Dung lượng tin trên báo giấy là bao nhiêu năm 2024

“Lượng phát hành báo giấy giống như mặt trời, tăng lên ở phương Đông và giảm đi ở phương Tây,” Christoph Riess, Giám đốc điều hành WAN-IFRA nói trong hội nghị thường niên Diễn đàn báo chí thế giới diễn ra hôm 13/10 tại Vienna, Áo. Các điểm chính trong báo cáo điều tra của WAN-IFRA bao gồm: - Báo in tiếp tục tăng được lượng phát hành ở châu Á, nhưng giảm ở những thị trường lâu đời như phương Tây. - Lượng các tựa báo có quy mô toàn cầu vẫn ổn định. - Giảm số lượng nhiều nhất là các nhật báo phát hành miễn phí. - Với các nhà quảng cáo, báo giấy hiệu quả và tiết kiệm hơn so với các loại truyền thông khác. - Báo giấy có độ phủ rộng hơn so với internet. Trong một ngày điển hình, báo giấy có lượng độc giả nhiều hơn 20% so với internet trên toàn cầu. - Doanh thu từ quảng cáo trên mạng không đủ bù đắp cho doanh thu quảng cáo mất đi trên báo giấy. - Mạng xã hội thay đổi khái niệm về truyền thông hiện đại, nhưng những mô hình các công ty truyền thông dựa vào mạng xã hội vẫn chưa tìm thấy lối ra trong việc tăng doanh thu. - Tin tức ngày nay là đăng tải ngay lập tức. Bài thuyết trình của Riess tập trung vào sáu lĩnh vực chính: chuyển đổi trong việc sử dụng các phương tiện truyền thông từ phía người đọc, các thay đổi về mặt kinh tế, lượng phát hành báo giấy và các tựa báo, chi phí quảng cáo, doanh số của báo giấy, và internet so sánh với điện thoại di động. Báo cáo của WAN-IFRA được thực hiện thường niên từ năm 1988, bao gồm thông tin từ hơn 200 nước. Báo cáo năm 2011 tập trung vào 69 nước chiếm 90% doanh số phát hành và quảng cáo báo chí trên toàn cầu. “Chúng tôi tập trung vào giá trị thay vì số lượng, vào những chỉ số chính ở những thị trường chính,” Riess nói. Người đọc tiếp cận truyền thông theo nhiều cách khác nhau, tùy từng khu vực. Chẳng hạn ở Mỹ truyền hình chiếm ưu thế tuyệt đối. Ở Áo, internet chiếm tới một phần ba thời gian người đọc dành cho truyền thông, còn ở Nga lại là phần không đáng kể. Thời gian dành cho báo in không nhiều, nhất là ở các nước phát triển. Tổng cộng người đọc chỉ giành 8% cho báo giấy. Tuy nhiên, báo giấy lại thu hút được 20% tổng doanh thu quảng cáo chi cho truyền thông trên toàn cầu. Những dữ kiện đáng chú ý khác là sự gia tăng của internet và sụt giảm của các đài phát thanh. Người sử dụng truyền thông đã giảm thời gian nghe đài 23% so với năm 2006. Lượng phát hành báo in hàng ngày đã giảm từ 528 triệu bản vào năm 2009 xuống còn 519 triệu bản trong năm 2010, khoảng 2%, thay vào đó độc giả đổ sang các phương tiện kỹ thuật số. Tuy nhiên, xét về độ bao phủ, báo giấy đến được với 2,3 tỉ lượt người đọc mỗi ngày, nhiều hơn 20% so với 1,9 tỉ lượt của internet, xét trên toàn cầu. Lượng phát hành cũng thay đổi tùy theo khu vực. Ở châu Á-Thái Bình Dương, phát hành báo in tăng 7% trong năm 2010 so với 2009 và 16% so với năm năm trước. Báo in ở Mỹ Latin cũng tăng được lượng phát hành, 2% so với 2009 và 4,5% so với năm năm trước. Nhưng lượng phát hành giảm ở châu Âu, lần lượt với tỉ lệ 2,5% và 11,8% ở Tây Âu và 12% và 10% ở Đông và Trung Âu. Báo giấy giảm thê thảm nhất ở Bắc Mỹ, nơi lượng bán ra giảm tới 11% trong năm ngoái và 17% trong năm năm qua. Trong đó, báo miễn phí sụt giảm nhiều nhất trong năm 2010, với lượng phát hành tổng giảm còn 24 triệu bản so với mức 34 triệu bản vào năm 2008. “Cơn bột phát báo miễn phí đã qua,” Riess bình luận. “Ở nhiều thành phố, quá nhiều tựa báo mới ra đời. Đã diễn ra cả những cuộc chiến tranh báo chí. Giờ thì thị trường đã trưởng thành hơn và khi các tựa báo giảm xuống, những cơ hội mới mở ra.” Với từng quốc gia, đọc báo in nhiều nhất là Iceland, nơi 96% dân số đọc một tờ nhật báo, tiếp theo là Nhật (92%), Na Uy, Thụy Điển và Thụy Sĩ (82%) và Phần Lan, Hong Kong (80%). Nhật Bản đứng đầu thế giới nói về lượng phát hành, trung bình một tờ báo có lượng phát hành 461.000 bảng, con số mơ ước với hầu hết các tờ báo in trên thế giới. Áo, nước đứng thứ hai, bị bỏ lại rất xa với trung bình chỉ là 162.000 bản. Về doanh số quảng cáo, truyền hình tiếp tục là phương tiện thống trị với 180 tỉ USD đã được chi ra cho phương tiện quảng cáo này năm 2010. Báo in đứng thứ hai với 97 tỉ USD, tiếp theo là internet (62 tỉ USD), tạp chí (43 tỉ USD) và đài phát thanh (32 tỉ USD). Tuy nhiên, báo giấy bị bỏ lại khá xa so với truyền hình và internet xét trên tỉ lệ tăng trưởng. Doanh thu quảng cáo internet tăng 22% trong năm 2010 so với 2009 ở châu Á, so với 11% của truyền hình và chỉ 3% của báo in. Tại châu Âu, tỉ lệ này lần lượt là 14%, 9% và -1%. Ở Nam Mỹ là 31%, 19% và 6%, còn Bắc Mỹ là 13%, 8% và -9%./.

