Đóng tài khoản ngân hàng có mở lại được không

Advertisement

Cách khóa, đóng, hủy tài khoản ngân hàng khi cần thiết là việc vô cùng cần thiết khi khách hàng bị mất thẻ hoặc có dấu hiệu bị lộ thông tin, bị ăn cắp thông tin.

Thẻ ngân hàng hay thẻ ATM ngày này đã không còn xa lạ với mỗi người dân từ thành thị đến nông thôn và dần trở thành vật bất ly thân của nhiều người. Từ ATM khách hàng có thể thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, rút tiền…Tuy nhiên trong quá trình sử dụng vì chủ quan hay khách quan khách hàng bị lộ thông tin. Khi này đóng, khóa tài khoản là điều cần thiết. 

Vậy cách khóa, đóng, hủy tài khoản ngân hàng khi cần thiết? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Khi nào nên đóng, hủy tài khoản ngân hàng?

Khi nào nên đóng, hủy tài khoản ngân hàng?

Có rất nhiều nguyên nhân để khách hàng thực hiện đóng, hủy tài khoản ngân hàng đó là

  • Mất thẻ: Việc làm đầu tiên khi bạn bị mất thẻ đó là gọi điện lên hotline ngân hàng hủy thẻ để đảm bảo an toàn.
  • BỊ lộ thông tin khi thực hiện chuyển tiền tại ATM: Trong khi bạn thanh toán hoặc rút tiền tại bất kỳ ATM nào phát hiện thông tin mật khẩu thẻ bị lộ thì hãy đổi lại mật khẩu ngay lập tức.
  • Khi không có nhu cầu sử dụng thẻ ATM ngân hàng thì khách hàng cũng có thể đến PGD/chi nhánh ngân hàng để thực hiện hủy.
  • Thẻ ATM bị hết hạn: Nếu thẻ khách hàng bị hết hạn bạn cũng nên hủy thẻ.
  • Hủy tài khoản khi khách hàng sở hữu quá nhiều tài khoản của một ngân hàng

Điều kiện hủy, khóa tài khoản ngân hàng

Các ngân hàng đều hỗ trợ khách hàng hủy, đóng, khóa tài khoản tuy nhiên khách hàng có thể dễ dàng hủy thẻ trả trước nhưng thẻ tín dụng để hủy thẻ này khách hàng cần đảm bảo các điều kiện sau:

  • Thanh toán toàn bộ nợ thẻ tín dụng trước đó
  • Thanh toán toàn bộ các chi phí phát sinh, duy trì hàng tháng.

Cách khóa, đóng, hủy tài khoản ngân hàng khi cần thiết

Có rất nhiều cách để khách hàng có thể khóa, đóng, hủy tài khoản. Dưới đây là các cách mà khách hàng có thể lựa chọn. Tùy vào điều kiện và mục đích mà khách hàng lựa chọn cách phù hợp nhất.

Tại PGD/chi nhánh ngân hàng

Bạn có thể đến trực tiếp ngân hàng để yêu cầu nhân viên giao dịch thực hiện hủy, đóng thẻ ngân hàng. 

Thủ tục hủy thẻ cũng rất đơn giản nhân viên ngân hàng sẽ giúp khách hàng làm thủ tục hủy thẻ. Khách hàng chỉ cần ký vào giấy theo yêu cầu của nhân viên giao dịch ngân hàng.  Tuy nhiên sẽ mất khá nhiều thời gian chờ đợi nếu PGD ngân hàng đông.

Tại cây ATM

Tại một số ngân hàng ATM có ứng dụng tính năng hủy thẻ, đóng tài khoản. Vì thế trước khi thực hiện hủy thẻ khách hàng nên gọi lên tổng đài ngân hàng để hỏi trước. Hạn chế của cách này đó là sẽ áp dụng trong trường hợp khách hàng còn thẻ ATM.

Gọi hotline tổng đài ngân hàng

Nếu chả may bạn bị mất thẻ hoặc bị lộ thông tin hãy gọi lên tổng đài ngay để thực hiện đóng thẻ. Khi này nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ khách hàng khóa tài khoản nhanh chóng để bảo vệ tài khoản của mình.

Dùng Internet Banking/Mobile Banking

Đây là cách tiện lợi nhất nhanh nhất mà khách hàng có thể thực hiện khi muốn khóa, đóng tài khoản ngân hàng. Khách hàng chỉ cần có SmartPhone có kết nối Internet có đăng ký Internet Banking/Mobile Banking tại ngân hàng lựa chọn chức năng khóa thẻ. 

