Giá trị nhân đạo của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là gì

A.Thương cảm trước khổ đau bi kịch của con người.

C.Đề cao tấm lòng nhân hậu, đề cao ước mơ, công lí, chính nghĩa.

Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích

Truyện Kiều là kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du, cũng là kiệt tác của nền văn học Việt Nam. Truyện Kiều vừa có giá trị lớn về mặt nội dung vừa có giá trị về mặt nghệ thuật.

Phân tích các đoạn trích Chị em Thuý Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, ta thấy được tác giả đã thương xót cho sô’ phận bất hạnh của Thuý Kiều cũng là thương xót cho sô’ phận bất hạnh của biết bao người phụ nữ trong xã hội cũ.

Thân bài

a] Giá trị nhân đạo thể hiện ở tấm lòng thương xót đối với người phụ nữ bất hạnh

– Trong đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều, ngòi bút nhân đạo của Nguyễn Du giúp người đọc thấy được tấm lòng của ông dành cho nhân vật Thuý Kiều. Thuý Kiều là người con hiếu thảo. Trước cảnh gia biên, nàng đã bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi tai hoạ. Bằng bút pháp ước lộ, tác giả làm nổi bật tâm trạng tủi hổ, cảm giác nhục nhã, ê chề của Kiều khi nàng bị coi như một món hàng. Con người Kiều, tài sắc của Kiều đã trở thành món hàng đem ra mua bán. Mụ mối và Mã Giám Sinh Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ. Không những thê”, chúng còn: Cò kè bớt một thêm hai. Nguyễn Du đã cảm thương cho nỗi đau khổ của nàng khi Mã Giám Sinh cân sắc cân tài. Nguyễn Du thấu hiểu tâm trạng Kiều. Đoạn thơ chứa chan tinh thần nhân đạo là ở những chi tiết nội dung ấy.

Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, tác giả đã giúp cho người đọc hiểu được nỗi đau, nỗi nhớ thương, nỗi cô đơn, lo sợ của nàng Kiều. Phải bán mình chuộc cha, trao duyên cho em, Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh và Tú Bà. Kiều không chịu tiếp khách làng chơi nôn nàng tìm đến cái chết. Nhưng rồi nàng đã được cứu sông. Tú Bà dỗ ngon ngọt và cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích. Thực ra Kiều bị giam lỏng tại nơi đây. Đây chính là điểm khởi đầu cho con đường lưu lạc đầy đau thương, tủi nhục của nàng Kiều. Ngòi bút của Nguyễn Du như nhỏ lệ khi miêu tả cảnh vật thông qua tâm trạng của Thuý Kiều. Giữa thiên nhiên vắng lặng và mênh mông, không một bóng người, Kiều chỉ còn biết Bốn bề bát ngát xa trông. Một cảm giác cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng xâm chiêm tâm hồn nàng. Nàng xót xa cho thân phận, số kiếp mình:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.

Phải chăng đó chính là nỗi xót xa của tác giả dành cho những con người bất hạnh như Thuý Kiều.

b] Giá trị nhân đạo thế hiện ở chỗ tác giả ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình cũng như vẻ đẹp về phẩm chất của chị em nàng Kiều

Trong đoạn trích Chị em Thuý Kiều, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp của Thuý Vân và Thuý Kiều bằng những lời tuyệt mĩ.

Tả Thuý Vân, ngòi bút của Nguyễn Du thể hiện sự trân trọng:

Vân xem trang trọng khác vời

Hai chữ trang trọng nói lên vẻ đẹp cao sang, quý phái của Thuý Vân.

Vẻ đẹp trang trọng, đoan trang của người thiếu nữ được so sánh với những thứ cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên có vẻ đẹp đặc biệt, trong trắng, tinh khiết, rực rỡ để miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân. Khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Nụ cười tươi như hoa. Giọng nói trong trẻo thoát ra từ hàm răng ngà ngọc. Làn tóc mềm mại, thướt tha đẹp hơn mây trời. Màu trắng của tuyết đặt bên màu da của Vân vẫn còn thua bởi da của Thuý Vân không chỉ trắng, mịn màng như tuyết mà còn có cả sức sông tràn trề của người con gái bước vào tuổi dậy thì.

