Gãy xương bánh chè có phải mổ không

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN VỠ XƯƠNG BÁNH CHÈ

PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO BỆNH NHÂN VỠ XƯƠNG BÁNH CHÈ

I.   ĐẠICƯƠNG

-   Vỡ xương bánh chè là loại gãy xương nội khớp trừ gãy cực dưới, có thể gãy kín hoặc gãy hở. Xương bánh chè giữ chức năng chính trong hệ thống duỗi gối. Gãy xương bánh chè hay gặp trong chấn thương vùng gối. Nguyên nhân là do tai nạn giao thông, lao động hoặc sinhhoạt.

-   Có nhiều loại gãy khácnhau:

+ Gãy ngang: Phổ biến nhất, có thể gãy ở cực dưới hoặc ở cực trên.

+ Gãy nhiều mảnh, gãy hình sao.

+ Gãy dọc.

-   Tùy từng loại gãy, tùy thuộc vào lứa tuổi mà đưa ra phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫuthuật

-   Điều trị bảotồn:

Khi vỡ xương bánh chè dạng nứt rạn, không di lệch [2 mảnh và mặt khớp bánh chè-lồi cầu đùi không bị khấp khểnh]

Người cao tuổi không còn đi đứng hoặc có bệnh nội khoa nặng kèm theo.

Điều trị: bó bột ống đùi cổ chân với gối gấp 5-10o, để bột 3 - 6 tuần tùy từng trường hợp.

-   Điều trị phẫu thuật: Khi vỡ xương bánh chè, 2 phần vỡ rời xa nhau quá 4mm, gãy vụn khi diện khớp của các mảnh gãy khấp khểnh hoặc có mảnh rời di lệch vào khớpgối.

Khi mổ cũng có nhiều phƣơng pháp khác nhau: Mổ buộc vòng chỉ thép, mổ buộcxươngchữU,mổbắtvis,mổnéoép.Nếuvỡvụnquámổlấybỏxươngbánhchè.

Sau mổ tùy vào phƣơng pháp mổ, nếu thấy không vững cần bó bột hoặc đeo nẹp đùi cẳng bàn chân tăng cường thêm 3 tuần.

-   Vớicácphươngphápđiềutrịbảotồnhayphẫuthuậtsẽđưarachươngtrình tậpphụchồichứcnăngphùhợpđểgiúpbệnhnhântrởlạihoạtđộngbìnhthường.

II.   CHẨNĐOÁN

1.  Các công việc của chẩnđoán

1.1.  Hỏibệnh

Hỏi nguyên nhân gây ra chấn thương, tình trạng sưng đau, không đi được sau chấn thương.

1.2.   Khám và lượng giá chức năng: Khám xem có dấu hiệu tràn máu khớp gối không [chọc dịch có máu tụ] bệnh nhân có chủ động duỗi gối hoàn toàn đượckhông.

Điểm đau cố định, có thấy đoạn giãn cách giữa 2 ổ gãy không.

1.3.  Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng: Chụp X-Quang thường thẳngvà nghiêng để xác định mảnh gãy, độ di lệch, khoảng cách rời xa của mảnh gãy. Đôikhiphảichụpphimdọcnếunghingờxươngbánhchègãy2mảnh.

Đôi khi phải chụp CT scaner để chẩn đoán dị tật bẩm sinh với một gãy

mới

    2.Chẩn đoán xácđịnh

    X-Quang thấy hình ảnh của gãy xương bánh chè.

    3.Chẩn đoán phânbiệt

     Phân biệt với dị tật bẩm sinh của xương bánh chè.

III.   PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ ĐIỀUTRỊ

1.  Nguyên tắc điều trị và phục hôi chứcnăng

-   Giảmđau.

-   Tăng cường tuầnhoàn.

-   Chống teo cơ, đặc biệt là cơ tứ đầuđùi.

-   Chống cứngkhớp.

-   Phục hồi chức năng dichuyển.

2.  Cácphươngphápvàkỹthuậtphụchồichứcnăng

2.1.          Giaiđoạnbấtđộngkhớpgối[vớiđiềutrịbảotồnvàsaumổbuộc

vòng chỉ thép có bó bột tăng cƣờng].

-                      Tập co cơ tĩnh trong nẹp, bột: đặc biệt là cơ tứ đầu đùi. Tập co cơ tĩnh  10 giây/ lần, ít nhất 10 lần/ngày.

-   Tậpchủđộngcáckhớptựdo:Háng,cổchânđểtăngcƣờngtuầnhoàn.

-                      Sau khi bột khô, cho bệnh nhân đứng dậy, tập đi với nạng, chân bệnh chịu một phần sứcnặng.

2.2.          Giai đoạn sau bất động: [Sau khi tháo bột hoặc tháo nẹp cố định khớpgối]

- Giảm đau, tránh co cứng khớp gối bằng nhiệt trị liệu, điện xung, điện phân thuốc qua khớp gối [với phẫu thuật buộc vòng chỉ thép chống chỉ định dùng sóng ngắn để điềutrị]                                                                         171

-    Xoa bóp chống kết dính xung quanh sẹo mổ, xung quanh xương bánh chè và xung quanhkhớp.

-   Diđộngxươngbánhchètheochiềudọcvàchiềungang.

-   Gia tăng tầm vận động khớp bằng kỹ thuật giữ nghỉ và kỹ thuật trợgiúp.

+ Tập duỗi khớp gối hoàn toàn.

+ Tập gấp gối tăng dần, những ngày đầu tập vận động từ 0 đến 30o. Sau  đó tập tăng dần để đạt được tầm vận động gấp 90o sau 6tuần.

+ Lấy lại tầm vận động khớp gối hoàn toàn sau 12 tuần.

-   Gia tăng  sức mạnh  cơ đùi bằng  các  bài tậpsức  cản với tạ,bao cát, ghế chuyêndụng.

-   Tập các bài tập xuống tấn, đạp xe đạp, tập trên dụng cụ tập chuyên biệt khớp gối, tập bơi, tập lên xuống cầuthang.

-   Bệnhnhântrởlạicáchoạtđộngbìnhthƣờngsau6tháng.

2.3.          Điều trị phục hồi chức năng sau phẫu thuật néo ép bánh chè hoặc cácphươngphápphẫuthuậtkháckhôngcầnbột,nẹptăngcƣờng

* Giai đoạn I: Ngày 1 đến 14 ngày sau phẫu thuật.

- Mục tiêu:

+ Duỗi gối tối đa.

+ Gấp khớp gối tới 90o .

+ Kiểm soát đau, phù nề sau phẫu thuật.

+ Kiểm soát cơ lực cơ tứ đầu đùi.

- Điều trị:

+ Chườm lạnh khớp gối 20 phút cách 2h

+ Băng chun ép cố định khớp gối.

+ Đi lại bằng nạng đến khi kiểm soát được cơ đùi. Chịu một phần trọng lượng lên chân phẫu thuật.

-   Bài tập:

+ Tập co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi và toàn bộ chân phẫu thuật.

+ Tập vận động thụ động khớp gối từ 0 đến 30o trong những ngày đầu,  tập tăng dần đến 2 tuần đạt gấp gối90o

+ Tập duỗi khớp gối.

+ Tập  vận động  khớp  cổ  chân, tập vận động  khớp háng  của chânphẫu

thuật.

* Giai đoạn II: từ 2 đến 6 tuần sau phẫu thuật.

-   Mụctiêu:

+ Lấy lại tầm vận động của khớp gối.

+ Tăng cường sức mạnh nhómcơ đùi.

+ Kiểm soát đau và phù nề.

- Bài tập:

+ Tiếp tục các bài tập ở trên.

+ Tập duỗi khớp gối tối đa.

+ Tập gấp dần khớp gối đến 6 tuần lấy lại hoàn toàn tầm vận động khớp gối.

+ Tiếp tục chịu trọng lượng lên chân phẫu thuật, bỏ nạng sau 4 tuần.

+ Tập gia tăng sức mạnh cơ đùi bằng chun, tạ, bao cát hoặc dụng cụ tập khớp gối chuyên dụng.

+ Tập xuống tấn, tập đạp xe đạp, tập bơi.

Bệnh nhân trở lại các hoạt động bình thường sau 6 tháng.

3.  Các điều trịkhác

-   Kết hợp thuốc điều trị chống viêm giảm đau, giảm phùnề.

-   Haituầnsauphẫuthuậtcóthểđiềutrịkếthợpbằngcácphươngphápvật lý trị liệu: hồng ngoại, điện xung, điện phân…

-   Khivậnđộngkhớpgối,nếukhớpgốisưngnềnhiều,giảmcườngđộtập, chườm lạnh khớpgối.

IV. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM

-   Lần đầu: sau phẫu thuật 2 tuần. Các lần tiếp theo cách 1tháng.

-   Khám đến 6 tháng sau phẫuthuật.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trịnh Lê Hồng Minh - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh.

Khi vỡ xương bánh chè, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau nhói, không thể co duỗi gối được. Việc chẩn đoán vỡ xương bánh chè có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh, tránh các biến chứng cho người bệnh.

Xương bánh chè hình tam giác hơi tròn, là xương vừng lớn nhất cơ thể, phát triển từ mầm sụn và cốt hóa khi trẻ ở độ tuổi 4 – 6 tuổi. Xương bánh chè nằm trước đầu dưới xương đùi và vai trò cơ bản của nó cũng giống như các xương vừng khác. Xương bánh chè góp phần quan trọng trong chức năng khớp gối. Các chức năng chủ yếu xương bánh chè như sau:

  • Xương bánh chè điều chỉnh chiều dài, hướng và lực của gân bánh chè và gân cơ tứ đầu đùi mỗi vị trí cánh tay đòn khác nhau từ độ gấp gối khác nhau. Đồng thời, khi gập gối, xương bánh chè di chuyển xuống dưới, vị trí tiếp xúc với xương đùi của xương bánh chè di chuyển từ xa đến gần nên tạo điều kiện thuận lợi cho co cơ tứ đầu đùi.
  • Xương bánh chè nằm giữa gân cơ tứ đầu và lồi cầu của xương đùi nên có vai trò bảo vệ gân tứ đầu giảm ma sát.
  • Xương bánh chè còn giúp giảm thiểu lực ép của cơ tứ đầu lên xương đùi, bằng cách phân tán lực đều đến xương bên dưới.

Vỡ xương bánh chè chiếm tỉ lệ khoảng 2-4%, có nhiều nguyên nhân vỡ xương bánh chè như:

  • Vỡ xương bánh chè do vật cứng đập trực tiếp hoặc ngã đập xương bánh chè xuống nền cứng.
  • Vỡ xương bánh chè do đột ngột co gấp cẳng chân dẫn tới việc cơ tứ đầu đùi co gập mạnh, xương bánh chè bị kéo, ép mạnh lên lồi cầu xương đùi khiến vỡ xương bánh chè.

Khi vỡ xương bánh chè, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau nhói ở phần mặt khớp gối trước, không thể co duỗi gối được. Ngoài ra, các triệu chứng đi kèm khác có thể bao gồm:

  • Sưng nề gối nặng và có những vết tím bầm dưới da
  • Nếu ấn vào xương bánh chè, người bệnh sẽ thấy đau nhói
  • Trong một số trường hợp, có thể thấy được khe khoảng cách giữa hai phần xương bánh chè bị vỡ.

Khi vỡ xương bánh chè, người bệnh thường sẽ cảm thấy đau nhói ở phần mặt khớp gối trước

Việc chẩn đoán vỡ xương bánh chè có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh, tránh các biến chứng cho người bệnh. Các phương pháp chẩn đoán vỡ xương bánh chè bao gồm:

  • Chụp X quang thường quy khớp gối thẳng nghiêng: Tư thế chụp có giá trị là chụp khớp bánh chè đùi, tuy nhiên phương pháp này khó thực hiện vì người bệnh bị đau nên việc gấp gối khó làm được.
  • Chụp phim cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ: Việc chụp X quang chưa đủ để chẩn đoán xác định cũng như phân biệt các loại của tổn thương, vì vậy việc chụp cộng hưởng từ khớp gối có giá trị tiêu chuẩn vì có thể chẩn đoán xác định tổn thương và loại trừ các tổn thương trong khớp khác khi có tràn dịch khớp gối.

Khi được xác định chẩn đoán vỡ xương bánh chè, việc điều trị bảo tồn vẫn có hiệu quả. Chỉ định phẫu thuật thường đặt ra khi đáp ứng kém với điều trị bảo tồn hoặc giảm khả năng vận động của người bệnh sau điều trị.

Việc chẩn đoán vỡ xương bánh chè có vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh

Khi vỡ xương bánh chè, việc đầu tiên cần làm là cần sơ cứu, dùng thuốc giảm đau, cố định tạm thời bằng nẹp gỗ và tiến hành điều trị. Các phương pháp điều trị vỡ xương bánh chè bao gồm:

  • Điều trị bảo tồn: Bó bột là phương pháp điều trị bảo tồn khi vỡ xương bánh chè ở trường hợp nhẹ, di lệch giãn cách dưới 3mm và chênh diện khớp mặt sau xương bánh chè dưới 1mm hoặc gãy rạn xương bánh chè.
  • Điều trị phẫu thuật: Phẫu thuật vỡ xương bánh chè khi hở xương bánh chè, di lệch lớn hơn mức cho phép điều trị bảo tồn, khớp giả xương bánh chè.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.

Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:

  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;
  • Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;
  • Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam;
  • Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;
  • Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;
  • Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.

Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề