Em thường giải quyết một vấn đề nảy sinh trong gia đình theo hướng tích cực như thế nào

Xung đột gia đình có thể xảy ra giữa cha mẹ và con cái hoặc giữa vợ và chồng với rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Hầu hết trong gia đình đều không tránh khỏi những lúc có quan điểm mâu thuẫn, trái ngược dẫn đến những xung đột. Tìm cách giải quyết sớm và hòa giải giữa các thành viên chính là yếu tố quan trọng để xây dựng một gia đình bền vững và hạnh phúc lâu bền.

Xung đột được định nghĩa là các mâu thuẫn, đối lập có liên quan đến nhu cầu, giá trị và lợi ích. Theo đó một người có thể nhận ra rằng những quyền lợi của mình đang bị một bên khác làm ảnh hưởng nên có những tranh cãi, đấu tranh để giành lại. Xung đột có thể mang lại những kết quả tiêu cực hoặc tích cực cho một bên hoặc đem lại lợi ích cho cả hai bên nếu biết cách hòa giải hợp lý.

Xung đột gia đình có thể diễn ra giữa mọi thành viên trong gia đình

Thực tế thì xung đột gia đình có thể xuất phát từ lợi ích của một trong cả hai bên nhưng cũng có thể mang những ý nghĩa rộng hơn. Chẳng hạn việc cha mẹ có những xung đột với con cái không hẳn là vì cha mẹ giành lại quyền lợi gì có ích cho mình mà chỉ muốn đem lại những gì mà họ cho rằng tốt nhất cho con cái. Việc bất đồng trong quan điểm, suy nghĩ giữa các thành viên chính là nguyên nhân gây ra các xung đột trong gia đình.

Hầu hết bất cứ gia đình nào cũng từng có những xung đột, đây không phải là điều hiếm gặp. Các xung đột này có thể xuất hiện giữa những thành viên cùng thế hệ như giữa hai vợ chồng, giữa cách con hoặc khác thế hệ như cha mẹ với con cái hay ông bà với các cháu.

Khi có xung đột, hầu hết các thành viên sẽ to tiếng, cãi cọ thậm chí là nặng lời với nhau. Bố mẹ cãi nhau có thể to tiếng, động tay động chân với nhau trong khi nếu là mâu thuẫn giữa cha mẹ với con cái thì hầu hết chỉ có con bị phạt. Các xung đột có thể lớn dần làm xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực ăn sâu vào tâm trí mỗi người nếu không được hòa giải sớm.

Tùy theo nguyên nhân gây xung đột mà hiểu hiện và cách giải quyết sẽ hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên các xung đột này nếu không được giải quyết chính là nguyên nhân tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, khiến các thành viên trong gia đình ngày xa cách nhau hay thậm chí là gia đình tan vỡ [ nếu là xung đột giữa hai vợ chồng].

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra xung đột giữa các thành viên trong gia đình. Sự khác biệt giữa tính cách, suy nghĩ, công việc đều là có thể là yếu tố khiến các xung đột xuất hiện. Hiểu rõ được các nguyên nhân chính là yếu tố hàng đầu để xóa tan các mâu thuẫn, hòa giải và kéo các thành viên tiến lại gần nhau hơn.

Khoảng cách thế hệ chính là nguyên nhân hàng đầu tạo ra những xung đột. Chỉ cần cách nhau một vài tuổi chúng ta đã có những suy nghĩ khác nhau chứ không nói gì đến vài thế hệ. Cha mẹ luôn mong muốn được làm những điều tốt nhất cho con cái nhưng con cái lại cho rằng cha mẹ quá kìm kẹp mình nên không còn tự do.

