Em hiểu thế nào về tình yêu qua bài thơ nhớ alabama

Đề: Phân tích từng câu thơ dưới đây để thấy rõ tình mẫu tử của Xuân Quỳnh

Tôi đạp vỡ màu nâu

Bầu trời trong quả trứng

Bỗng thấy nhiều gió lộng

Bỗng thấy nhiều nắng reo

Bỗng tôi thấy thương yêu

Tôi biết là có mẹ

[Bầu trời trong quả trứng - Xuân Quỳnh]

Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh

Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây

Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh

Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây

Anh yêu em như anh yêu đất nước

Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần

Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước

Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn

Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt

Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời

Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực

Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người

Nguyễn Đình Thi

Nếu cho tôi được nói về một đề tài trong thơ ca thì tôi sẽ chọn nói về tình yêu đôi lứa. Đơn giản là vì trên cuộc đời này ai sống cũng cần có tình yêu, đúng như “ông hoàng” thơ tình Xuân Diệu đã nói:

“Làm sao sống được mà không yêu

Không nhớ không thương một kẻ nào”

 Cuộc sống có hoa hồng và nước mắt thì tất nhiên tình yêu cũng có đắng cay và ngọt bùi. Nhưng không ai phủ nhận rằng tình yêu chân chính luôn đem đến cho con người niềm tin, sức mạnh để vượt qua gian khó trên đường đời. Và tình yêu đôi lứa trong thơ giai đoạn 1945-1975, giai đoạn máu lửa của đất nước, càng toả sáng lung linh như những ánh sao soi đường cho bao trái tim Việt vượt qua lửa đạn hung tàn, vượt lên đau thương mất mát của cuộc chiến đấu sống còn cùng kẻ thù sừng sỏ nhất. Ai có trái tim biết yêu thương đều không khỏi rung cảm và cúi đầu ngưỡng vọng trước những tình yêu tuyệt vời của một thời như thế.

Và nếu cho tôi chọn một trong những bài thơ hay nhất về tình yêu đôi lứa trong  thơ giai đoạn 1945- 1975 thì tôi sẽ chọn bài thơ “Nhớ” của Nguyễn Đình Thi. Đây là một trong những bài thơ tình hay nhất trong thời chống Pháp và cũng là một trong những bài thơ tình hay nhất trong kho tàng hàng vạn bài thơ Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Đình Thi nói với tư cách nhà thơ, không thể không nói đến “Nhớ”. Nhà thơ diễn tả nỗi nhớ - một tâm trạng mà bất cứ người nào đang yêu cũng gặp phải. Yêu, nhớ và thương là những thuộc tính cố hữu của tình yêu. Nhưng Nguyễn Đình Thi đã không miêu tả, nhấm nháp tâm trạng của người đang đơn độc tương tư mà biểu hiện nỗi nhớ của một người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Ở những khoảnh khắc yên tĩnh “giữa đèo mây” hoặc đang hành quân rồi dừng chân “dưới hàng cây”, hình ảnh người thương của chàng chiến sĩ ùa về choán ngợp tâm hồn.

 Nỗi nhớ được diễn tả trong bài thơ là nỗi nhớ của một tình yêu cao đẹp - tình yêu của những người có lý tưởng, biết đặt mình vào bối cảnh chung của xã hội, biết gắn tình cảm riêng tư vào tình cảm chung của cộng đồng. Nhưng không vì thế mà bài thơ mất đi vẻ mềm mại tự nhiên. Đọc bài thơ này, không ai nghĩ nhà thơ tư duy chính trị mà chỉ thấy ông giãi bày tâm trạng rất thật, rất sinh động của một người đang yêu - một tình yêu cháy bỏng, tha thiết. Nỗi nhớ ấy không hề ủy mị, yếu đuối mà đó chính là động lực giúp người chiến sĩ vượt qua khó khăn gian khổ. Đã có một thời nỗi nhớ người yêu ấy bị lên án gay gắt, bị cho là “buồn rớt” “mộng rớt” của lớp chiến sĩ trí thức Hà Thành. Nhưng thời gian đã trả lại cho họ sự đánh giá công bằng, bởi nỗi nhớ người yêu ấy đâu làm người lính giảm đi quyết tâm giết giặc, bởi tình yêu đất nước còn bao gồm cả tình yêu lứa đôi. Nỗi nhớ được thể hiện qua những hình ảnh rất gợi:

Anh yêu em như yêu đất nước

Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần

Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước

Mỗi tối anh nằm mỗi bữa anh ăn.

[Nhớ- Nguyễn Đình Thi]

“Em” cũng mang một phần của đất nước, tình yêu và nỗi nhớ “em” làm “anh” vững vàng trên mỗi chặng  hành quân, “anh” không đơn độc lẻ loi vì luôn có nỗi nhớ theo cùng trên suốt quãng đường gian lao. Tình yêu cá nhân đã hòa vào tình yêu lớn hơn, cao cả hơn, đó là tình yêu đất nước và đó cũng chính là động lực giúp người chiến sĩ thực hiện tình yêu lớn.

Dễ hiểu vì sao bài thơ này sống mãi với thời gian vì Nguyễn Đình Thi là người duy nhất đã đưa vào bài thơ tình của mình một tâm trạng phổ biến của bất cứ ai đang thực sự yêu như lời nói nôm na hằng ngày mà trở nên rất thơ, trong một bài thơ có vẻ như lý trí, khiến nó trở thành dung dị và gần gũi với mọi người. Cảm xúc thực, hình ảnh đẹp, lời thơ trong sáng, lý tưởng sống cao cả làm nên sức sống bất diệt của bài thơ.

Như Mai

Nhớ

Nguyễn Đình Thi

Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh

Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây

Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh

Sưởi ấm lòng chiến sĩ dưới ngàn cây

Anh yêu em như anh yêu đất nước

Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần

Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước

Mỗi tối anh nằm mỗi miếng anh ăn

Ngôi sao trong đêm không bao giờ tắt

Chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời

Ngọn lửa trong rừng bập bùng đỏ rực

Chúng ta yêu nhau kiêu hãnh làm người

Bài thơ “Nhớ” của Nguyễn Đình Thi được tác giả sáng tác trong kháng chiến chống Pháp. Có văn bản đề thêm: “Tặng M”. Không biết có phải tặng riêng Mađơlen Rípphô không? Bởi giữa ông và nữ sĩ này từng có kỷ niệm rất đẹp mà bè bạn văn nghệ cùng lứa đều đã hiểu và rất đỗi trân trọng.

Chi tiết riêng tư ấy không quan trọng. Chỉ biết đây là một trong những bài thơ tình hay nhất trong thời chống Pháp và cũng là một trong những bài thơ tình hay nhất trong kho tàng hàng vạn bài thơ Việt Nam hiện đại. Nói đến Nguyễn Đình Thi nói với tư cách nhà thơ, không thể không nói đến “Nhớ”.

Có thể bạn trẻ hôm nay [ra đời sau ngày đất nước được thống nhất 1975] không biết và không thấy được cái hay của bài thơ “Nhớ”. Điều đó dễ hiểu. Nhưng lớp tuổi trên 60, nhất là những ai đã từng cầm súng trong hàng quân bộ đội cụ Hồ, lại đã tham gia chiến đấu chống Pháp thì không thể không biết, không yêu thích bài thơ này.

Nhà thơ diễn tả nỗi nhớ - một tâm trạng mà bất cứ người nào đang yêu cũng gặp phải. Yêu, nhớ và thương là những thuộc tính cố hữu của tình yêu. Nhưng Nguyễn Đình Thi đã không miêu tả, nhấm nháp tâm trạng của người đang đơn độc tương tư mà biểu hiện nỗi nhớ của một người chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Ở những khoảnh khắc yên tĩnh “giữa đèo mây” hoặc đang hành quân rồi dừng chân “dưới hàng cây”, hình ảnh người thương của chàng chiến sĩ ùa về choán ngợp tâm hồn.

Nhớ tức là buồn, bởi khi ấy người ta phải sống trong xa cách, thiếu vắng người bạn đời. Nhưng  người sống thiếu lý tưởng chỉ biết hôm nay mà không ý thức được ngày mai, có khi yêu bản thân mình hơn “đối tác”, chỉ biết tận hưởng tình yêu mà không biết vun đắp, nuôi dưỡng sẽ chỉ khắc khoải trong nỗi cô đơn. Còn trong bài thơ, người chiến sĩ trong tâm trạng nhớ lại thấy ngôi sao đang lấp lánh kia như đồng cảm với mình để “soi sáng đường” cho mình, ngọn lửa hồng đêm lạnh kia cũng sẻ chia cùng mình để “sưởi ấm lòng” mình. Chàng thấy mình như ngôi sao, như ngọn lửa.

Càng nhớ, ngôi sao càng lấp lánh, ngọn lửa càng hồng giữa đêm lạnh. Và lấp lánh để “soi sáng đường”, “hồng đêm lạnh” để “sưởi ấm”. Nhớ, buồn mà vô cùng lạc quan, tràn ngập niềm tin chứ không ủy mị, than vãn, như những kẻ đang tương tư nhau vẫn chưa được biểu hiện trong thơ lãng mạn trước đó. Nhưng niềm lạc quan của chàng chiến sĩ ở đây đâu phải là tếu theo kiểu “thây rơi như cánh hoa đào” mà có cơ sở, bởi: “Anh yêu em như anh yêu đất nước”. Tình yêu ấy càng sâu sắc khi anh thấy người mình yêu - ở đây được ví như đất nước -  “vất vả đau thương”, nhưng “tươi thắm vô ngần”.

Nỗi nhớ được diễn tả trong bài thơ là nỗi nhớ của một tình yêu cao đẹp - tình yêu của những người có lý tưởng, biết đặt mình vào bối cảnh chung của xã hội, biết gắn tình cảm riêng tư vào tình cảm chung của cộng đồng. Nhưng không vì thế mà bài thơ mất đi vẻ mềm mại tự nhiên. Đọc bài thơ này, không ai nghĩ nhà thơ tư duy chính trị mà chỉ thấy ông giãi bày tâm trạng rất thật, rất sinh động của một người đang yêu - một tình yêu cháy bỏng, tha thiết.

Ai sống và yêu những năm tháng nước sôi lửa bỏng ấy mà có lương tri, ý thức, có lòng tự trọng, hẳn không thể tách khỏi cộng đồng. Mà đã không tách rời thì hiển nhiên phải cùng “chúng ta yêu nhau chiến đấu suốt đời”. Rất dễ hiểu bởi khi ấy tuổi trẻ mà không cầm súng chiến đấu thì giặc ngoại xâm sẽ cướp hết đất, trời, còn đâu chỗ để mà tồn tại, mà yêu. Và chỉ có biết cùng chiến đấu, tuổi trẻ khi ấy mới có thể “kiêu hãnh làm người” để mà yêu nhau.

Cũng thật thú vị, Nguyễn Đình Thi là người duy nhất đã đưa vào bài thơ tình của mình một tâm trạng phổ biến của bất cứ ai đang thực sự yêu như lời nói nôm na hằng ngày mà trở nên rất thơ, trong một bài thơ có vẻ như lý trí, khiến nó trở thành dung dị và gần gũi với mọi người:

“Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước

Mỗi tối anh nằm, mỗi miếng anh ăn”

“Nhớ” xứng đáng là một dấu son trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Thi cũng như trong kho tàng thơ ca cách mạng của chúng ta

Nguyễn Đình San

Tuyển chọn những bài văn hay Phân tích khổ 3 và 4 bài thơ Sóng chi tiết. Với những bài văn mẫu ngắn gọn, chi tiết, hay nhất dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé!

Những nét chính về nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng

Xuân Quỳnh tên khai sinh là Nguyễn Phạm Xuân Quỳnh, sinh năm 1922 mất năm 1980. Xuân Quỳnh từ nhỏ sống chung và được bà nuôi lớn. Chính những ngày tháng sống bên cạnh bà đã hun đúc cho Xuân Quỳnh một hồn thơ nhẹ nhàng đầy nữ tính.

Nhắc đến Xuân Quỳnh người ta thường nghĩ ngay đến vai trò nhà thơ, nhưng ít ai biết được nấc thang đầu tiên Xuân Quỳnh đến với nghệ thuật là làm diễn viên múa. Xuân Quỳnh từng tham gia khóa học tại trường Bồi dưỡng những người trẻ viết văn [Khóa I] do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Sau đó bà hoạt động tại các tờ báo lớn như báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt Nam. Xuân quỳnh còn là ủy viên Hội Nhà văn Việt Nam.

Bên cạnh sự nghiệp văn học, cuộc sống cá nhân của nhà thơ cũng đã có hạnh phúc. Tuy ở giai đoạn đầu, Xuân Quỳnh có một cuộc hôn nhân không trọn vẹn nhưng cuối cùng cô đã tìm thấy bên đỗ bình yên bên cạnh Lưu Quang Vũ. Thế nhưng trong một tai nạn định mệnh, đã cướp mất đi hai tài năng của văn học Việt Nam là Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ.

Nhắc đến sự nghiệp sáng tác của Xuân Quỳnh, bà đã để lại cho đời một hồn nhẹ nhàng đằm thắm. Sự nhẹ nhàng ấy thể hiện rõ ở cả hai phương diện sáng tác của Xuân Quỳnh là thơ viết về tình yêu và thơ viết về thiếu nhi.  Trong bài thơ Sóng, ta vẫn thấy một Xuân Quỳnh nhẹ nhàng sâu lắng nhưng không kém phần dữ dội mãnh liệt. Mượn hình ảnh sóng nhưng Xuân Quỳnh đã khéo léo đan cài vào sự chuyển động của sóng là những trạng thái tình cảm, cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu.

Mở bài phân tích khổ 3 và 4 bài thơ Sóng chi tiết

Mở bài 1: Nữ sĩ Xuân Quỳnh được đánh giá là một trong những nhà thơ tình hàng đầu của nền văn học hiện đại bởi những ý thơ da diết, đậm tình đời và tình người còn đọng lại mãi trong trái tim độc giả mọi thời đại. Đi vào từng xúc cảm trong thơ của Quỳnh, ta bắt gặp hình ảnh về thuyền và biển, là cái gió lạnh mùa thu đầy dịu dàng như chính tâm hồn đa cảm của bà hoàng thơ tình vậy. “Sóng” cũng vậy – một thứ tình yêu nhiều nhung nhớ, sâu sắc đầy mãnh liệt… Hãy cùng phân tích cũng như cảm nhận khổ 3 4 của tác phẩm.

Mở bài 2: Tình yêu là món quà vô giá mà thượng đế đã ban tặng con người. Đó là tiếng lòng đồng điệu giữa những tâm hồn khát khao yêu thương, đồng cảm, gắn kết trái tim lại với nhau. Có lẽ chính vì vậy mà tình yêu luôn là chủ đề muôn thuở trong thơ ca. Nhắc đến thơ ca tình yêu, bên cạnh những tên tuổi lớn như Puskin, Targore trên thi đàn thế giới, thì ta cũng không quên nhắc đến những tên tuổi lớn của nền văn học Việt Nam như Xuân Diệu, Nguyễn Bính,… Và đại diện cho tình yêu nồng nàn đằm thắm của người phụ nữ, không thể không nhắc đến Xuân Quỳnh. Nữ sĩ viết rất nhiều về tình yêu, nhưng để lại dấu ấn sâu đậm phải kể đến bài thơ Sóng. Tác phẩm chính là tiếng lòng nhẹ nhàng nhưng cũng rất mạnh mẽ của người phụ nữ trong tình yêu, đặc biệt ở khổ 3 và 4 của bài thơ.

Thân bài phân tích khổ 3 và 4 bài thơ Sóng chi tiết

Người phụ nữ trăn trở trong không gian suy tư

Mở đầu khổ 3 là một không gian rộng lớn bao la:

“Trước muôn trùng sóng bể”

“Muôn trùng” ý chỉ số nhiều. Từ đó gợi mở không gian rộng lớn bao la. Biển vốn đã mênh mông nhưng giờ lại càng rộng lớn hơn gấp bội trong cách kết hợp “muôn tùng sóng bể”. Dường như chỉ có không gian rộng lớn mênh mông ấy, sóng mới có thể thỏa sức vẫy vùng. Trong không gian ấy, sóng mới có thể là chính mình sống thật với những suy nghĩ cảm xúc  Và đó không chỉ là không gian hoạt động của sóng mà đó còn là không gian tâm tưởng của chính em.

Trong không gian rộng lớn ấy, con người thường thấy mình nhỏ bé. Bởi lẽ mặt biển nhìn có vẻ êm đềm là thế nhưng bên dưới là sự vận động không ngừng của nước. Thời gian cũng thế. Nó cứ diễn ra chậm chạp con người không cảm nhận được. Nhưng từ giây phút này đã khác giây phút qua. Mọi thứ luôn vận động không ngừng. Trong sự vận động của thời gian ấy con người không thể làm được gì, không thể can thiệp được chỉ đành phó mặc cho thời gian xô đẩy. Con người không thể làm gì để thoát khỏi quy luật ấy nên chỉ đành ngậm ngùi chấp nhận như một lẽ tất yếu của cuộc sống.

Dòng thời gian cũng như dòng nước cứ chảy mãi dường như vô thủy vô chung với cuộc đời này. Đó là vì sao đứng trước không gian rộng lớn bao la con người luôn ý thức được rõ ràng hơn bản thân mình. Xuân Quỳnh cũng vậy. Xuân Quỳnh cũng bắt đầu suy ngẫm về cuộc sống, suy ngẫm về tình yêu.

Sự suy tư về tình yêu trước biển lớn của nữ sĩ

Nếu ở hai khổ thơ đầu,

“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày nay vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

sự xuất hiện của nhân vật trữ tình “em” chỉ là sự xuất hiện gián tiếp, thì đến câu thơ này, nhân vật trữ tình đã trực tiếp xuất hiện

“Em nghĩ về anh em

Em nghĩ về biển lớn”

Điệp cấu “em nghĩ về…” càng nhấn mạnh nỗi niềm. Nỗi niềm ấy, suy tư ấy không phải của ai, không thay ai nói mà đó là nỗi niềm của riêng một mình Xuân Quỳnh, của chỉ riêng Xuân Quỳnh mà thôi.

Bài thơ mượn hình ảnh của sóng, đáng lẽ phải là “sóng nghĩ về” nhưng Xuân Quỳnh lại  trực tiếp nói lên nỗi lòng mình. Dường như em và sóng đã hòa vào làm một. Nói về sóng nhưng thực chất là nói về tình cảm của em dành cho anh. Cảm xúc trào dâng không sao dừng lại được như những đợt sóng dâng cao vỡ òa trong cảm xúc, để rồi từ đó mà tan ra vô vàn tình cảm.

Đứng trước không gian rộng lớn ấy, đáng lẽ điều đầu tiên hoặc đối tượng đầu tiên phải nghĩ đến đó chính là bản thân. Nhưng với Xuân Quỳnh thì không. Điều đầu tiên hiển hiện trong tâm trí của em đó là anh. Chỉ có anh mà thôi. Anh luôn là điều đầu tiên em nghĩ đến, là ưu tiên hàng đầu và dường như đây đã đi sâu vào tiềm thức của em. Một khi đã đi vào tiềm thức thì ta cũng hiểu được tình cảm ấy phải sâu đậm đến dường nào. Nghĩ đến anh rồi mới nghĩ đến em. Vậy nghĩ gì về anh nghĩ gì về em nghĩ gì về chúng ta. Có lẽ câu trả lời đích xác chỉ có thể em mới có thể trả lời được mà thôi.

Tuy không nói nhưng dường như ta vẫn cảm nhận được điều mà nhân vật “em” đang nghĩ gì lúc này. Đó là xoay quanh chuyện tình yêu của anh và em. Chuyện tình mình liệu có thành? Liệu anh có yêu em thật lòng sâu đậm như cách em yêu anh không? Liệu tình mình có đi đến cái đích cuối cùng của hạnh phúc hay chỉ lại là một sự dở dang?… Biết bao nhiêu lo âu. Vì vậy mà không hề vô lý khi các tác giả dân gian thường khắc họa nỗi lòng của cô gái trong tình yêu với biết bao nhiêu bộn bề lo toan như:

“Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt

Mắt thương nhớ ai

Mắt ngủ không yên

Đêm qua em những lo phiền

Lo vì một nỗi không yên một bề”

    [Ca dao]

Hay những lời tâm sự:

“Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy

Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa

Em thương anh không dám nói ra

Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời

Anh với em cũng muốn kết đôi

Sợ vầng mây bạc trên trời mau tan.”

 [Ca dao]

Nỗi băn khoăn đáng yêu của tình yêu

Từ chuyện của em và anh đột nhiên lại chuyển sang chuyện của sóng nước:

“Từ nơi nào sóng lên”

Sự chuyển đổi này có vẻ vô lý nhưng xét về quy luật của tâm trạng thì nó lại không vô lý chút nào. Bỏ lửng những dòng suy nghĩ về chuyện tình của anh và em về đích đến của mối tình này, để từ đó hướng đến cội nguồn của tình yêu. Mạch cảm xúc cứ trào dâng, mãi không thôi. Câu hỏi có vẻ ngây ngô “từ nơi nào sóng lên” còn chứa đựng nhiều hơn thế. Đi tìm quy luật của sóng biển cũng chính là tìm kiếm quy luật của tình yêu.

“Sóng bắt đầu từ gió

Gió bắt đầu từ đâu”.

Câu hỏi “từ nơi nào sóng lên” đã được diễn giải thật thuyết phục. Sóng được tạo thành nhờ sự chuyển động của gió trên mặt nước. Vậy khúc mắc đầu tiên đã được gỡ bỏ. Nhưng liệu trái tim có thôi băn khoăn không. Câu trả lời là không. Nối tiếp sự lí giải đó lại tiếp tục là một câu hỏi “gió bắt đầu từ đâu”. Câu hỏi như muốn đi sâu hơn vào cái gốc rễ cội nguồn của sóng hay của chính tình yêu mà lòng em đang thổn thức.

Nếu cứ kéo dài mãi liệu có thể đi đến tận cùng nguồn gốc không. Câu trả lời là không bởi lẽ cứ một vấn đề được giải đáp thì một vấn đề khác lại nảy sinh. Nên ta nhận lại được một cái lắc đầu mỉm cười duyên dáng trước lời tự hỏi đó.

“Em cũng không biết nữa”

Cái lắc đầu đầy đằm thắm. Thật ra nếu trên góc độ lí trí khoa học thì hoàn toàn có thể lí giải được nơi khởi phát của gió – đó là sự chuyển động của không khí. Nhưng em đã từ chối suy nghĩ từ chối trả lời. Bởi lí trí lúc này chẳng có ý nghĩa gì chẳng là gì cả so với trái tim đang lỗi nhịp vì tình yêu. Đó không chỉ là cái lắc đầu không biết gió xuất phát từ đâu mà còn là cái lắc đầu vì:

“Khi nào ta yêu nhau”

Câu hỏi này cũng là câu hỏi muôn thuở trong tình yêu. Tình yêu là gì? Vì sao anh yêu em? Khi nào thì ta yêu nhau. Những câu trả lời này nếu để trả lời một cách lí trí thì thật khó để tìm ra đáp án. Nhưng có lẽ rằng câu hỏi này chỉ có thể trả lời bằng trái tim, trái tim yêu thương sẽ chấp nhận mọi câu trả lời mà nó muốn nghe, từ những người mà nó muốn nghe…

Em không biết khi nào tình ta bắt đầu, không phải vì em không yêu anh, cũng chẳng phải vì tình yêu ta chưa đậm sâu. Mà vì trái tim em không cần bất kỳ lời giải thích nào, bởi lẽ em biết mình yêu anh thế là đủ rồi.Tình yêu là thế càng đi tìm câu trả lời thì càng bế tắc. Bởi lẽ tình yêu là chuyện của trái tim của cảm xúc như Xuân Diệu đã từng cắt nghĩa tình yêu như sau.

“Làm sao định nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”

   [Vì sao – Xuân Diệu]

Và em cũng chẳng biết tình mình bắt đầu khi nào, em chỉ biết mình đã yêu anh khi con tim rung động. Đó là giây phút tình yêu em dành cho anh chớm nở. Em cũng không cần quan tâm bởi lẽ điều em cần hiện tại là được sống trong tình yêu của anh, là hiện tại và tương lai của chúng ta sau này.  Đi tìm về quy luật tình yêu để trân quý hiện tại hơn. Nhìn vào nó không phải để bới móc, oán trách mà nhìn vào để thêm yêu giây phút cạnh bên nhau.

Đánh giá nghệ thuật khi phân tích khổ 3 4 bài thơ Sóng

Bằng việc sử dụng hình ảnh sóng, Xuân Quỳnh đã thật tinh tế trong việc đan cài vào đó tình cảm của trái tim. Thể thơ năm chữ gợi nhiều cảm xúc kết hợp với với các hình ảnh gợi tả dã tạo nên một nét nghĩa độc đáo cho bài thơ. Sự thành công ấy còn đến từ ngôn ngữ trần thuật có sự xen lẫn giữa giọng kể và giọng tâm tình. Người đọc đôi lúc có cảm tưởng sóng và em tuy hai mà một, cả hai đã hòa vào nhau.

Kết bài phân tích khổ 3 và 4 bài thơ Sóng chi tiết

Kết bài 1: Chỉ với hai khổ thơ ngắn gọn, cô đọng nhưng ta vẫn cảm nhận được nỗi niềm của người phụ nữ trong tình yêu. Đó là một tình yêu đằm thắm thiết tha nhưng không kém phần nồng hậu da diết. Đây cũng chính là một hồn thơ đầy thiên tính nữ. Gieo vào lòng người những xúc cảm nhẹ nhàng về tình yêu nhưng cũng đủ lắng đọng để ta phải chiêm nghiệm.

Kết bài 2: Cảm nhận bài thơ Sóng cũng như phân tích khổ 3 4 bài Sóng nói riêng đều cho thấy những cảm xúc rất chân thực của người phụ nữ khi đang yêu. Đó là mong ước bền lâu, là tình cảm dung dị chân thành trong tình yêu đôi lứa mang đầy cảm hứng lãng mạn và bay bổng. Thơ của nữ sĩ, cũng vì thế, mà ngọt ngào biết bao trong tâm hồn độc giả…

Kết bài 3: Phân tích khổ 3 4 bài Sóng cũng như tìm hiểu bài thơ, ta thấy được sự hồn nhiên yêu đời, sự hết mình cháy bỏng trong tình yêu của nữ sĩ. Bên cạnh đó, thơ của Xuân Quỳnh cũng ngợi ca sự son sắt, chung tình, một lòng một dạ hy sinh vì tình yêu của người phụ nữ Việt. Hình tượng Sóng cũng chính là em, là những xúc cảm yêu thương mà em dành cho anh…

Video liên quan

Chủ Đề