Thực ra, với những người làm báo giấy, nỗi lo đã đến từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước. Sự lo lắng mơ hồ cứ ngày một lớn lên khi báo điện tử xuất hiện cùng dòng thác công nghệ ào ạt. Người đọc báo giấy ít dần, ít dần và lác đác có những tờ báo dừng xuất bản.

Vào năm 2016, trong câu chuyện về nghề làm báo, một người bạn làm báo tại Anh nói rằng, ngay tại London, muốn biết báo in đang có chỗ đứng ở đâu trên thị trường xuất bản thì chỉ cần vào bất kỳ một hàng báo nào. Cửa hàng báo quen thuộc ngay giữa trung tâm tài chính Canary Wharf (London), các tờ tin tức hàng ngày cũng khiêm tốn nằm ở ngăn dưới cùng, nơi ít được chú ý nhất. Đáng tiếc đó lại là những tờ báo danh tiếng nhất nước Anh như: The Financial Times, The Telegraph, The Guardian và The Independent.

Nhà báo người Anh với hơn hai mươi năm trong nghề chùng giọng khi nói, đó là những tờ báo trong những ngày cuối cùng còn lên kệ. Rồi anh nói thêm: Báo online đã lên ngôi. Cũng vào thời điểm năm 2016, ông trùm truyền thông Rupert Murdoch dự đoán, trong 10 năm tới sẽ không còn ngành công nghiệp báo in.

Vậy mà chỉ vài năm trước thôi, người ta biết rằng báo giấy có chỗ đứng vững chắc. Tại những ga tàu điện ngầm, nơi cứ 1 mét lại thấy một người đọc báo, trong khi hàng triệu người London đi tàu điện mỗi ngày.

Thực tế thì trên thế giới, nỗi quan ngại về sự “hết thời” của báo in đã được đặt ra khá lâu, khi sự khủng hoảng số lượng phát hành lan tới cả thành trì của một số “đại gia” truyền thông ở Mỹ như: New York Times, Washington Post, Los Angeles Times, New York World Journal Tribune... Những tín đồ trung thành với báo giấy hụt hẫng, ngao ngán khi nhìn vào tương lai. Một loạt tờ báo nổi tiếng trên thế giới đã tuyên bố chuyển sang số, tức là dừng bản giấy để chuyển sang điện tử. Trước sự phát triển như vũ bão của truyền thông xã hội, sự tích hợp đa phương tiện cung cấp thông tin miễn phí ngay lập tức đã và đang khiến công chúng toàn cầu mê mẩn. Những cái tên Google, Facebook, YouTube... thách thức các đế chế truyền thông lừng lẫy.