Khoảng cách thế hệ là nguyên nhân gây ra xung đột giữa cha mẹ và con cái

Xung đột giữa cha mẹ và con cái có thể xuất hiện do những nguyên nhân sau đây

  • Vấn đề điểm số của con, chẳng hạn cha mẹ luôn muốn con học tốt ở tất cả các bộ môn trong khi năng lực của con không cho phép mặc dù con đã rất cố gắng
  • Xung đột về các mối quan hệ bạn bè của con, con có bạn trai/ bạn gái hoặc chơi với bạn xấu, trong khi chắc chắn cha mẹ đều không mong muốn điều này
  • Phụ huynh quá nghiêm khắc, luôn có những quy định đề ra bắt con phải thực hiện, chẳng hạn như phải về nhà trước 8h tối, đi đâu cũng báo cáo với cha mẹ, kể cả khi con đã trên 18 tuổi
  • Cha mẹ quá bận rộn, không quan tâm đến con, bỏ mặc con cũng hoàn toàn là những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn
  • Xung đột trong việc định hướng tương lai, chẳng hạn con muốn làm giáo viên nhưng cha mẹ bắt buộc con phải học làm bác sĩ
  • Xung đột xảy ra do sở thích của hai bên khác nhau, chẳng hạn con muốn diện những trang phục sexy nhưng phụ huynh luôn bắt con phải “kín cổ cao tường”.
  • Cha mẹ quá cổ hủ và luôn ép con làm theo những điều xưa cũ, không còn phù hợp với lối sống hiện đại.

Dù vậy xét theo một yếu tố chủ quan thì xung đột gia đình hay điển hình nhất là giữa cha mẹ và con cái vẫn mang yếu tố cá nhân. Cha mẹ tự cho mình quyền kiểm soát cuộc đời con nên luôn bắt con thực hiện theo ý muốn của mình, luôn cho rằng mình đúng, mình làm như thế là vì con. Trong khi đó, một phần là do con cái không hiểu lòng cha mẹ, một số khác là do tâm lý hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân, ngang bướng, cho rằng cha mẹ cổ hủ nên mới dần xuất hiện những mâu thuẫn.

Mặt khác xung đột gia đình giữa các thành viên không cùng thế hệ còn có thể xảy ra ở cả ông bà và con cháu hay mẹ chồng nàng dâu. Điều này xuất hiện ở những gia đình sống chung nhiều thế hệ hoặc với những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi ông bà. Khoảng cách giữa con cháu với ông bà còn lớn hơn khoảng cách giữa con cái với cha mẹ rất nhiều nên đôi khi việc xuất hiện các mâu thuẫn cũng không phải điều quá lạ lùng.

Tuy nhiên thực tế thì ông bà thường khá chiều chuộng cháu chắt, thậm chí còn chiều hơn cả bố mẹ nên thường ít nảy sinh xung đột hay mâu thuẫn hơn. Dù vậy một số đứa trẻ hư hỏng, ngang bướng nếu không được dạy dỗ đúng cách có thể học theo bạn hư và “bắt nạt” ông bà. Ngược lại, một số người già có phần cổ hủ, khó tính và gây khó khăn trong việc chăm sóc cũng làm xuất hiện mâu thuẫn với con cháu hay nhất là con dâu.

Các thành viên cùng thế hệ ở đây có thể là vợ chồng hay là giữa các con với nhau. Gia đình là biểu tượng của sự thấu hiểu, yêu thương và bao dung với nhau. Tuy nhiên khi quá hiểu nhau, nhìn thấy những tính xấu của nhau mỗi ngày lại có thể chính là nguyên nhân khiến các thành viên trở nên xa cách và dễ tức giận với nhau nhiều hơn. Bởi thế việc xây dựng một gia đình bền vững, hạnh phúc lâu dài chưa bao giờ là điều dễ dàng.

Vấn đề tiền bạc là yếu tố khiến các cặp vợ chồng nảy sinh nhiều xung đột

Xung đột trong gia đình giữa vợ và chồng

  • Mâu thuẫn về vấn đề tiền bạc, đặc biệt khi cả hai đã có con. Những chi phí phải lo lắng ngày càng nhiều hơn nên nếu kinh tế không vững, một trong hai bên không làm ra tiền hoặc ít tiền sẽ dần xuất hiện những xung đột. Vấn đề tiền bạc được đánh giá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các mâu thuẫn giữa những thành viên trong gia đình.
  • Mâu thuẫn do công việc. Chẳng hạn người chồng là người trụ cột đi làm nuôi gia đình còn vợ ở nhà cũng sẽ có thể gây ra xung đột. Người chồng có thể cho rằng chỉ có mình vất vả, vợ ở nhà nội trợ thật đơn giản mà cũng không hoàn thành vai trò. Trong khi đó các công chăm sóc gia đình của vợ cũng rất nhiều lại không được chồng thấu hiểu, ngược lại còn bị khinh thường.
  • Xung đột gia đình giữa vợ và chồng trong quá trình nuôi dạy con cái. Chẳng hạn bố muốn để con phát triển tự nhiên, làm theo điều mình thích trong khi mẹ lại muốn đưa con vào khuôn khổ, có kỷ luật kỷ cương rõ ràng
  • Xung đột do cách sống khác biệt, chẳng hạn người vợ luôn thích sự gọn gàng ngăn nắp trong khi chồng quá bừa bộn, luôn vứt đồ lung tung, dù đã nhắc nhở nhiều nhưng lại không cải thiện.
  • Vợ/ chồng ngoại tình và có thể đứng trên bờ vực tan vỡ.
  • Vợ/ chồng ghen tuông thái quá, thường xuyên ghen không có lý do và không tôn trọng đối phương.