Bằng biện pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà quý phái của người thiêu nữ. Chân dung của Thuý Vân là chân dung mang tính cách sô’ phận, vẻ đẹp của Vân tạo sự êm đềm hoà hợp với xung quanh. Mây thua, tuyết nhường nôn nàng sẽ có cuộc đời suôn sẻ.

Phải là người biết yêu quý cái đẹp, biết trân trọng cái đẹp, Nguyễn Du mới có được sự miêu tả như thế.

Ca ngợi Thuý Kiều, Nguyễn Du không chỉ ca ngợi vẻ đẹp về hình thức mà tác giả còn ca ngợi vẻ đẹp về mặt tâm hồn, về sự tài hoa.

Câu thơ đầu khái quát vẻ đẹp của Thuý Kiều: Kiều càng sắc sảo, mặn mà. Nàng sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về mặt tâm hồn.

Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả vẫn dùng những hình tượng nghệ thuật ước lộ thu thuỷ [nước mùa thu], xuân sơn [núi mùa xuân], hoa, liễu. Nét vẽ của thi nhân thiên về gợi, tạo một ấn tượng chung về một giai nhân tuyệt thế. Diều đáng nói ở đây là khi hoạ bức chân dung Kiều, tác giả tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt. Bởi đôi mắt là sự thể hiện phần tinh anh của tâm hồn và trí tuệ. Cái sắc sảo của trí tuệ, cái mặn mà của tâm hồn đều liên quan tới đôi mắt. Hình ảnh ước lộ làn thu thuỷ – làn nước mùa thu gợn sóng gợi lên thật sông động vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt, … Còn hình ảnh ước lộ nét xuân sơn – nét núi mùa xuân lại gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung.

Khi tả Thuý Vân, tác giả chủ yếu gợi tả nhan sắc mà không thể hiện cái tài, cái tình của nàng. Nhưng khi tả Kiều, tác giả chỉ dành một phần để tả về sắc, còn dành hai phần để gợi tả tài năng. Tài của Kiều đạt tới mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, gồm đủ cà cầm [đàn], kì [cờ], thi [thơ], hoạ [vẽ]. Đặc biệt tài đàn của nàng đã là sở trường năng khiếu bẩm sinh. Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Từ ăn đứt có tác dụng khẳng định sự vượt trội của Thuý Kiều trong việc tài đàn so với mọi người. Cực tả tài đàn của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Cung đàn bạc mệnh mà Kiều tự sáng tác chính là ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.

Khi tả Thuý Vân, tác giả chỉ dùng từ thua, nhường để so sánh vẻ đẹp của thiên nhiên với vẻ đẹp của Vân. Nhưng miêu tả Thuý Kiều, tác giả dùng những từ chỉ mức độ cao hơn ghen, hờn. Điều đó cho ta thấy, trước vẻ đẹp tuyệt vời của Thuý Kiều, thiên nhiên cũng phải ghen, phải hờn giận.

Vẻ đẹp của Thuý Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình. Cao hơn nữa, tác giả đã dùng câu thành ngữ nghiêng nước nghiêng thành để cực tả vẻ đẹp của nàng.

Ca ngợi Thuý Kiều, tác giả còn ca ngợi tấm lòng giàu tình cảm, thuỷ chung của Thuý Kiều đôi với Kim Trọng và tình cảm, ý thức trách nhiệm, đức hi sinh của Thuý Kiều đôi với cha mẹ, gia đình.

Rõ ràng, phải là người có tấm lòng yêu thương con người mới thấy hết được vẻ đẹp của những con người bất hạnh để mà ngợi ca. Tình cảm xót thương, sự trân trọng về sắc đẹp và tài năng Thuý Kiều đã giúp ta hiểu được giá trị nhân đạo thể hiện qua các đoạn trích này nói riêng, trong tác phẩm Truyện Kiều nói chung.

Giá trị nhân đạo còn thể hiện qua thái độ khinh hỉ của tác giả đối với những kẻ buôn người

Tác giả vạch trần bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh một kẻ buôn người nhưng lại đội lốt sinh viên trường Quốc Tử Giám.

Về ngoại hình: chải chuốt, bảnh bao:

Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.

Về hành động, cử chỉ:

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng.

Về bản chất:

Cò kè bớt một thêm hai.

Kết thúc vấn đề

Giá trị nhân đạo của các đoạn trích nói riêng, Truyện Kiều nói chung được thể hiện đậm nét qua ba nội dung chính:

+ Tấm lòng xót xa, thương cảm cho những con người tài hoa mà bất hạnh.

+ Ca ngợi vẻ đẹp về mặt ngoại hình, tài năng và tâm hồn của những người con gái có sô phận bất hạnh.

+ Thái độ khinh bỉ của tác giả đối với những kẻ buôn người – Qua các đoạn trích, ta thấy nhà thơ có một trái tim nhân đạo bao la. Thật đúng là Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều [Tô Hữu].

10/11/2020 111

Câu hỏi Đáp án và lời giải

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Nguyễn Hưng [Tổng hợp]

đề viết dàn ý cảm nhận của em về tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
nhờ mn giúp đỡ, em cảm ơn ạ.

I. Mở bài: – Giới thiệu đôi nét về tác phẩm và đoạn trích. + Nguyễn Du là nhờ thơ nhân đạo tiêu biểu trong nền văn học trung đại Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác của mình ông đã cho ra nhiều tác phẩm có giá trị cao về cả mặt nội dung lẵn nghệ thuật trong đó Truyện Kiều được xem là kiệt tác số một của ông, là niềm tự hào của thơ ca trung đại. + Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích rất hay và sâu sắc, nó vừa bộc lộ được hết tâm tư tình cảm của nàng Kiều vừa thấm đượm tình thần nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du. II. Thân bài: -Nguyến Du là một trong số những nhà văn hiếm hoi lấy hình ảnh người phụ nữ vào đề tài sáng tác của mình, để gợi ca, để thương cảm và trân quý. Ông cảm nhận những điều không ai để ý, chân quý những vẻ đẹp bị dẫm đạp, chôn vùi, ngợi ca những con người vốn bị coi thường và chán ghét => Tinh thần nhân đạo, trái tim đầy tình yêu thương và trắc ẩn. - Giải thích thế nào là tinh thần nhân đạo: Chủ nghĩa nhân đạo là tư tưởng yêu thương con người, tôn trọng các giá trị của con ngườ Nêu khái quát nguyên do khiến Thúy Kiều phải rơi vào nơi nhơ nhuốt và đầy tủi nhục này : Sau khi gia đình lâm biến và bị Mã Giám Sinh dùng mưu hèn kế bẩn, gạ gẫm lừa tình rồi bị bán vào thanh lâu, Thúy Kiều đã định tự kết liễu đời mình, nhưng kế hoạch của nàng không thành công sau đó nàng bị giam lõng tại lầu Ngưng Bích. =>Nhà văn viết về phụ nữ đã hiếm , còn nhà văn viết về người phụ nữ tại chốn lầu xanh nơi được xem là chốn ông bướm vô loài, nơi mà người phụ nữ vốn đã bị xem thường lại càng trở nên hèn mọn, và nhỏ bé thì chỉ có thể là Nguyễn Du => Một tâm hồn cao cả, đầy sự ấm áp yêu thương. – Tâm trạng của Kiều ở lầu Ngưng Bích. “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” – Phân tích hai từ “khóa xuân” hai từ này đã gợi lên sự tù túng, cô đơn và bất lực trước nghịch cảnh của cuộc đời. Nơi ấy đã giữ chân cô trước những ước mơ về tự do, về cuộc sống êm đềm hạnh phúc. – Không gian càng mênh mông tăm tối, mịt mù càng làm cho tâm trạng Thúy Kiều trở nên thê lương bi đát hơn bao giờ hết. Một cuộc sống bị giam cầm tù đày cả về tâm hồn, lẫn thể xác. “Bẽ bàng mây sớm đèn khuya Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” – Hai từ “bẽ bàng” đã lột tả được mọi sự ê chề, đau đớn của Thúy Kiều, khi cô vừa bị Mã Giám Sinh lừa tình, rồi lại còn bị bán vào lầu xanh.=> Mất hết niềm tin vào cuộc sống, vào lòng dạ con người, vào cái xã hội chỉ toàn là sự lộc lừa xảo trá. – “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng” con người và cảnh vật đã như hòa nhập vào làm một, Cảnh vật cũng như người đều mang cảnh u sầu, trống trải, cô đơn khắc khoải, tàn úa lụi tàn theo những nỗi khổ đau. – Trong những câu thơ tiếp theo tác giả đưa nhịp bài thơ nhanh hơn, chuyển hướng tâm trạng của Thúy Kiều hồi tưởng lại những ngày xưa bình yên hạnh phúc. “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” – Phân tích tâm trạng của Thúy Kiều khi nhớ về Kim Trọng mối tình đầu của nàng trong sự ê chề, bẽ bàng, tủi nhục này người nàng nhớ về đầu tiên chính là chàng Kim Trọng, nhớ người đã thề hẹn ước nguyện với nàng. “Xót người tựa cửa hôm mai Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ” – Tâm trạng của Kiều khi nghĩ về cha mẹ. Nàng nghĩ về những người sinh thành ra mình, cảm thấy xót xa. – Tâm trạng của Thúy Kiều lại trở về với thực tại của đời mình, trở về với nỗi đau hiện thực: “Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh” – Điệp từ “buồn trông” được nhắc đi nhắc lại trong khổ thơ. Nó như tâm trạng của Kiều lúc này, đúng là “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”  Thể hiện sự xót thương của tác giả trước những khó khăn, sóng gió mà Kiều đã gặp phải.  Điều đấy là quá tàn nhẫn với một người con gái quá đổi mong manh và yếu đuối. Tác giả vừa đau xót thay cho phận nàng Kiều, vừa trân trọng những nét đẹp tâm hồn và tài năng của người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh. Dù Thúy Kiều đang nhuốm mình trong sự nhơ nhớt của chốn lầu xanh nhưng điều đấy không hề ảnh hưởng gì đến cách nhìn nhận và thái độ trân trọng của Nguyễn Du đối với cô. – Những sóng gió trông cheenh mà Kiều phải đối mặt và trải qua “Buồn trông song cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”  Qua tác phẩm Nguyễn Du đã trực tiếp vạch trần bộ mặt xấu xa, dối trá của những kẻ hám tiền tài, danh lợi. Tố cáo sự suy tàn , mục nát của xã hội phong kiến đương thời, nơi đã đưa ra biết bao những định kiến oan trái, bất công với con người mà đặc biệt ở đây là người phụ nữ.  Tinh thần nhân đạo ấy đã đi sâu vào con người của Nguyến Du, thấm nhuần vào từng sáng tác của người nghệ sĩ tài hoa ấy và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích chính là minh chứng cho điều đó ông đau xót vô cho thân phận con người bị chà đạp, khinh rẻ, bị biến thành một món hàng để cân đo đong đếm, ông đau lòng thay cho những phẩm hạnh và tài năng cao đẹp lại bị vùi vập không chút tiếc thương. => Từ đó có thể minh chứng được rằng Nguyễn Du là một nhà nhân đạo chân chính, và kiệt xuất, một người dám đứng ra tôn vinh những thứ bị xem thường, và khinh thường những thứ đang được sùng bái ,tôn vinh. III. Kết bài – Nêu cảm nhận , suy nghĩ và nhận đinhn chung về vấn đề.

--- Bạn tham khảo bài làm này nhé, nếu còn vấn đề cần trao đổi cứ đặt bên dưới nhá. Chúc bạn học tốt---

Reactions: phamkimcu0ng, duong oanh.07, Phạm Đình Tài and 1 other person

Video liên quan

Chủ Đề