Fe là bao nhiêu?

Đóng góp một vị trí và vai trò quan trọng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, Sắt [ kí hiệu Fe ] có cấu tạo vô cùng chắc chắn; là nguyên liệu chính yếu trong quá trình xây dựng, cấu tạo nên cơ thể sống của con người.

Sơ lược về những thông tin liên quan đến kim loại sắt bên dưới giúp cho bạn đọc nắm vững nội dung một cách chắc chắn nhất!!

Chi tiết về kim loại sắt

Khái niệm: Sắt là gì?

Nằm trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sắt có ký hiệu là Fe, số hiệu nguyên tử = 26, phân nhóm VIIIB & chu kỳ 4. Nguyên tố sắt thường hay xuất hiện nhiều trên Trái Đất, chúng cấu thành lớp vỏ trong lõi & ngoài Trái Đất.

Kim loại sắt được tách ra từ các mỏ quặng sắt, chúng rất khó tồn tại dưới dạng tự do. Muốn thu được sắt ở dạng tự do, người ta phải dùng phương pháp khử hóa học để loại bỏ các tạp chất.

Sắt tồn tại trong một loạt các trạng thái oxi hóa, phổ biến nhất -2 đến +7. Sắt ở trạng thái nguyên tố tồn tại trong những môi trường oxy thấp khác, nhưng phản ứng được với oxy & nước.

Khi mới tạo ra, bề mặt của sắt sẽ xuất hiện màu bạc, nhưng dần dần sẽ oxi hóa trong không khí để tạo ra các oxit sắt ngậm nước [hình thành hiện tượng rỉ sét]. Các oxit sắt chiếm thể tích lớn hơn kim loại cho nên sẽ bị bong ra & làm lộ các bề mặt sắt mới để tiếp tục ăn mòn.

Vai trò của sắt cực kì quan trọng, tạo thành các phức chất với oxi phân tử trong myoglobin & hemoglobin. Hai hợp chất này sẽ là những protein xử lý oxy phổ biến ở động vật có xương sống. 

Tính chất vật lý

Kim loại sắt có màu xám bạc, có độ cứng + bền cao, dễ rèn, dát mỏng, đặc biệt nhất là dễ kéo sợi. Về tính chất dẫn điện, chúng chỉ đứng sau nhôm và đồng. Sắt ở nhiệt độ trên 800 độ C sẽ mất từ tính.

Tính chất hóa học

  • Tác dụng với nước: Trong nhiệt độ bình thường, sắt không tác dụng với hơi nước, nhưng phản ứng cực mạnh khi ở nhiệt độ cao
  • Tác dụng với phi kim: Hầu hết sắt tác dụng với phi kim khi được đun nóng ở nhiệt độ cao.
  • Tác dụng với muối: Sắt có tác dụng đẩy được các kim loại yếu hơn trong muối ra khỏi muối.
  • Tác dụng với axit: Sắt tác dụng với tất cả những loại axit & có tính oxi hóa mạnh.

Giải đáp: “Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây?”

Sắt có khối lượng riêng bao nhiêu?

Khối lượng riêng là gì?

Khối lượng riêng được hiểu là một đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó, là 1 đại lượng đo bằng thương số giữa khối lượng của một vật làm bằng các nguyên chất & thể tích của một vật.

Khối lượng riêng theo hệ đo lường quốc tế có đơn vị là kilogam trên mét khối [kg/m3], ngoài ra còn một số đơn vị khác hay gặp đó là gam trên xentimét khối [g/cm3].

Định nghĩa khối lượng riêng của sắt

Cấu tạo của sắt vô cùng chắc chắn, đặc biệt nó đóng vai trò quan trọng trong xây dựng cũng như đời sống con người. Cho nên sắt có khối lượng riêng cũng khá cao so với các kim loại.

Khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3.

Có cách nào để tính khối lượng riêng của sắt?

Công thức tính khối lượng riêng giúp chúng ta dễ dàng xác định mức độ nặng nhẹ của một chất, so sánh chúng với nhau để phục vụ cho những mục đích nhất định.

Ý nghĩa của việc xác định công thức sẽ giúp bạn tính được khối lượng riêng của sắt một cách nhanh chóng mà không gây cản trở nhiều đến quá trình tính. 

Công thức để tính KLR của sắt: m = D x L x S

Trong đó:

  • m: trọng lượng của sắt [kg].
  • D: khối lượng riêng của sắt.
  • L: chiều dài của sắt [mm].
  • S: diện tích mặt cắt ngang của sắt [mm2].

Tính toán khối lượng riêng của sắt trong xây dựng như thế nào?

Trọng lượng riêng = Khối lượng riêng x 9,81 [trong đó đơn vị của trọng lượng riêng là KN]

Thực tế thì, việc sử dụng khái niệm khối lượng riêng & trọng lượng riêng của sắt xây dựng là giống nhau. Do đó chúng ta có thể tính khối lượng riêng, trọng lượng riêng là hai giá trị bằng nhau.

Một lưu ý thêm: Khối lượng riêng sắt xây dựng khác với khối lượng riêng của sắt. Khối lượng riêng sắt xây dựng = 7850 kg/m3 và khối lượng riêng của Fe = 7800 kg/m3.

Khi xây dựng công trình, việc chọn lựa sắt sao cho đảm bảo độ bền cao, an toàn tuyệt đối luôn là vấn đề được đưa lên hàng đầu. Có một số công thức phổ biến như sau:

  • Công thức tính trọng lượng riêng của sắt tấm

Độ dày [mm] x chiều dài [mm] x chiều rộng [mm] x 7.85 [g/m3].

  • Công thức tính trọng lượng riêng của sắt ống

0.003141 x Độ dày [mm] x Đường kính ngoài [mm] – [ Độ dày [mm] x 7.85 [g/cm3] x Chiều dài [mm] ].

  • Công thức tính trọng lượng sắt hộp vuông

[4 x Độ dày [mm] x Cạnh [mm] –  [4 x Độ dày [mm] x Độ dày [mm]] x 7.85[g/cm3] x 0.001 x Chiều dài[m] ].

  • Công thức tính trọng lượng sắt hộp chữ nhật

[2 x Độ dày [mm] x {Cạnh 1 [mm] + Cạnh 2 [mm]} – 4 x Độ dày [mm] x Độ dày [mm]] x 7.85 [g/cm3] x 0.001 x Chiều dài [m].

  • Công thức tính trọng lượng thanh la

0.001 x Chiều rộng [mm] x Độ dày [mm] x 7.85 [g/cm3] x Chiều dài [m].

  • Công thức tính trọng lượng cây đặc vuông

0.0007854 x Đường kính ngoài [mm] x 7.85 [g/m3] x Chiều dài [m].

Như vậy, nội dung bài viết trên đã trình bày chi tiết cho bạn đọc về khối lượng riêng của sắtcũng như những thông tin liên đến loại chất này.

Phế liệu Nhật Minh là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ thu mua phế liệu trọn gói – giá cao: sắt, đồng, nhôm, chì, vải,…. tận công trình trên toàn quốc

Chủ Đề