Em hiểu như thế nào về nghề dạy học

Tranh vẽ thầy giáo Nguyễn Tất Thành khi tham gia dạy học ở trường Dục Thanh [Phan Thiết]

[Thanhuytphcm.vn] - Những người làm nghề dạy học khi khai hồ sơ cá nhân ở mục nghề nghiệp hẳn đều ghi là “giáo viên” bởi gần như mặc định “giáo viên” là định danh về mặt nghề nghiệp cho công việc đó, tương tự như bác sĩ, kỹ sư, công nhân, nhà báo… Tuy nhiên, suy cho cùng, dạy học và giáo viên không phải là những từ có nội hàm trùng khít nhau. Cũng như bác sĩ chưa hẳn là thầy thuốc, bởi tuy họ có nghề nghiệp là bác sĩ nhưng họ có thể không còn hành nghề đó hoặc đã chuyển sang làm công tác quản lý.

Nói về nghề giáo, người ta có khá nhiều từ để định danh: nghề “gõ đầu trẻ”, “bán cháo phổi”, “thầy giáo/cô giáo”, “kỹ sư tâm hồn”… Từ “giáo viên” nếu hiểu đơn giản ở góc độ chữ nghĩa có thể là “viên chức làm nghề giáo [nghề dạy học]” nhưng khi chuyển từ nghề dạy học sang giáo viên thì đã có sự khác biệt nhiều về ý nghĩa, về sự nhìn nhận.

Ta biết có nhiều người từng là nghề dạy học hoặc ít nhất là công việc dạy học [với tính chất chưa thường xuyên, chuyên sâu, gắn bó] nhưng chưa bao giờ ai gọi họ là giáo viên. Chẳng hạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn là chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã có thời gian dạy học tại Trường Dục Thanh [Phan Thiết]; Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng là thầy giáo dạy lịch sử tại một trường tư thục; học giả Nguyễn Hiến Lê từng làm nghề dạy học trong 3 năm [1950 – 1953], cả dạy tư lẫn dạy ở trường công. [Xin mở ngoặc nói thêm, ta cũng nên có chút phân biệt giáo viên là người dạy học ở bậc mầm non và phổ thông với giảng viên là người dạy học ở bậc đại học hoặc trên đại học. Khi gắn yếu tố định danh nghề nghiệp “viên” vào thì giáo viên hay giảng viên cũng được coi như một viên chức dạy học, chỉ khác ở chỗ họ dạy bậc nào thôi, chứ không khác về ý nghĩa và sự nhìn nhận].

Vậy sự khác biệt đó nên hiểu như thế nào?

Khi nói đến giáo viên là nói đến một loại chức nghiệp, để nhằm xếp hạng trong các thang bảng về mặt lương bổng, về mặt ngạch trật hơn là sự nhìn nhận về công việc, tính chất công việc hoặc phẩm cách nghề nghiệp. Khi muốn làm giáo viên phải có những tiêu chí theo quy định [chẳng hạn, có trình độ học vấn [bằng cấp] nhất định, các chứng chỉ kèm theo, được tuyển dụng hoặc ký hợp đồng, có độ tuổi phù hợp…] nhưng còn làm nghề dạy học hoặc làm công việc dạy học thì không nhất thiết có những đòi hỏi đó. Người mới 15 tuổi cũng có thể làm công việc dạy học cho các em nhỏ hơn hoặc cho người học lớp thấp hơn, có trình độ thấp hơn. Người chưa từng qua trường lớp sư phạm, chưa đậu bằng cấp gì đáng kể vẫn có thể tự tổ chức lớp học theo điều kiện của mình [lớp dạy kèm, lớp tình thương…]. Người đã nghỉ hưu vẫn có thể tổ chức lớp dạy kèm từng môn hoặc đứng lớp vỡ lòng cho trẻ em, cho người mù chữ…

Khi phân biệt ở khía cạnh đó, có người sẽ cho rằng nghề dạy học và giáo viên khác nhau ở chỗ… được trả lương. Xét cách gọi cũng có thể phần nào đúng. Giáo viên được nhận lương từ nhà trường [từ ngân sách nhà nước hoặc ngân sách của trường] và theo thang bậc, thâm niên cùng các mức cụ thể khác theo quy định hoặc theo thỏa thuận giữa trường và giáo viên. Người dạy học không phải là giáo viên có thể được trả thù lao [dạy kèm, dạy thêm…] hoặc không được trả thù lao [dạy học với tính chất là công việc xã hội], ít khi được gọi đó là lương.

Nhưng có lẽ sự khác nhau nhiều hơn cả là về sự thể hiện tình cảm, gắn bó, tư cách của nghề dạy học và nghề giáo viên. Xét nhiều mặt, nghề dạy học [hay công việc dạy học] đòi hỏi sự tận tụy, yêu nghề, yêu trẻ, tôn trọng người học, có sự chăm chút cho công việc của mình…, đồng thời thường thể hiện phong thái [tác phong], tư cách nhất định, ít nhiều được mặc định với công việc đó. Chẳng hạn, chúng ta thường nghe ai đó nói: “Ông ấy nhìn đứng đắn như một thầy giáo” chứ ít khi chúng ta nghe “Anh ấy chỉn chu như một giáo viên”. Hoặc khi đánh giá không tốt về một người, người ta có thể nói: “Cái ngữ ấy mà làm thầy bà gì?” chứ ít khi ta nghe: “Làm giáo viên ai lại làm vậy?”. Cho nên, nghề giáo viên thường được gắn với những phẩm chất nhất định về tri thức, về thái độ, về tình cảm, về đạo đức…, mà nếu thiếu những điều đó thì sẽ không được coi là nhà giáo hoặc không đủ sự nhìn nhận về một nhà giáo.

Đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM, tuyên dương các “Nhà giáo trẻ tiêu biểu TPHCM” năm 2020. [Ảnh: Thanhuytphcm.vn]

Như vậy, một người thiếu tư cách làm thầy giáo [theo một chuẩn mực có tính quy ước của một xã hội nhất định] vẫn có thể là giáo viên nhưng sự tôn trọng của xã hội, của cộng đồng có thể không còn nguyên vẹn. Trái lại, giáo viên phải tuân thủ những chuẩn mực đạo đức nhất định và nếu vi phạm có thể không tiếp tục làm giáo viên nữa [bị buộc thôi việc, chuyển sang làm công việc khác…] nhưng vẫn có thể làm công việc dạy học ở môi trường khác và không nhất thiết khi vi phạm tư cách về giáo viên thì bị xem nhẹ tư cách về nghề giáo. Thí dụ: có giáo viên phải nộp sáng kiến để bảo đảm các yêu cầu về thi đua; do không có sáng kiến hoặc có sáng kiến nhưng thực tế không có hiệu quả như mong muốn nên đã sao chép sáng kiến của người khác để nộp; khi bị phát hiện thì bị kỷ luật, đình chỉ công tác giảng dạy và chuyển sang làm giám thị. Như vậy, người này không còn là giáo viên và cũng không còn làm công việc dạy học trong trường; nhưng nếu người này vẫn tiếp tục công việc dạy thêm [ở trung tâm, dạy kèm ở nhà – gia sư…] thì vẫn làm công việc dạy học. Và nếu người này vẫn thể hiện tư cách tốt đẹp trong công việc dạy học đó thì vẫn được nhiều người tôn trọng dù rằng bản thân vi phạm quy định về giáo viên.

Tức là, khi một giáo viên không chỉ làm tròn trách nhiệm mà còn cao hơn các yêu cầu theo chức trách của mình thì sẽ đạt đến tiêu chí của nghề giáo, của người thầy. Người giáo viên dạy hết giờ, xong bài học, bảo đảm tiến độ theo chương trình, thực hiện đúng các quy định theo chức trách của mình…, là đã tròn vai giáo viên. Nhưng người đó dành thời gian, tâm sức, tình cảm để khích lệ những học sinh học chưa thật tốt vươn lên, giúp đỡ học sinh nghèo có thêm điều kiện học tập, gợi mở cho học sinh có tư chất nâng cao năng lực của mình, làm lan tỏa lý tưởng, lối sống đẹp đến với người học… thì có thể đã làm tốt vai người thầy, vai nhà giáo, vai người dạy học của mình.

Xã hội ta hiện nay có rất nhiều người đang thể hiện vai trò tuyệt vời trong nghề dạy học nhưng cũng có một số người đơn giản làm tròn vai của một giáo viên, thậm chí biến báo để được tròn vai chứ thực chất chưa thực hiện đúng và đầy đủ tư cách vốn có. Khi xã hội tôn trọng người thầy, đề cao nghề dạy học thì cũng có nghĩa là trân quý “người giáo viên nhân dân” với tính chất là thể hiện được tư cách, thái độ cao quý trong công việc dạy học của mình ở khía cạnh xem nghề dạy học là vì nhân dân, cho nhân dân, mang tính nhân dân. Còn nếu không, khi chỉ đơn giản là một công việc kiếm sống thì thật tiếc, có khi không chỉ cho chính bản thân người giáo viên đó mà còn cho những người học.

Nguyễn Minh Hải

Tin liên quan

 - Có xã hội nào hưng thịnh, phát triển hài hoà mà không gắng sức dựng xây và cậy nhờ nền giáo dục?

Nghề cao quý nhất?

Nghề dạy học là nghề cao quý trong những nghề cao quý. Xã hội bấy lâu vẫn mặc định thế.

Có ai có thể kể hết mọi nghề trong xã hội? Có ai chứng minh có một nghề nào đó thấp hèn?

Bằng trí tuệ, mồ hôi, sức lực để làm ra sản phẩm có ích cho xã hội, giúp bản thân mình tồn tại, suy cho cùng, không có nghề nào là nghề không cao quý.

Cách đánh giá có tính mặc định về nghề dạy học mang nặng lối tư duy kín kẽ, vừa lòng hết thảy mọi giai tầng xã hội, trong thực tế, đã dẫn dắt cách ứng xử không mấy tích cực. Một khi chỉ là nghề cao quý trong những nghề cao quý, thì vị thế người thầy trong xã hội sẽ không hơn nghề khác bao nhiêu. Một khi chỉ là nghề cao quý trong những nghề cao quý, mà nghề cao quý thì có hàng trăm, hàng nghìn, thì làm sao có sự đầu tư hơn hẳn cho nghề thầy, người thầy?

Cần có một cái nhìn thật sự nghiêm túc về người thầy, về nghề dạy học.

Nghề dạy học là nghề khai tâm, khai trí, khai đức, đào tạo nên con người, được ví von hình ảnh, là nghề “trồng người”. Dân gian bao đời đã khái quát: “không thầy đố mày làm nên”. Xã hội tồn tại, tiếp nối, phát triển liền mạch, là nhờ ở giáo dục, nhờ người thầy. Cũng từ lâu rồi, xã hội nhìn nhận nghề dạy học là nghề thầm lặng, nhiều hy sinh, người làm nghề dạy học chẳng khác người chèo đò, cần mẫn đưa hết lớp học trò này đến lớp học trò khác, qua khúc sông kiến thức, cập bến bờ trí tuệ, thành người tử tế, chững chạc bước vào đời. 

Có ai lớn khôn, trưởng thành mà không cần đến người thấy?

Có xã hội nào hưng thịnh, phát triển hài hoà mà không gắng sức dựng xây và cậy nhờ nền giáo dục?

Không có gì phải đắn đo khi nói rằng, nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý. Người thầy, người giữ lửa, truyền nghề, xứng đáng có vị thế “quốc sư”, được xã hội tôn vinh.

Hình ảnh người thầy đang nhạt nhoà...

Nhưng, trong thực tế, hình ảnh người thầy đang có phần nhạt nhoà, thậm chí là méo mó, trong cái nhìn, tất nhiên, chưa phải của toàn bộ xã hội.

Trước hết là trình độ, năng lực người thầy.

Mấy thập kỷ qua, đất nước đổi mới, gặt hái nhiều thành tựu, nhưng vẫn chưa thể “xếp vào ngăn kéo” cái câu “chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Không phải học sinh có học lực khá giỏi vào trường sư phạm, mà ngược lại, nhiều năm qua, điểm thi đầu vào các trường đào tạo nên người thầy, thấp đến mức không tin nổi. Thầy yếu, làm sao chuyển hóa kiến thức sách giáo khoa? Làm sao giảng dạy sáng tạo? Làm sao có được trò giỏi? Và như thế, làm sao không khiến xã hội số cái nhìn khác về vai trò người thầy?

Thứ nữa, tư thế người thầy....

Sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường, muốn có nơi dạy phải chạy chọt, đút lót để có chỗ đứng trên bục giảng. Người thầy, như thế, còn đâu tư thế đàng hoàng, đĩnh đạc? Đồng lương nghề giáo quá khiêm tốn so với như cầu cuộc sống bình thường khiến nhiều giáo viên phải làm thêm những công việc không phù hợp với tâm thế nghề nghiệp, thậm chí nhếch nhác, trái với lương tâm, đạo đức người thầy. Hội chứng quá coi trọng bằng cấp, coi nhẹ thực học thực tài, khiến nạn buôn bán bằng giả, nạn học giả bằng thật, tràn lan, dù lỗi không hoàn toàn thuộc về người thầy, nhưng dường như người thầy và ngành giáo dục phải hứng chịu hậu quả: Cái nhìn rẻ rúng về vị thế người thầy, về giáo dục.

Nâng cấp hình ảnh người thầy, bắt đầu từ đâu?

Phải có bước đi đột phá, từ tư duy đến cơ chế chính sách..

Giáo dục là quốc sách hàng đầu, hơn thế, trong vận dụng chính sách đầu tư, giáo dục phải được ưu tiên là đầu tiên, số 1. Phải dành những gì tốt nhất cho giáo dục và người thầy. Mang trọng trách đào tạo con người, nguồn nhân lực cho phát triển, giáo dục xứng đáng được thế.

Việc xây dựng cơ chế chính sách cần hướng tới nâng cấp hình ảnh, vị thế người thầy, xoá đi cái định kiến thâm căn cố đế “chuột chạy cùng sào”....Bắt đầu bằng việc thu hút người tài vào ngành sư phạm. Ví dụ: Cải cách thang bậc lương trong ngành giáo dục, tương tự các ngành thuộc khối nội chính. Ví dụ: Sinh viên trường sư phạm được cấp học bổng, được ở ký túc xá không mất tiền; ra trường được phân công công tác. Ví dụ: Sắp xếp lại hệ thống trường sư phạm trong cả nước, hình thành trung tâm đào tạo giáo viên theo vùng, thực hiện đào tạo có địa chỉ, theo kế hoạch...

ước nữa, là xây dựng cơ sở vật chất trường học, bất kể thành phố hay nông thôn, vùng núi cao hay hải đảo, sao cho “trường ra trường, lớp ra lớp”, tạo dựng môi trường giáo dục trong lành, để “thầy ra thầy, trò ra trò”, “dạy ra dạy, học ra học”.

Đi liền với cơ chế chính sách là tiền, chắc chắn là không nhỏ. Nhưng một khi cả hệ thống chính trị có chung nhận thức đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đem lại hiệu quả lâu bền nhất, thì tiền không còn là vấn đề lớn. Chỉ cần bớt đi những dự án, đề án nghìn tỷ thấy trước sự vô lý và không hiệu quả; những dự án quảng trường, tượng đài, trung tâm hội nghị phô trương hình thức, sẽ có đủ tiền cho việc nâng cao vị thế nhân vật trung tâm của sự nghiệp “trồng người”.

Uông Ngọc Dậu

Thành công thường xuất phát từ tình yêu nghề, quý nghề. Muốn dạy tốt thì phải tìm tòi nghiên cứu và phải có tư duy sáng tạo. Đặc biệt là một giảng viên đại học, giảng dạy tốt phải luôn đồng hành với nghiên cứu khoa học.

"Bạn bè đánh giá chúng ta đã điều hòa và tìm được những điểm tương đồng về lợi ích chung của tất cả các nền kinh tế trong khu vực", Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nói về thành công APEC 2017.

Nhắc chuyện cũ chuyện nay chẳng qua để thấy rằng qua bao biến động, thì thời nào cũng cần trăn trở hai điều, là thu nhập cho nghề làm thầy và đạo làm thầy. 

SEZ phải là hình mẫu của phát triển bền vững, chứ không phải bằng con đường “ưu tiên kinh tế đánh đổi môi sinh”.

Video liên quan

Chủ Đề