Trở lại với báo chí nước Anh. Cách đây chưa lâu, ngày 12/3/2022, truyền thông Anh đưa tin việc nhật báo hơn 30 năm tuổi của nước Anh: tờ The Independent (Độc lập) bị khai tử, chỉ còn phiên bản điện tử. Vị chủ báo này cho biết, số báo giấy cuối cùng của The Independent ra ngày 26/3/2016. Trong lịch sử, The Independent đã tạo ra bước đột phá trong làng báo chí Anh và thế giới khi ra mắt vào những năm 1980. Tại thời điểm hoàng kim của mình, tờ báo phát hành 428.000 bản in/ ngày. 25 năm sau đó, con số này giảm xuống còn 28.000 bản/ngày, với các số ra ngày thường. Cho đến đầu năm nay, nó chỉ còn thấy ở Ấn Độ và một số nước châu Á như một thứ “của hiếm”.

Sự suy giảm lượng độc giả cho thấy báo giấy đã và đang trải qua những ngày tháng gian nan. Người ta cho rằng đã đến lúc báo giấy phải nhường lại cho thời đại thông tin kỹ thuật số. Tuy nhiên, báo điện tử cũng không phải đã dễ dàng gì sau khi “quật ngã” báo giấy. Viện Nghiên cứu báo chí Reuters (RISJ), trực thuộc Đại học Oxford (Anh) cho rằng, nhiều hãng tin cũng đang phải chật vật để tìm kiếm lợi nhuận từ các nội dung trực tuyến, khi mà ngày càng nhiều người dùng các thiết bị di động thông minh muốn khám phá tin tức thông qua các công cụ tìm kiếm hoặc qua mạng xã hội, thay vì trực tiếp vào các trang tin điện tử của các hãng tin này.

Còn ở Việt Nam thì sao?

Dung lượng tin trên báo giấy là bao nhiêu năm 2024
Ảnh: Thư Hoàng.

Nếu báo giấy vẫn rối bời trong việc không xác định tính cạnh tranh và quá chậm trong độ tương tác với người đọc thì sẽ càng tụt hậu. “Sinh lộ” vẫn còn đó nếu ta mạnh dạn bước lên. Mà thực ra, về bản chất, làm báo là một nghề đầy thách thức, không chỉ thách thức về độ nhanh nhạy thông tin mà còn về cốt lõi giá trị của thông tin, là sự trung thực, là tính văn hóa.

Không thoát khỏi xu thế chung của thế giới, báo giấy ở Việt Nam cũng đang đứng trước rất nhiều thách thức trước sự tác động của báo điện tử, của mạng xã hội. Kể cả những tờ báo lớn với lượng in vài chục vạn bản mỗi ngày thì nay cũng thu hẹp. Trong thực tế, những tờ báo không có sự hỗ trợ đang cực kỳ khó khăn, tình trạng nợ nhà in, nợ lương, nợ nhuận bút diễn ra ở không ít cơ quan báo chí.

Nguồn kinh phí cần thiết cho báo giấy đã không còn từ lượng bản in mà là quảng cáo. Trong khi đó, quảng cáo trên báo giấy đã thu hẹp, kể cả về đơn vị đặt hàng lẫn giá trị thực của mỗi quảng cáo.

Đến nay, nhiều người có xu hướng đọc tin trên mạng xã hội thay vì tìm đến những trang báo chính thống. Nhiều phóng viên báo chí cũng đang bị lệ thuộc vào mạng xã hội, lấy đề tài, cóp thông tin từ những tài khoản mạng xã hội nhưng thiếu sự kiểm định. Cũng từ đây, việc vi phạm đạo đức nghề báo, xa rời chuẩn mực truyền thống xuất hiện.

Nhiều người nói rằng, báo giấy cần phải tìm đường đi riêng cho mình để tồn tại, không thể “đánh đu” với báo điện tử và nhất là mạng xã hội. Nhưng, “đường đi riêng” đó là gì thì không dễ gì xác định và cũng không dễ thực hiện.

Hơn 10 năm trước, làng báo xuất hiện một hiện tượng “lạ”, đó là những tờ báo bị gán cho cái tên “lá cải” khi đăng tràn lan những câu chuyện đời kì quái của những nhân vật “ngoài luồng”. Đó là những tay anh chị giang hồ dọc từ Bắc tới Nam. Cùng đó, đời tư “nóng bỏng” của những người nổi tiếng, nhất là giới biểu diễn được phô bày, có khi tới mức trần trụi. Lập tức những tờ báo loại này giành được nhiều bạn đọc, lượng in mỗi kỳ vài ba chục vạn bản là thường. Nhưng rồi như trận mưa rào mùa hạ, nó đến đấy rồi đi đấy. Bạn đọc cũng sớm quay lưng lại với những câu chuyện không đâu vào đâu được đăng tải tràn lan mà không biết giả thực thế nào. Thế rồi, cũng không cần đợi đến cơ quan quản lý báo chí ra tay, những tờ báo ấy cũng tự biến mất vì “cạn nguồn” bạn đọc.

Phải chăng đó là phút “lóe lên”, sự tìm kiếm lối thoát của báo giấy trước khi trôi vào dòng chảy cuối nguồn?

Hơn 2 năm qua, đại dịch Covid-19 khiến bạn đọc báo giấy càng ít đi. Trong tình thế đó, làm báo giấy là vô vàn khó khăn. Vậy phải làm gì?

Tìm một con đường, tìm một lối đi

Báo chí là thông tin. Bản chất của báo chí và cốt lõi thông tin của báo chí phải là thời sự và sự trung thực. Nếu như báo điện tử và mạng xã hội lợi thế ở thông tin nhanh, cập nhật từng giờ từng phút, thì hình như báo giấy phải chậm lại. Không thể nào có thể đuổi theo kịp báo điện tử, mạng xã hội về thông tin, đó là điều chắc chắn.

Một số ít tờ báo giấy hiện vẫn “sống khỏe” được cho là đã đầu tư theo chiều sâu để tạo ra những bài viết mang tính chuyên sâu, chuyên luận, khái quát, định hướng thông tin và có tính nghiên cứu, hàm lượng thông tin cũng như hàm lượng kiến thức được cô đặc. Bạn đọc vẫn có thể tìm được ở báo giấy những thông tin cần thiết, nhất là sự tin cậy. Nếu chỉ là đọc để lấy thông tin thì người ta vào mạng. Nhưng nếu để nghiền ngẫm, trải nghiệm, so sánh thông tin thì vẫn sẽ có người tìm đến báo giấy.

Điều gì làm cho tờ báo giấy vẫn tồn tại và có cơ hội phát triển? Nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có văn hóa đọc. Các chuyên gia báo chí cho rằng, báo giấy có giá trị pháp lý và minh chứng cao hơn các loại hình khác. Người ta cũng thấy rằng, giá trị của những bài bình luận nâng tầm của tờ báo lên rất nhiều, nhất là các bài bình luận đó được các học giả, các chuyên gia uy tín của từng lĩnh vực viết. Nếu như vậy thì báo giấy phải tìm được cho mình đối tượng bạn đọc đó, có thể không nhiều nhưng cần thiết. “Hãy để bạn đọc rộng cho mạng xã hội, chúng ta hãy tìm đến bạn đọc muốn có được thông tin theo chiều sâu” - điều đó cũng được coi là “lời hiệu triệu” của những người tin rằng báo giấy vẫn còn cơ hội nếu chọn đường đi đúng. Người ta còn gọi đó là “sinh lộ của báo giấy”, khi xác định rõ ràng và đủ quyết tâm để đi trên con đường riêng, trong khi không tách mình ra khỏi cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Nếu báo giấy vẫn rối bời trong việc không xác định tính cạnh tranh và quá chậm trong độ tương tác với người đọc thì sẽ càng tụt hậu. “Sinh lộ” vẫn còn đó nếu ta mạnh dạn bước lên. Mà thực ra, về bản chất, làm báo là một nghề đầy thách thức, không chỉ thách thức về độ nhanh nhạy thông tin mà còn về cốt lõi giá trị của thông tin, là sự trung thực, là tính văn hóa. Có người đặt vấn đề để tự nhủ mình rằng: Cảnh sát tìm gì? Trả lời: Tìm bằng chứng để buộc tội. Luật sư tìm gì? Trả lời: Tìm bằng chứng để gỡ tội. Vậy, nhà báo tìm gì? Trả lời: Tìm sự thật.

Xem ra, công việc thật nhọc nhằn.

Trở lại với “sinh lộ” của báo giấy, phải chăng đó là việc “bán góc nhìn và quan điểm thay vì bán tin tức”? Điều đó không phải không có lý khi nếu nhảy vào cuộc đua tin tức sốt dẻo thì báo giấy thua mạng xã hội ngay từ vạch xuất phát. Không thể đem sở đoản của mình ra đấu với sở trường của người khác. Chấp nhận chậm thì phải sâu mới tạo ra khác biệt và vượt trội. Làm báo giấy thời nay nếu có đội ngũ thiện chiến là tốt, nhưng rất cần phải có chuyên gia là vậy.

Trong suốt gần một thế kỷ qua, báo chí cách mạng Việt Nam, trong đó có báo giấy luôn làm tròn sứ mệnh của mình, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nói lên tiếng nói, nói lên khát vọng của nhân dân, kết thành một khối để xây dựng một nước Việt Nam mạnh giàu.

Trên tinh thần ấy, lúc này dù gặp khó khăn, nhưng báo giấy của chúng ta không biến mất mà vẫn sẽ phát triển, khi tìm ra đường đi thích hợp để hòa mình vào dòng thác của thông tin trên nền tảng công nghệ, với mục tiêu cao cả: Phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân.