.3 Bao lâu thì nhận được tiền trợ cấp thất nghiệp?

- Theo khoản 3 Điều 46 Luật Việc làm 2013 quy định:

Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho NLĐ trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:

+ Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+ Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động.

Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.

>>> Xem thêm: Tìm được công việc mới thì được nhận bảo hiểm thất nghiệp nữa không? Có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp lại không?

Lẻ 11 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp có được làm tròn thành 1 năm không? Đóng bảo hiểm thất nghiệp ở nhiều công ty khác nhau thì tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp như thế nào?

Đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện có được nhận bảo hiểm thất nghiệp không? Khi đi làm ở công ty thì phải đóng bao nhiêu % cho bảo hiểm thất nghiệp?

Nhật Anh

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Pháp luật quy định về trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội 1 lần như nào? Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội 1 lần là gì? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm xã hội như sau:

1. Luật sư tư vấn về chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động mong muốn được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội một lần… Tuy nhiên, rất nhiều lao động không biết hoặc không nắm rõ các quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng, thủ tục cần thực hiện của các chế độ này gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của họ. Nếu bạn đang tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này bạn có thể liên hệ tới Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:

+ Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp;

+ Điều kiện, mức hưởng, thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

+ Cách tính bảo hiểm xã hội một lần;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây để có thêm hiểu biết.

2. Cách rút trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, BHXH 1 lần

Câu hỏi

Chào bạn,Hiện tại mình đang có vấn đề liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp như sau, mong được bạn hỗ trợ tư vấn:Vào tháng 4/201x mình đã chốt và nhận sổ BHXH tại công ty cũ và chưa làm thủ tục hưởng Bảo hiểm thất nghiệp [BHTN] vì ngay sau khi nhận sổ mình đã để lưu lạc mất sổ và trong thời gian từ tháng 4/201x đến giờ mình không tham gia đóng BHXH. Hiện tại, mình đã tìm thấy sổ BHXH và muốn làm BHTN có được không?

Thông tin trên sổ BHXH bắt buộc của mình  tổng kết như sau:

- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 201x là 3 năm 4 tháng.

- Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng năm 201x là 3 năm 4 tháng.

- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đến tháng 04/201x là 3 năm 4 tháng.

- Tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng đến tháng 04/201x là 3 năm 4 tháng. Rất mong nhận được sự tư vấn từ Quý Công ty.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Về tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 44  Luật việc làm 2013 về tham gia bảo hiểm thất nghiệp quy định như sau:

"1. Người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại tổ chức bảo hiểm xã hội trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực..."

Như vậy, bạn phải đăng ký thất nghiệp trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động. Trong trường hợp này, bạn đã nghỉ việc từ tháng 4/201x nên bạn sẽ không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa. Tuy nhiên khoảng thời gian 3 năm 4 tháng đóng BHTN của bạn cũng sẽ không mất đi. Nếu bạn tiếp tục tham gia quan hệ lao động để tham gia tiếp tục bảo hiểm xã hội và đáp ứng được các điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định thì thời gian 3 năm 4 tháng trước đó sẽ được cộng nối để tính thời gian bạn hưởng trợ cấp thất nghiệp. 

- Về điều kiện rút trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp

Trường hợp bạn vui lòng tham khảo bài viết chúng tôi tư vấn tương tự sau đây:

>> Tư vấn điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Bạn cũng cần lưu ý, trợ cấp thất nghiệp được hiểu như một bảo hiểm thất nghiệp đảm bảo cho người lao động 1 khoản thu nhập khi họ thất nghiệp. Theo đó, trợ cấp thất nghiệp sẽ được hưởng theo tháng và không được hưởng một lần. 

Bên cạnh đó, do bạn đã nghỉ việc từ năm 201x nên nếu có nguyện vọng thì bạn có thể hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Điều kiện, mức hưởng bạn tham khảo tại bài viết sau: >> Điều kiện, mức hưởng, nơi hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần.

Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

>> Tư vấn thủ tục rút trợ cấp thất nghiệp, gọi: 1900.6169

------

3. Người lao động có quyền chuyển nơi rút bảo hiểm thất nghiệp không?

Câu hỏi:

Cho em hỏi em làm ở Đà Nẵng và cuối tháng này em sẽ nghỉ việc, em muốn nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp ở hà nội được không ạ? Thủ tục cần những gì ạ? Em xin cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trước tiên, để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp, cần phải có đủ điều kiện để được hưởng. Luật Bảo hiểm xã hội quy định như sau:

“Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;

2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;

3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 04/2013/TT- BLĐTBXH.

“Trường hợp người lao động có nhu cầu đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu việc làm không phải là nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì khi đăng ký thất nghiệp phải có xác nhận về việc chưa đăng ký thất nghiệp của Trung tâm Giới thiệu việc làm nơi đã làm việc trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.”

- Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Để hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị chuyển hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

+ Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp;

+ Bản sao hợp đồng lao động [hợp đồng làm việc] đã hết hạn hoặc thoả thuận chấm dứt HĐLĐ [HĐLV] hoặc xác nhận của đơn vị cuối cùng trước khi thất nghiệp;

+ Xuất trình sổ BHXH đã được cơ quan BHXH trực tiếp quản lý xác nhận[bản sao];

+ Bản sao giấy tờ cá nhân  CMTND [hoặc Hộ chiếu, Hộ khẩu.....];

-------

4. Cách tính BHXH một lần và mức lương hưu hàng tháng với nữ khi về hưu

Câu hỏi:

Xin chào luật sư! Mình có 1 vấn đề thắc mắc muốn hỏi luật sư. Tháng 3/201x thì mẹ mình 55 tuổi, đến tuổi nghỉ hưu và đóng BHXH được 14 năm ở Trung tâm bảo trợ X - Bộ lao động thương binh và xã hội. Lúc nghỉ hưu thì lãnh BHXH 1 lần là được bao nhiêu [xin cho công thức tính]? Nếu muốn lãnh lương hưu thì phải đóng thêm 6 năm BHXH nữa, đóng 1 lần 5 năm với 1 lần 1 năm, khoảng cách 2 lần là bao lâu vì theo mình được biết là chỉ đóng tối đa 5 năm cho 1 lần đóng. [mỗi lần đóng là bao nhiêu, tính lương hiện tại là 4 triệu] - lương hưu khi đóng đủ 20 năm là bao nhiêu? [ xin cho công thức tính] lương hiện tại của mẹ là 4 triệu/ tháng. Cám ơn luật sư nhiều! chúc luật sư và gia đình nhiều sức khỏe, thành công trong cuộc sống!

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây: 

>> Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần

>> Đóng BHXH tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu

- Mức hưởng bảo hiểm xã hội

Theo đó công thức tính mức hưởng BHXH một lần sẽ như sau: 

Đối với những năm đóng BHXH trước năm 2014: mức hưởng = [bình quân tiền lương đóng BHXH] x [số năm đóng BHXH] x 1,5 [hệ số] 

Đối với những năm đóng BHXH từ 2014 trở đi: mức hưởng = [bình quân tiền lương đóng BHXH] x [số năm đóng BHXH] x 2 [hệ số]

- Về việc đóng BHXH một lần

Anh chị có thể tham khảo thêm qua Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị. Theo đó mẹ của anh/chị có thể đóng 1 lần cho toàn bộ thời gian còn thiếu [vì thiếu dưới 10 năm] vào thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.

- Về mức hưởng lương hưu hàng tháng

Nếu mẹ anh/chị đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng vào tháng 3/2018, công thức tính lương hưu sẽ như sau: với 15 năm đóng BHXH, mẹ anh/chị được mức 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, sau đó cứ thêm 1 năm thì cộng thêm 2%, mức tối đa là 75%. Chẳng hạn, nếu đến năm 2018 mẹ anh/chị đủ tuổi và đóng BHXH đủ 20 năm, mức hưởng lương hưu sẽ bằng 55% bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Bảo hiểm thất nghiệp và rút bảo hiểm xã hội 1 lần. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác, vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Video liên quan

Chủ Đề