Xung đột giữa vợ và chồng được bắt nguồn bởi cả hai đều có cái tôi quá lớn, ai cũng cho rằng mình đúng, không ai chịu nhường ai. Để xây dựng gia đình thì không chỉ có tình yêu là đủ mà còn rất nhiều vấn đề khác chúng ta không bao giờ lường trước được. Khi yêu nhau chúng ta thấy điều gì ở đối phương cũng đẹp đẽ, kể cả những tính xấu cũng thật đáng yêu. Chỉ khi ở với nhau hằng ngày, tiếp xúc với nhau nhiều mà đối phương vẫn như vậy mới bắt đầu nảy sinh tâm lý chán ghét nhau, những mâu thuẫn ngày càng nhiều khiến cả hai không còn muốn nhìn thấy nhau.

Bên cạnh đó, xung đột giữa con cái cũng là các vấn đề có thể xảy ra khiến phụ huynh vô cùng đau đầu. Tình trạng này có thể diễn ra giữa những tác nhân sau đây

  • Phụ huynh thiên vị một trong hai, thường là thiên vị con út, luôn bắt anh chị nhường nhịn em. Điều này sẽ làm nảy sinh tâm lý ghen tỵ của những đứa trẻ con lại với đứa trẻ được thiên vị khiến chúng không thể hòa hợp với nhau và luôn cảm thấy lợi ích của mình bị đe dọa
  • Một trong những đứa trẻ nổi bật hơn nên những đứa trẻ còn lại thường bị so sánh về mọi thứ
  • Tính cách của cả hai khác biệt, chẳng hạn một đứa thích nổi loạn, hoạt náo còn 1 đứa trầm lắng, an tĩnh
  • Liên quan đến việc tranh giành tiền bạc hay gia sản ở một số gia đình

Các xung đột có thể tồn tại âm ỉ khiến các thành viên luôn cảm thấy không hài lòng về nhau, cáu kỉnh và không còn muốn nói chuyện với nhau. Đến một lúc nào đó, khi các mâu thuẫn được đẩy lên đỉnh điểm sẽ khiến cho cả hai bên bùng nổ, gây ra những cuộc tranh cãi không hồi kết. Cả hai sẽ chỉ ra những điểm xấu xa hoặc thậm chí là mạt sát đối phương. Một trong hai hoặc cả hai bên đều là người tổn thương nếu không ai chịu nhường ai.

Xung đột nếu không được giải quyết sẽ đẩy gia đình đến bờ vực tan vỡ

Hệ lụy lớn nhất mà các xung đột gia đình gây ra chính là khiến các thành viên ngày càng xa cách nhau. Giữa cha mẹ và con cái dường như có những bức tường ngăn cách vô hình; giữa hai vợ chồng không còn muốn tiếp tục cuộc hôn nhân. Rất nhiều gia đình đã tan vỡ vì những xung đột xuất hiện ngày càng nhiều nhưng lại không có cách để giải quyết.

Bên cạnh đó những xung đột gia đình cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề tâm lý cho các thành viên, đặc biệt là con cái. Không ít đứa trẻ đã bị trầm cảm bởi cha mẹ thường xuyên cãi nhau, thường xuyên kiểm soát mình quá mức hoặc thường xuyên bị so sánh với anh/ chị. Không ít người vợ đã bị trầm cảm sau sinh do không được chồng thấu hiểu làm những mâu thuẫn ngày càng nhiều.

Nói chung, xung đột gia đình nếu không được giải quyết sớm có thể gây ra rất nhiều hệ lụy xấu. Tuy nhiên nếu được giải quyết hợp lý nó lại chính là tiền để giúp cả hai bên hiểu nhau hơn, yêu thương nhau hơn, xóa bỏ những mâu thuẫn trước đó. Để làm được điều này đòi hỏi cả hai cần có một người chấp nhận “xuống nước” hòa giải trước.

Những xung đột đôi khi có thể xuất hiện bởi những hiểu lầm về nhau nên muốn hóa giải điều này cả hai cần cho nhau cơ hội lắng nghe và chia sẻ. Đôi khi cái chúng ta nhìn thấy không phải là sự thật. Chẳng hạn việc chồng đi làm về muộn không phải do ngoại tình hay tụ tập bạn bè mà chỉ bởi chồng làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Chỉ khi cho đối phương cơ hội giải thích thì chúng ta mới có thể biết được sự thật.

Hãy cho nhau thời gian để chia sẻ và lắng nghe nhiều hơn

Lắng nghe là nguyên tắc đầu tiên để chúng ta có thể hiểu nhau hơn. Song song đó cũng cần chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc chân thật của bản thân để đối phương hiểu rõ. Chẳng hạn nếu thấy cha mẹ luôn áp đặt mình phải làm này làm kia thì con có thể nói rằng con thực sự buồn vì cha mẹ làm như thế. Thay vì cứ để những điều khó chịu về nhau tích tụ trong lòng thì hãy thẳng thắn chia sẻ với nhau ít nhất một lần để tìm cách giải quyết.

Thực tế thì trong các xung đột giữa phụ huynh và con cái thì cha mẹ nên là người chủ động làm hòa với con trước. Bởi tâm lý con cái vẫn còn có cái tôi rất lớn, luôn muốn thể hiện bản thân với cha mẹ, đặc biệt trẻ trong độ tuổi dậy thì thường rất ương bướng. Chủ động làm hòa, học cách làm bạn với con cái cũng là bài học rất quan trọng mà cha mẹ cần phải tìm hiểu.

Khi tức giận, chúng ta thường mất kiểm soát cảm xúc nên mới có những hành động, lời nói làm tổn thương người đối diện. Một khi đã nói ra chắc chắn không thể rút lại được. Một lời nói tưởng chừng đơn giản, vô hại nhưng có thể khiến đối phương nhớ đến trọn đời, mãi mãi không quên và trở thành vết sẹo không thể nào xóa bỏ.

Vì vậy để tránh các tổn thương khi xuất hiện những mâu thuẫn, xung đột thì bất cứ ai cũng cần học cách bình tĩnh. “Chồng nóng thì vợ bớt lời”, bố mẹ đang tức giận thì con cái không nên cố gắng phản đối lại. Một trong hai bên cần phải chấp nhận “xuống nước” trước để các mâu thuẫn không bị đẩy lên cao trào. Nếu cả hai cùng nóng nảy, cùng quyết định tranh cãi đến cuối cùng thì cả hai sẽ cùng tổn thương.

Thay vì tranh cãi ngay lập tức, phải chứng tỏ rằng mình đúng bạn nên đợi khi cả hai bình tĩnh mới tiếp tục việc tranh luận hay giải quyết các vấn đề. Chẳng hạn nếu bố mẹ nhất quyết bắt buộc bạn học ngành y thì bạn hãy đợi khi bố mẹ đang vui vẻ, đưa ra những lợi ích khi ích làm cô giáo, chỉ rõ ra thế mạnh của bản thân, đưa ra định hướng tương lai một cách rõ ràng để bố mẹ có thể hiểu rõ và không còn cấm cản bạn thực hiện ước mơ.

Đôi khi trong gia đình cũng cần có những nguyên tắc để làm tiền đề xử lý khi có các xung đột, mâu thuẫn xuất hiện. Quy tắc này có thể áp dụng với cả cha mẹ, con cái hay bất kể thành viên nào với nhau. Điều này cũng tự tạo cho mỗi người một ý thức riêng để xây dựng gia đình lâu bền, hạnh phúc hơn.

Luôn có những quy tắc để giải quyết mâu thuẫn với các thành viên trong gia đình

Một vài quy tắc mà bạn có thể tham khảo như

  • Khi cãi nhau không được dùng những lời lẽ thô tục, sỉ nhục đối phương
  • Không được lôi những chuyện quá khứ ra nói nếu đã giải quyết xong
  • Nếu anh chị em cãi nhau phải cùng ôm nhau nói lời xin lỗi 50 lần
  • Nếu con bị điểm kém sẽ cắt xài điện thoại trong hôm đó
  • Không được giận nhau và im lặng quá 3 ngày, mọi xích mích khó chịu cần được giải quyết trong thời gian này

Chúng ta thường cho rằng khi sống cùng một gia đình, gặp nhau hằng ngày thì thời gian nhau chẳng còn quan trọng, nhìn thấy nhau mỗi ngày là đủ. Nhưng thực tế là thời gian ở bên gia đình của mỗi chúng ta còn ít hơn cả thời gian đi cùng bạn bè, thời gian ở công ty. Không biết trân trọng những khoảnh khắc bên nhau sẽ khiến chúng ta rất hối tiếc khi phải nhìn lại quãng thời gian này.

Dù bận rộn thế nào cũng đừng quên việc phải cùng nhau ăn tối, cùng nhau trò chuyện, cùng nhau kể về những vấn đề mình đã gặp trong ngày. Cuối tuần thay vì đi ăn liên hoan cùng bạn bè hãy dành thời gian để cả gia đình cùng nấu nướng, cùng làm bánh hay cùng đi cà phê cũng sẽ thú vị không kém. Hãy tìm cách rút ngắn khoảng cách giữa cha mẹ và con cái cũng như giữa các thành viên trong gia đình.

Chuyên gia tâm lý là những người có kinh nghiệm, chuyên môn về tâm lý, mối quan hệ sẽ lắng nghe những tâm sự của bạn và giúp cho bạn hiểu được tâm lý của chính bạn và đối phương, những mong cầu thực sự trong cách hành xử của đôi bên là gì. Từ đó, giúp bạn đưa ra phương hướng giải quyết phù hợp.

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – Đơn vị uy tín ứng dụng tâm lý trị liệu trong hòa hợp mối quan hệ

Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị tiên phong ứng dụng tâm lý trị liệu trong chăm sóc sức khỏe tâm trí của con người một cách bài bản, chuyên nghiệp và tận tâm. Mục tiêu mà Trung tâm NHC Việt Nam hướng đến là sức khỏe toàn diện, đặc biệt là sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội, theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới WHO: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Trong đó, người khỏe về mặt xã hội là người sống hài hòa và hòa hợp trong chính mình, giữa bản thân và các thành viên khác trong xã hội hay thế giới họ đang sống.

Tùy vào tình trạng mối quan hệ của khách hàng mà Trung tâm sẽ thiết kế các liệu trình trị liệu phù hợp. Ở những buổi đầu tiên, các chuyên gia tâm lý sẽ đưa ra những câu hỏi khai vấn để thấu hiểu và giúp khách hàng nhận thức được vấn đề nội tại bên trong của mẫu thuẫn, xung đột gia đình là gì, giúp khách hàng hiểu về chính mình và hiểu về người thân, biết yêu thương bản thân mình cũng như bố mẹ, vợ/chồng, con trẻ đúng cách. Từ đó, khách hàng sẽ có những giải pháp gỡ rối phù hợp với hoàn cảnh của mình.

Sau đó, các chuyên gia sẽ giúp khách hàng đánh đổ những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực, chữa lành những tổn thương trong mối quan hệ xung đột, xóa bỏ những định nghĩa không phù hợp, hình thành những niềm tin tích cực và tương hỗ cho mối quan hệ trong gia đình. Biết cách cân bằng cảm xúc, hành vi và tạo mối quan hệ hòa hợp trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Bên cạnh các chương trình trị liệu chuyên biệt về hòa hợp mối quan hệ, Trung tâm luôn hướng tới sự kết nối, hòa hợp mối quan hệ trong gia đình trong các chương trình trị liệu khác như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn cảm xúc, mất cân bằng cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình trị liệu hòa hợp mối quan hệ trong gia đình, bạn có thể liên hệ với Trung tâm NHC Việt Nam qua hotline 096 589 8008 hoặc gửi câu hỏi cho chuyên gia tại đây.

Xung đột gia đình là những tình huống khó tránh khỏi trong quá trình xây dựng một ngôi nhà hạnh phúc. Vẫn có những lúc vợ chồng, con cái xuất hiện những mâu thuẫn, quan trọng là cách giải quyết như thế nào. Học cách lắng nghe, thẳng thắn và quan trọng hơn là luôn đặt tình cảm gia đình hàng đầu sẽ giúp bạn có thể bỏ qua những tật xấu, lỗi lầm không đáng có của nhau. Nếu cần thiết, bạn hãy gặp chuyên gia tâm lý để hòa hợp mối quan hệ trong gia đình.

Video liên quan

Chủ Đề