Bên cạnh đó, khi có nhu cầu, khách hàng có thể mở lại thẻ một cách dễ dàng. Tuy vậy, khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng sẽ phải chịu phí định kỳ theo quy định của từng ngân hàng.

Phí hủy, đóng, khóa tài khoản ngân hàng

Việc hủy khóa tài khoản là điều không mong muốn. Tuy nhiên trong khi sử dụng gặp phải trường hợp khẩn cấp khóa, hủy tài khoản giúp khách hàng bảo toàn được tài sản của mình. Phí mà khách hàng phải thanh toán khi hủy tài khoản đó là:

  • Trong vòng 12 tháng kể từ ngày mở : 20.000 VND / tài khoản.
  • Trên 12 tháng kể từ ngày mở: Miễn phí.

Đóng, hủy tài khoản ngân hàng thẻ ATM dùng được không?

Trong thời gian đóng hủy khóa tài khoản ngân hàng thì đồng nghĩa với việc mọi hoạt động giao dịch bị gián đoạn. Để tiếp tục sử dụng khách hàng làm thủ tục mở lại tài khoàn bằng các cách sau:

  • PGD ngân hàng
  • Liên hệ tổng đài ngân hàng
  • Mở tài khoản ngân hàng qua Internet Banking.

Một số lưu ý khi đóng, khóa, hủy tài khoản

Các vấn đề khách hàng cần lưu ý khi thực hiện đóng, khóa, hủy tài khoản đó là:

  • Cân nhắc khi hủy thẻ tín dụng bởi thủ tục rườm rà mất thời gian
  • Nếu hủy thẻ tín dụng chính thì đồng nghĩa với việc thẻ phụ cũng bị đóng, khóa thẻ.
  • Trường hợp hủy thẻ vì hết hạn thì có thể đợi cho đến kỳ hạn theo quy định.
  • Nên sử dụng hết điểm thưởng đã tích lũy trước khi khóa thẻ.
  • Khi hủy thẻ nên đưa thẻ trả lại ngân hàng để ngân hàng thực hiện hủy thẻ
  • Khi hủy, khóa, đóng cần có lý do thuyết phục

Như vậy đóng, khóa, hủy tài khoản không quá là phức tạp. Do đó để đảm bảo an toàn giúp khách hàng bảo vệ tài sản của mình trong một số trường hợp khẩn cấp như mất thẻ hay để lộ thông tin.

Advertisement

Nhiều người làm thẻ ATM và sau một thời gian thì không có nhu cầu sử dụng đến. Vậy những thẻ ATM lâu ngày không dùng thì có cần phải hủy không? Cách hủy thế nào?

  • Các trường hợp cần hủy, đóng, khóa tài khoản ngân hàng
  • Các cách hủy, đóng tài khoản ngân hàng
  • Sau khi hủy tài khoản ngân hàng, thẻ ATM dùng được không?
  • Hủy tài khoản ngân hàng cần có điều kiện gì?

Câu hỏi: Tôi muốn hủy thẻ ATM từ vì đã lâu không sử dụng đến, tôi có cần đến ngân hàng để hủy thẻ không? Nếu sau này đi làm ở công ty khác mà cần dùng đến thẻ của Ngân hàng đó mà không nhớ số tài khoản thì có sao không? Thẻ của tôi là thẻ từ, không phải là thẻ chip.

Chào bạn, trường hợp của bạn không hiếm. Có người còn mở nhiều thẻ ATM qua các chương trình mở thẻ miễn phí của các Ngân hàng nhưng lại không dùng đến. Vậy nếu thẻ không sử dụng thì xử lý thế nào? Mời bạn theo dõi các thông tin chúng tôi đưa sau đây.

Các trường hợp cần hủy, đóng, khóa tài khoản ngân hàng

Thực tế có các trường hợp chủ thẻ nên khóa, đóng hoặc hủy tài khoản ngân hàng như sau:

1. Làm rơi hoặc mất thẻ

Cần đóng tài khoản để đảm bảo số tiền trong tài khoản, tránh bị kẻ xấu chiếm đoạt tài sản

2. Nghi ngờ lộ thông tin tài khoản

Khi thực hiện rút tiền ở các cây ATM hoặc thanh toán ở các điểm giao dịch nếu nghi ngờ thông tin tài khoản bị lộ nên khóa tài khoản của mình.

3. Khi chủ thẻ không còn nhu cầu sử dụng dịch vụ ở ngân hàng đó

Nên đóng hoặc hủy tài khoản ngân hàng nhằm tránh việc bị tính các loại phí dịch vụ và các rắc rối liên quan.

