Dự kiến bảng lương sĩ quan quân đội năm 2023

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Quốc phòng nghiên cứu việc chuyển hình thức trả lương; hướng tới xây dựng vị trí việc làm trong Quân đội.

Sáng 25/11, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công đã khảo sát tại Bộ Quốc phòng.

Bộ Quốc phòng cho biết các lần điều chỉnh lương cơ sở từ năm 2004 tới nay phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước, bảo đảm đời sống của cán bộ, chiến sỹ. Mức lương cấp bậc quân hàm sỹ quan và mức lương chuyên môn kỹ thuật quân nhân chuyên nghiệp được xây dựng cao hơn so với cán bộ, công chức cùng trình độ thuộc khu vực hành chính nhà nước.

Hệ thống thang, bảng lương trong Quân đội cơ bản phù hợp với yêu cầu về tổ chức, biên chế và hoạt động đặc thù của Quân đội, phản ánh được trình độ, tính chất, đặc điểm, nhiệm vụ của ngành “lao động đặc biệt”.

Các chế độ phụ cấp hiện hành cho Quân đội đã  đạt được mục tiêu bù đắp hao phí lao động, động viên, khuyến khích, góp phần tăng thu nhập về tiền lương. Quân đội đang áp dụng 12 loại phụ cấp, chiếm khoảng 35,05% tổng quỹ tiền lương.

Bộ Quốc phòng cũng cho biết các khoản thu nhập ngoài lương chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong Quân đội, tập trung ở các cơ quan nghiên cứu, học viện, nhà trường.

Tuy nhiên, cơ quan này cho rằng chế độ tiền lương vẫn còn những hạn chế như tiền lương trong Quân đội tính theo quân hàm nên có chuyện sĩ quan cùng cấp bậc quân hàm nhưng đảm nhận chức vụ khác nhau thì tiền lương lại khác nhau, chưa thể hiện được trách nhiệm của sĩ quan lãnh đạo. “Có chuyện cùng quân hàm Đại tá nhưng lương Cục trưởng còn thấp hơn Phó Cục trưởng, Trưởng phòng vì các chức vụ thấp hơn có thâm niên cao hơn”, lãnh đạo Cục Tài chính, Bộ Quốc phòng cho biết.

Đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thì tiền lương chưa phản ánh hết được tính chất đặc thù của hoạt động quân sự, hay khoảng cách giữa các bậc lương còn thấp. Mức phụ cấp với hạ sĩ quan, binh sĩ thấp, khó bảo đảm sinh hoạt. Ngoài ra, có loại phụ cấp mà khu vực hành chính đã được hưởng nhưng chưa áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng.

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng cho biết để cùng Nhà nước chăm lo cho đời sống cán bộ, chiến sỹ, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, cắt giảm các khoản chi thường xuyên để tăng cường nguồn lực cho điều chỉnh lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng quản lý, tăng cường tự chủ biên chế, tài chính với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Trưởng Ban chỉ đạo Vương Đình Huệ bày tỏ  đánh giá cao Bộ Quốc phòng đã quán triệt và thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đối với chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và người có công.

Nhấn mạnh ý nghĩa của chính sách tiền lương đối với Quân đội- ngành lao động đặc biệt, tự nguyện hy sinh vì Tổ quốc, lao động trong điều kiện khó khăn, toàn thời gian, Trưởng Ban chỉ đạo đề nghị Bộ Quốc phòng và các Bộ đánh giá rõ tương quan giữa Quỹ lương dành cho Quân đội với Quỹ lương của các lĩnh vực khác để có căn cứ thực tiễn cải cách chính sách lương đối với Quân đội.

Bộ Quốc phòng nghiên cứu việc chuyển hình thức trả lương theo cấp bậc quân hàm và phụ cấp chức vụ sang trả lương theo vị trí, chức vụ và phụ cấp quân hàm, phù hợp với chủ trương của Đảng; hướng tới xây dựng vị trí việc làm trong Quân đội; rà soát lại các hệ thống phụ cấp để tích hợp các loại phụ cấp phù hợp vào lương hay bổ sung phụ cấp...

Trưởng Ban chỉ đạo Vương Đình Huệ cũng nêu rõ Đề án cải cách tiền lương mà Ban chỉ đạo tập trung xây dựng trình Trung ương Đảng sẽ giải quyết các bất cập hiện nay đối với chính sách tiền lương là cào bằng, bất hợp lý giữ khu vực công- tư, không là động lực của lao động, sáng tạo, không kiểm soát được thu nhập ngoài lương, gắn liền với việc tinh gọn biên chế, nâng cao chất lượng đơn vị sự nghiệp công. Đề án cũng sẽ đề cao trách nhiệm trả lương của người đứng đầu, người sử dụng lao động gắn với năng lực, khả năng của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị.

