Em hãy kể tên một số truyền truyền thuyết tiêu biểu ở Thái Bình di tích lịch sử đền đồng bằng ở đâu

Thần núi Tản cũng như hàng loạt nhiên thần được ra đời từ thời nguyên thuỷ của tổ tiên ta lúc họ đã bắt đầu biết nhận thức về thế giới khách quan và với khả năng tư duy trừu tượng của buổi đầu, con người chưa thật sự phân biệt được giữa mình với giới tự nhiên mà mình đang cùng sống, đang phải phụ thuộc. Khi ấy con người đã đồng nhất giữa mình với các vật thể của thiên nhiên. Người ta đã nhân cách hoá các lực lượng tự nhiên làm nảy sinh các vị thần đầu tiên đó là thần siêu nhiên, thần vũ trụ. Vật linh luận [mọi vật đều có hồn hoặc ma] ra đời làm cơ sở cho bái vật giáo tạo ra các thần và các tục thờ thần.

            Thần tự nhiên thờ ở nhiều làng chỉ thấy có nghi thức thờ cúng chưa có tích về thần có lẽ do con người nguyên thuỷ chưa có nhiều khả năng tư duy, hư cấu các chuyện về thần để chúng trở thành các pho thần thoại có sức sống mãnh liệt hơn. Thần núi Tản vào thời kỳ xã hội nguyên thuỷ chắc chắn buổi đầu cũng chỉ được tôn vinh với tư cách là vị nhiên thần nhưng nhờ là thần núi cao nên uy linh hơn các thần tự nhiên khác. Đến khi xã hội thị tộc nguyên thuỷ tan rã, ra đời các liên minh bộ lạc hay liên minh bộ tộc với cơ sở của nền văn hoá lúa nước và văn minh sông Hồng phát triển rực rỡ đồng thời với nghề kim thuộc đúc đồng đã ở trình độ tinh sảo. Ý thức về đoàn kết cộng đồng về quốc gia dân tộc đã phát triển cao thì truyện về các thần tự nhiên, đặc biệt là thần Tản Viên mới được nâng lên thành một thần thoại điển hình do được nhân hoá và lịch sử hoá mà thần thoại trở thành truyền thuyết biểu tượng anh hùng cho toàn quốc gia dân tộc. Từ một thần núi thần Tản Viên trở thành bộ tướng hùng mạnh của Vua Hùng. Thần lấy công chúa Ngọc Hoa làm phò mã của Vua Hùng thứ 18. Thần vừa là anh hùng trận mạc đánh giặc Thục vừa là anh hùng văn hoá đã dạy dân sản xuất, trị thuỷ, ca hát và săn bắn v.v...

            Được ra đời từ xã hội nguyên thuỷ, lúc đầu Tản Viên chỉ đơn giản là thần núi được thờ để che chở cho con người. Bước vào nhà nước Văn Lang thời cổ đại, Tản Viên trở thành vị anh hùng truyền thuyết của cả cộng đồng quốc gia dân tộc. Lúc đầu thần được người Mường ở làng Cổ Pháp chân núi Ba Vì lập đền thờ. Rồi các làng vùng Mường ở Hà Tây, Phú Thọ lan rộng ra các làng người Kinh ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ đã có rất nhiều làng thờ thần Tản Viên cùng với thờ Cao Sơn, Quý Minh, theo truyền thuyết là hai người em con chú của Tản Viên Sơn Thánh. Các làng ở Hà Tây, Vĩnh Phúc đã dựng bốn cung để thờ Tản Viên. Từ khi có 4 cung thờ, Tản Viên đã trở thành thượng đẳng tối linh thần của người Việt. Qua văn minh Đại Việt, mỗi ngày lí lịch của thần Tản Viên lại dược bồi đắp thêm công trạng tài đức để thần càng ngày càng có vẻ người hơn và thánh hơn. Đến cuối triều Lê từ khi Mạc Đăng Dung thoán ngôi vua, đất nước rối loạn, lòng người hoang mang li tán, các đạo Nho, Phật, Lão không đủ làm điểm tựa tâm linh nên dân gian đã phải sáng tạo ra đạo thờ mẫu riêng của mình. Đến khi xuất hiện bà chúa Liễu Hạnh của đạo mẫu thì bà chúa thượng ngàn này đã cùng với Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử đi vào thần điện Việt Nam trở thành tứ bất tử của người Việt.

            Tương truyền Tản Viên là con của bà Đinh Thị Đen người Mường quê ở chân núi Thu Tinh xã Yên Lương huyện Thanh Sơn, Phú Thọ. Một lần qua đồng Móng làng Tất Thắng [Thanh Sơn] bà ướm chân vào hòn đá rồi về thụ thai. Chồng bà cho là vợ ngoại tình, giận bỏ về quê ở miền biển. Không chịu được lời đàm tiếu, bà bỏ đi về mạn sông Đà; đến làng Trung Nghĩa ven sông thì sinh nở Tản Viên ở động Làng Xương. Tản Viên sau đó được một bà họ Bùi nhận làm con nuôi, cho sang núi Tản Viên tu học mà thành tài.

            Với bản lý lịch trên cho ta thấy Tản Viên đã được kết tinh bởi sức mạnh của hồn thiêng sông núi : thụ thai ở chân núi, sinh nở ở ven sông. Thần là con của đá. Trong tâm thức của người Việt, đá là thứ cứng, rắn chắc nhất. Nhiều làng Việt, đặc biệt là vùng Mường có tục thờ đá là vì vậy. Người ta muốn dựa vào sự che chở của thần đá, một vị thần mạnh mẽ nhất. Với chi tiết mẹ thần ướm chân vào hòn đá để thụ thai cũng cho biết thần xuất hiện từ xã hội thị tộc tảo kỳ, khi con người chỉ biết có dòng máu mẹ. ở xã hội quần hôn con người chưa thể nhận thức ra cha mình là ai do vậy mới xuất hiện tô tem giáo, thờ vật tổ. Đá là tô tem của Tản Viên. Thần lại tu luyện trên ngọn núi cao nhất vùng. Vậy thần sẽ có sức mạnh vô biên có thể che chở cho con người thoát khỏi mọi hiểm nguy của thiên tai, dịch bệnh đói rét.

            Mặt khác mẹ thần ở núi, bố thần ở biển, trong dòng máu của thần được trộn lẫn hai dòng máu tiên rồng. Thần cũng là con rồng cháu tiên như mọi người Việt Nam khác. Dân ta từ tiền sử đã có tư duy triết học. Nhưng triết học buổi đầu còn thô sơ bị chìm trong tư duy thần thoại. Qua tín ngưỡng và hình khắc trên thạp đồng trống đồng ta đã thấy có biểu hiện của thuyết âm dương. ở truyền thuyết này cũng như truyền thuyết Lạc Long Quân, Âu Cơ thì người bố là âm, người mẹ ở núi là dương. Vì tích hợp đủ âm và dương nên thần Tản Viên có sức phát triển mạnh mẽ.

            Khi đã là bộ tướng và là phò mã, thần Tản Viên đã khuyên Vua Hùng thứ 18 nhường ngôi cho Thục Phán rồi về núi Tản sống với vợ là công chúa Ngọc Hoa sau bao chiến công lẫy lừng. Ngày nay ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây vẫn còn nhiều đền miếu thờ các tướng từng có công lớn trong cuộc chiến giữa nhà Hùng và nhà Thục, tiêu biểu là thờ các thần Cao Sơn, Quý Minh em Tản Viên cùng Đinh Công Tích và nhiều vị thần khác. Đến đây thần Tản Viên đã bộc lộ là con người anh minh sáng suốt, vô tư không màng danh vọng chỉ lo cho muôn dân được sống thái bình khỏi bị đầu rơi máu chảy. Đó cũng là ký thác của dân gian muôn đời nguyền rủa những kẻ tham quyền cố vị lấy xương máu của dân lót đường cho bước chân danh vọng của chúng. Tản Viên vì thế mà được dân ta tôn Thánh. Thánh ở ngôi trên Vua. Vua chỉ được phong thần và tôn thánh. Vua không có quyền phong thánh là vì vậy. 

    Văn học dân gian:

    Thần thoại
    Truyền thuyết
    Cổ tích
    Truyện cười
    Ngụ ngôn
    Vè, Tục ngữ
    Thành ngữ
    Câu đố
    Ca dao
    Văn học dân gian dân tộc thiểu số
    Sân khấu cổ truyền

    Văn học viết:

    Văn học đời Tiền Lê
    Văn học đời Lý
    Văn học đời Trần
    Văn học đời Lê Sơ
    Văn học đời Mạc
    Văn học đời Lê trung hưng
    Văn học đời Tây Sơn
    Văn học thời Nguyễn
    Văn học thời Pháp thuộc
    Văn học thời kỳ 1945-1954
    Văn học thời kỳ 1954-1975
    Văn học thời kỳ sau 1975

xem thêm
    Tác giả - tác phẩm:

    Nhà thơ - Nhà văn
    Nhà báo - Nhà viết kịch

Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong cảnh địa phương theo quan niệm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Dựa theo nội dung truyền thuyết Việt Nam có thể chia theo các thời kì sau:

  • Họ Hồng Bàng và thời kỳ Văn Lang: mang tính chất sử thi, phản ánh không khí anh hùng ca thời Hùng Vương dựng nước và trình độ khá văn minh của người Văn Lang. Các truyền thuyết tiêu biểu của thời kỳ này là Lạc Long Quân-Âu Cơ, Sơn Tinh-Thủy Tinh, Thánh Gióng, Thánh Hùng Linh Công, Hùng Vương thứ sáu, Hùng Vương thứ mười tám...
  • Thời kỳ Âu Lạc và Bắc thuộc: Nước Âu Lạc của An Dương Vương tồn tại khoảng 50 năm [257 TCN-208 TCN]. Thời kỳ Bắc thuộc hơn 10 thế kỷ [207 TCN-938] là thời kỳ bị xâm lược và chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết tiêu biểu của thời Âu Lạc là truyện An Dương Vương, kết cấu gồm hai phần: phần đầu là lịch sử chiến thắng, phần sau là lịch sử chiến bại. Các truyền thuyết phản ánh các cuộc vũ trang khởi nghĩa chống xâm lược thời kỳ Bắc thuộc là Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí...
  • Thời kỳ phong kiến tự chủ: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, giai cấp phong kiến Việt Nam xây dựng một quốc gia thống nhất, củng cố nền độc lập dân tộc. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX là sự suy sụp của các triều đại phong kiến. Các truyền thuyết của thời kỳ nầy gồm các nhóm sau đây:
    • Anh hùng chống ngoại xâm: Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi...
    • Danh nhân văn hóa: Chu Văn An, Trạng Trình...
    • Lịch sử địa danh: Sự tích Hồ Gươm, Sự tích Núi Ngũ Hành...
    • Anh hùng nông dân: Chàng Lía, Quận He, Ba Vành...
    • Anh hùng nông dân không có yếu tố thần kỳ: Chàng Lía, Lê Văn Khôi...

GS. Lê Chí Quế đã đưa ra một số đặc trưng nghệ thuật của truyền thuyết dân gian như sau:

  1. Truyền thuyết dân gian được xây dựng trên cơ sở một cốt lõi lịch sử và được chắp thêm đôi cánh "thơ và mộng" nghĩa là sự hư cấu hoang đường. Yếu tố hoang đường trong truyền thuyết mang tính chất thi vị, làm tăng vẻ đẹp, sự oai hùng của nhân vật mà nhân dân kính trọng. Mặt khác nó còn biểu hiện sự rơi rớt của tín ngưỡng dân gian thời nguyên thủy và sự xâm nhập của những yếu tố tôn giáo sau này [Phật, Đạo].
  2. Nếu như thời gian trong thần thoại là buổi hồng hoang, khi trời đất chưa phân chia, con người chưa đông đúc, thời gian trong truyện cổ tích là thời quá khứ phiếm định "ngày xửa, ngày xưa", thì thời gian trong truyền thuyết là thời gian quá khứ - xác định. Truyền thuyết nào cũng kể về chuyện đã xảy ra rồi và vào một thời kỳ lịch sử nhất định nào đó [Vào thời đại Hùng Vương, cách đây 4000 năm, vào thời An Dương Vương cách đây trên 2000 năm, vào thời Hai Bà Trưng thế kỷ thứ I, Bà Triệu thế kỷ thứ III, Lê Lợi thế kỷ thứ XV...]. Tuy nhiên thật khó mà đoán định khoảng cách giữa thời gian sự kiện và thời gian sáng tạo tác phẩm.
  3. Kết cấu của truyền thuyết gần giống kết cấu của thần thoại, cổ tích là kết cấu trực tuyến, không có đồng hiện và sự quay trở lại. Sự việc trong truyền thuyết không đầy đủ chi tiết như trong sử biên niên. Phần giới thiệu lai lịch nhân vật và kết cục cuộc đời thường được hư cấu kỳ diệu: Đinh Bộ Lĩnh là con của Rái Cá, Bà Trưng mất một cách đột ngột sau đêm ngủ say và hồn bay lên trời làm phúc thần, tạo nên mưa thuận gió hòa cho hạ giới.
  4. Truyền thuyết thường gắn với các di tích vật chất [gò, đồi, sông, suối...], các di tích văn hóa [đền thờ, tháp, chùa, tượng...] các phong tục và lễ hội [hội Dóng, hội Kiếp bạc, giỗ trận Đống Đa...][1]

  1. ^ Lê Chí Quế [chủ biên], Văn học dân gian Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1999.

Có thể tham khảo các truyện Lạc Long Quân- Âu Cơ; Bánh Chưng - Bánh Giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh - Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm;.....

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Truyền_thuyết_Việt_Nam&oldid=68052322”

Video liên quan

Chủ Đề