4. Thẻ ATM bị hết hạn

Chủ thẻ nên làm thủ tục huỷ thẻ, tài khoản ngân hàng. Nếu có nhu cầu sử dụng tiếp có thể đăng ký làm lại thẻ mới.


Khách hàng có thể hủy thẻ ngân hàng vì nhiều lý do. [Ảnh minh họa]

Các cách hủy, đóng tài khoản ngân hàng

Khi bạn muốn đóng tài khoản ngân hàng, bạn có thể tham khảo và thực hiện một trong các cách như sau:

- Đến trực tiếp quầy giao dịch ngân hàng

Bạn có thể đến chi nhánh, phòng giao dịch ngân hàng gần nhất để thực hiện việc hủy, đóng thẻ thông qua hương dẫn của các giao dịch viên.

- Sử dụng cây ATM

Khách hàng có thể thực hiện thủ tục huỷ, khóa hay đóng tài khoản vào các thời điểm tại các cây ATM đã được tích hợp sẵn tính năng khoá thẻ, đóng tài khoản. Và chỉ áp dụng khi thẻ từ ATM của bạn không bị mất.

- Sử dụng Internet/Mobile banking

Đây là cách nhanh chóng, tiện lợi nhất. Chủ thẻ có thể chủ động thao tác ngay trên điện thoại của mình có cài đặt sẵn ứng dụng của ngân hàng đó, chỉ cần sử dụng điện thoại hoặc máy tính có kết nối Internet, và đăng nhập vào tài khoản rồi tìm kiếm tính năng khoá thẻ.

- Liên hệ tổng đài của ngân hàng

Hiện nay, các ngân hàng đều có số điện thoại hotline hỗ trợ khách hàng hoạt động 24/24 để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh khi giao dịch. Chủ thẻ có thể gọi điện đến hotline để được tổng đài viên hỗ trợ.

Việc hủy tài khoản có mất phí hay không tùy thuộc vào ngân hàng và thời gian mở thẻ. Có ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ hủy tài khoản miễn phí, nhưng cũng có ngân hàng sẽ thu phí, thông thường mức phí không đáng kể, dao động trong khoảng vài chục nghìn đồng.

Sau khi hủy tài khoản ngân hàng, thẻ ATM dùng được không?

Khi bạn hủy tài khoản ngân hàng có nghĩa là tài khoản đó dừng hoạt động và xem như không còn tồn tại.

Mỗi thẻ ATM tương ứng với một số tài khoản nhất định nên sau khi hủy tài khoản ngân hàng, thẻ ATM xem như không còn tác dụng và cũng không thể sử dụng được.

Chủ thẻ không thể thực hiện các thao tác rút tiền, chuyển tiền hay nạp tiền vào tài khoản đã hủy.

Theo như câu hỏi của bạn, nếu đi làm công ty khác và lại cần sử dụng thẻ của Ngân hàng này, bạn chỉ cần đem theo Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân đến chi nhánh ngân hàng để được hướng dẫn mở thẻ mới.

Chính vì vậy, khi quyết định hủy thẻ tài khoản ngân hàng cần có lý do chính đáng, không nên thực hiện tùy tiện sẽ ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thẻ.

Hủy tài khoản ngân hàng cần có điều kiện gì?

Câu hỏi: Tôi muốn hủy thẻ tín dụng của mình thì phải đáp ứng những điều kiện gì?

Chào bạn, hiện nay để hủy tài khoản ngân hàng trả trước, thẻ ATM nội địa, các ngân hàng không có yêu cầu gì đối với khách hàng.

Khi có nhu cầu hủy thẻ, khách hàng được hỗ trợ thực hiện đơn giản, nhanh chóng.

Tuy nhiên, với thẻ tín dụng, thẻ trả sau, chủ thẻ phải đáp ứng các điều kiện trước khi hủy thẻ. Vì đặc tính của loại thẻ này là được phép thực hiện các giao dịch trước rồi tiến hành thanh toán sau vào thời điểm cố định hàng tháng [thường thời hạn thanh toán là vào cuối tháng].

Để hủy thẻ tín dụng, bạn phải thanh toán các chi phí như:

- Nợ thẻ tín dụng đã chi tiêu trước đó cả gốc lẫn lãi

- Các chi phí dịch vụ, chi phí phát sinh hàng tháng, hàng năm…

Vừa rồi là những thông tin về vấn đề hủy thẻ ngân hàng. Nếu có thêm vướng mắc, bạn đọc thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 

 19006199 để được các chuyên gia pháp lý hỗ trợ.

>> Nếu không may để mất thẻ ATM gắn chip, chủ thẻ phải làm gì?

Ngọc Thúy

Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?

Video liên quan

Chủ Đề