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ tư, Quốc hội dành cả ngày hôm nay, 27-10 để thảo luận về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2022, dự toán ngân sách nhà nước, kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2023 (trong đó có Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm 2023-2025, tình hình thực hiện kế hoạch tài chính năm 2022, dự kiến kế hoạch tài chính năm 2023 của các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách do Trung ương quản lý).

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.

Một trong những nội dung được Quốc hội thảo luận tại phiên họp là việc Chính phủ trình phương án tăng lương cơ sở từ mức 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng cho cán bộ, công chức, viên chức.

Đồng thời, tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối tượng do Ngân sách Nhà nước chi trả và hỗ trợ thêm đối với đối tượng nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp; trợ cấp ưu đãi người có công và một số chế độ an sinh xã hội; điều chỉnh phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở.

Đây là mức tăng lương cao nhất từ trước đến nay nhằm bảo đảm giữ chân nguồn nhân lực trong khu vực công, nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số đại biểu Quốc hội, cử tri và nhân dân.

Phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận sáng 27-10, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ đồng tình với đề xuất này của Chính phủ, đề nghị Chính phủ xem xét việc tăng lương cơ sở càng sớm càng tốt.

Đại biểu Phạm Hùng Thắng (Đoàn Hà Nam) đề nghị Chính phủ thực hiện việc nâng lương cơ sở cho đội ngũ cán bộ, công chức, song cũng cần xem xét và cân đối để sớm thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 của Trung ương để góp phần giúp bộ máy nhà nước hoạt động có động lực và giảm bớt các hệ lụy rời bỏ khu vực công vì lý do tiền lương.

Cùng với việc nâng lương cơ sở, theo đại biểu Phạm Hùng Thắng, cũng cần sớm điều chỉnh mức trợ giúp xã hội (hiện nay đang là 360 nghìn đồng/tháng) bởi đây là mức tiền rất thấp đối với các đối tượng được trợ giúp.

Cùng mối quan tâm, đại biểu Thái Thu Xương (Đoàn Hậu Giang) đề xuất tăng lương cơ sở từ ngày 1-1-2023.

Đại biểu Thái Thu Xương cho biết, thời gian gần đây, nhất là khi lương tối thiểu vùng được Chính phủ trình phương án tăng thì giá cả các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh, sách giáo khoa, xăng dầu, viện phí, học phí… tăng liên tục.

Trong khi đó, tiền lương thực tế của cán bộ, công chức, viên chức từ năm 2019 đến nay chưa tăng. Lương tối thiểu vùng của người lao động cũng tăng không cao, chỉ 6% - thấp hơn nhiều so với số chỉ số trượt giá và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP.

“Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đặc biệt nhất là ảnh hưởng trực tiếp đến đối tượng yếu thế, người làm công ăn lương, gây tâm lý đối với nhóm đối tượng này”, đại biểu nói.

Theo nữ đại biểu, cử tri và cán bộ, công chức, viên chức rất vui mừng khi Chính phủ quyết định trình Quốc hội việc tăng lương cơ sở. Tuy nhiên, đại biểu đề xuất Quốc hội và Chính phủ cần nghiên cứu về thời gian tăng lương càng sớm càng tốt.

“Theo ý kiến của đại đa số cán bộ, công chức, viên chức đề xuất Chính phủ tăng lương từ ngày 1-1-2023 vì theo phương án trình của Chính phủ là tăng lương từ ngày 1-7-2023, nếu tính khoảng cách giữa hai lần tăng lương là 4 năm”, đại biểu nói.

Bên cạnh đó, theo đại biểu, Chính phủ cần kiềm chế lạm phát, kiềm giá, tránh tình trạng lương chưa tăng thì giá đã tăng; lương tăng một đồng, giá tăng hai đồng. Nếu như vậy thì đời sống người dân nói chung và đối tượng yếu thế càng khó khăn hơn.

Cùng với đó, đại biểu tỉnh Hậu Giang kiến nghị nghiên cứu, xem xét sửa đổi Nghị định 56 ngày 4-7-2011 của Chính phủ về quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập; trong đó nâng mức lương, phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với viên chức làm chuyên môn y tế dự phòng và y tế cơ sở từ mức 40-70% tăng lên mức 100%.

Đồng thời, xem xét nâng lương khởi điểm đối với đối tượng là bác sĩ mới ra trường nhằm thu hút nguồn nhân lực ngành y tế công tác trong lĩnh vực y tế dự phòng và y tế cơ sở.

THẢO NGUYỄN – CHIẾN THẮNG