Gây tê màng cứng có ở các bệnh viện nào năm 2024

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Gây mê hồi sức, giảm đau - Khoa Ngoại Tổng hợp & Gây mê - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống cùng là hai thủ thuật được ứng dụng để giảm đau trong quá trình sinh thường hay sinh mổ, nhưng lại hoàn toàn khác nhau, khiến cho nhiều sản phụ nhầm lẫn, ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn khi chuyển dạ.

Cùng là gây tê giúp người mẹ đẻ không đau trong khi sinh thường hay sinh mổ, giúp vượt cạn nhẹ nhàng hơn, nhưng gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống lại hoàn toàn không thể đánh đồng với nhau. Việc nhầm lẫn giữa hai phương pháp này có thể khiến nhiều thai phụ chọn lựa sai lầm trong chuyện sinh nở của mình.

Qua đó, thai phụ cần tham khảo kỹ và được bác sĩ tư vấn đầy đủ trước khi quyết định lựa chọn kỹ thuật gây tê khi sinh. Nếu dùng phương pháp sinh thường thì sản phụ nên chọn gây tê ngoài màng cứng, còn trong trường hợp phải sinh mổ thì nên thực hiện gây tê tủy sống.

Thai phụ có thể phân biệt sự khác nhau giữa hai phương pháp gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống qua bảng sau đây:

Gây tê ngoài màng cứng Gây tê tủy sống Khái niệm Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng là khi bác sĩ tiến hành tiêm thuốc gây tê vào khoang màng cứng. Tác dụng gây tê thường xuất hiện sau 15 phút. Kỹ thuật gây tê tủy sống là khi bác sĩ tiêm thuốc gây tê trực tiếp vào dịch não tủy. Hiệu quả gây tê thường đạt chỉ sau 5 phút. Chỉ định Giúp giảm đau trong quá trình chuyển dạ tự nhiên, hay còn gọi là đẻ không đau. Thai phụ có thể yêu cầu thực hiện ngay lúc nhập viện. Thông thường, kỹ thuật này thường được tiến hành khi sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ và cổ tử cung đã mở rộng khoảng 2 - 3 cm. Gây tê tủy sống thường được ứng dụng nhiều hơn trong phẫu thuật mổ lấy thai. Hầu hết các ca sinh sử dụng kỹ thuật này lại được thực hiện theo chỉ định của các bác sĩ trong phẫu thuật mổ lấy thai cấp cứu hoặc theo yêu cầu của chính thai phụ từ ban đầu để sinh mổ chủ động. Mức độ nhận biết cơn đau Gây tê ngoài màng cứng cho phép người mẹ khi sinh nhận biết được sự xuất hiện của các cơn gò tử cung và vẫn trải qua quá trình rặn đẻ như bình thường. Gây tê tủy sống có tính chất hoàn toàn ngược lại khi thai phụ bất động nửa thân dưới trong nhiều giờ liền dù em bé đã được các bác sĩ đưa ra khỏi bụng mẹ. Mẹ chỉ bắt đầu cảm thấy đau nhức toàn thân khi thuốc tê hết tác dụng hoàn toàn. Thời gian chờ của thuốc Thời gian chờ tác dụng của thuốc tương đối ngắn. Đặc biệt, thuốc ít có tác động lên hệ tim mạch và hệ thần kinh trung ương. Thời gian chờ tác dụng của thuốc dài hơn và có khả năng tác động lên hệ tim mạch và thần kinh trung ương. Kiểm soát mức độ giảm đau Thai phụ được gây tê ngoài màng cứng có thể kiểm soát được mức độ giảm đau hay không tùy thuộc phần lớn vào tư thế khi gây tê và tỷ trọng của thuốc. Thông thường rất khó để người mẹ tự kiểm soát mức độ giảm đau. Tác dụng của thuốc không kéo dài lâu. Trong trường hợp phẫu thuật kéo dài, phải tiến hành gây tê lặp lại từ đầu. Thai phụ dễ kiểm soát mức độ giảm đau và chỉ phụ thuộc đa số vào thể tích thuốc đưa vào cơ thể mà thôi. Tác dụng gây tê của thuốc dễ kéo dài hơn bằng cách bơm thêm thuốc vào thông qua ống thông tĩnh mạch [catheter]. Tác dụng không mong muốn Có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ liệt dây thần kinh sọ, vận động chậm hơn sau khi sinh. Liều lượng thuốc sử dụng thường thấp hơn. Hiếm khi gặp trường hợp liệt dây thần kinh sọ hơn. Thai phụ vận động nhanh sau sinh hơn. Liều lượng thuốc sử dụng cao hơn.

2. Khi nào thai phụ không được gây tê ngoài màng cứng?

Phụ nữ mang thai sẽ không được thực hiện phương pháp đẻ không đau bằng cách gây tê ngoài màng cứng nếu thuộc một trong các tình huống dưới đây:

  • Đã và đang dùng thuốc chứa hoạt chất làm loãng máu trong quá trình mang thai.
  • Chất lượng máu không đủ điều kiện để tiến hành thủ thuật, dễ gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
  • Đang mắc bệnh viêm nhiễm ở vùng lưng.
  • Là bệnh nhân đang điều trị bệnh lý tim mạch hay bệnh gan nặng.

Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng có thể áp dụng cho hầu hết các sản phụ sinh thường tự nhiên, song có nguy cơ sẽ xảy ra tác dụng không mong muốn. Vì vậy, bà bầu nên tìm hiểu kỹ thông tin, tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi yêu cầu sử dụng phương pháp này để giảm đau khi sinh.

Thai phụ rối loạn đông máu không được thực hiện gây tê ngoài màng cứng

3. Những trường hợp chống chỉ định gây tê tủy sống

Với những tình huống sau đây, thai phụ không nên lựa chọn thực hiện gây tê tủy sống:

  • Nghi ngờ và từ chối gây tê
  • Dị ứng thuốc gây tê
  • Khối lượng tuần hoàn suy giảm nghiêm trọng
  • Vùng da chọc kim gây tê bị nhiễm trùng hoặc đang bị nhiễm trùng toàn thân nặng
  • Có dị dạng cột sống
  • Rối loạn chảy máu hoặc đang sử dụng các thuốc chống đông máu
  • Bệnh động kinh, tâm thần, co giật
  • Bệnh lý tim mạch nặng

Như vậy, để sản phụ yên tâm vượt cạn thành công thì việc nắm rõ các kiến thức cần thiết để phân biệt hai phương pháp gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống sẽ giúp các bà mẹ tương lai vững vàng hơn trong hành trình sinh con đầy gian nan nhưng cũng vô cùng hạnh phúc trong giây phút thiêng liêng khi con yêu chào đời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nín thở theo dõi một ca đẻ khó tại Vinmec

XEM THÊM:

  • Gây tê ngoài màng cứng phẫu thuật cắt tử cung buồng trứng kèm tạo hình niệu quản
  • Đau lưng sau gây tê tủy sống
  • Thành phần chính của thuốc gây mê

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Có nên tiêm thuốc gây tê màng cứng bao nhiêu tiền?

Vì một cuộc vượt cạn ít đau đớn "mẹ tròn, con vuông", BS Đính khuyên mẹ không nên từ chối mũi giảm đâu gây tê màng cứng. Hiện mũi tiêm này được thực hiện ở hầu hết các bệnh viện có chuyên khoa sản, mũi tiêm có giá khoảng 1,5 triệu đồng.

Tại sao gây tê ngoài màng cứng?

Gây tê ngoài màng cứng sẽ giúp sản phụ giảm đau, hồi sức để tiếp tục cuộc đẻ. Do chỉ gây tê cục bộ, nên sản phụ vẫn nhận biết được toàn bộ quá trình, cảm nhận được cơn gò tử cung và có khả năng tự rặn đẻ. Trong trường hợp sinh khó phải chuyển sang mổ đẻ, thuốc tê vẫn có tác dụng và giúp sản phụ giảm đau sau phẫu thuật.

Gây tê màng cứng có từ khi não?

Hiện nay trên thế giới, kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng đang được ứng dụng phổ biến trong kiểm soát cơn đau cấp tính sau các phẫu thuật lớn ở các vùng cơ thể như ngực, bụng và chi dưới. Còn tại Việt Nam, kỹ thuật gây tê vùng này cũng đã được nghiên cứu và bắt đầu ứng dụng từ những năm 1960.

Tiêm giảm đau ngoài màng cứng có ảnh hưởng gì không?

Khoang ngoài màng cứng được lấp đầy bởi mạng lưới các đám rối tĩnh mạch. nếu tiêm vào những mạch máu này, máu sẽ chảy ra khoang ngoài màng cứng, hình thành khối máu tụ, gây chèn ép tủy sống của người bệnh. Tình trạng này có thể gây tổn thương thần kinh, làm liệt chi dưới.

Chủ Đề