Giá trị xuất khẩu hàng hóa của cảng biển năm 2024

Cục Hàng hải cho biết, thời gian vừa qua, hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển ngày càng phát triển quy mô hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và sức cạnh tranh của cảng biển Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư khai thác cảng chuyên nghiệp và các hãng tàu lớn của thế giới tham gia đầu tư xây dựng và khai thác cảng biển tại Việt Nam.

Đơn cử như, Tập đoàn PSA - Singapore (nhà khai thác cảng số 3 thế giới) đầu tư, khai thác bến cảng SP-PSA tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Tập đoàn APMT - Đan Mạch (nhà khai thác cảng số 2 thế giới) đầu tư khai thác Cảng CMIT tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tập đoàn Hutchison Port Holding - Hong Kong (nhà khai thác cảng biển số 1 thế giới) đầu tư bến cảng SITV tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...

Các hãng tàu lớn cũng tham gia đầu tư, khai thác nhiều bến cảng tại Việt Nam như Mitsui O.S.K line (Nhật Bản), Wanhai Lines (Đài Loan Trung Quốc) đầu tư, khai thác bến cảng container quốc tế Tân Cảng - Cái Mép; hãng tàu MOL, NYK đầu tư bến cảng Lạch Huyện (Hải Phòng)…

Hai nhóm cảng biển lớn nhất cả nước hiện nay là nhóm cảng biển số 1 và 4 đều có sự phát triển, đầu tư. Với nhóm cảng biển số 1, năng lực và tổ chức khai thác cảng đã được cải thiện đáng kể tại các khu bến cảng mới. Công suất xếp dỡ container tăng ấn tượng (từ 500-800 Teus lên 1.000-1.200 TEUs trên mét dài bến).

Nhóm cảng biển số 4 là nhóm cảng biển phát triển nhất cả nước, tập trung là nhóm cảng biển khu vực TPHCM và khu vực Cái Mép - Thị Vải (Vũng Tàu) với hơn 100 bến cảng và 220 cầu cảng, chiều dài gần 40.000 m. Nhiều cảng được đầu tư với quy mô đồng bộ, hiện đại trang thiết bị xếp dỡ năng suất cao, năng suất xếp dỡ đạt tiêu chuẩn cấp khu vực và quốc tế, thời gian giải phóng tàu nhanh.

Bến cảng Cát Lái (TPHCM) là khu cảng tập trung khối lượng container thông qua lớn nhất trên cả nước, tiếp nhận tàu trọng tải từ 20.000 đến 30.000 tấn hoặc lớn hơn (giảm tải), chủ yếu vận tải đi các tuyến châu Á.

Khu cảng Cái Mép - Thị Vải là bến cảng nước sâu lớn nhất cả nước đã có khả năng đón được tàu có trọng tải lớn nhất thế giới vào làm hàng (tàu trọng tải 240.000 DWT). Năm 2022, khu vực cảng Cái Mép đã thiết lập được 22 tuyến đi châu Mỹ, 2 tuyến đi châu Âu và 10 tuyến đi nội Á, tăng khoảng 3 lần so với năm 2013 (năm 2018 có 8 tuyến đi châu Mỹ và châu Âu).

Việt Nam có hơn 100 tuyến vận tải nội Á

Bên cạnh 25 tuyến vận tải đi châu Mỹ (tập trung ở hai cụm cảng nước sâu Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải) và 3 tuyến đi châu Âu (tập trung ở hai cụm cảng nước sâu Lạch Huyện và Cái Mép - Thị Vải), Cục Hàng hải còn cho biết, hiện, Việt Nam có trên 100 tuyến vận tải nội Á, tập trung vào các cụm cảng số 1 (Hải Phòng, Quảng Ninh), số 3 (Đà Nẵng, Quy Nhơn, Quảng Nam) và số 4 (TPHCM, Vũng Tàu).

"Hiện tại, Việt Nam là một trong 3 nước có sản lượng hàng hóa thông qua và tuyến vận tải lớn nhất trong khu vực (cùng với Malaysia và Singapore)", Cục Hàng hải thông tin.

Năm 2022, sản lượng hàng qua cảng biển đạt 733 triệu tấn, tăng 4% so với năm 2021. Trong đó, sản lượng hàng hóa container thông qua cảng biển Việt Nam cũng trên đà tăng trưởng, đạt trên 25,1 triệu TEUs tăng 5% so với cùng kỳ.

Theo nền tảng mua bán container toàn cầu Container xChange, chuỗi cung ứng toàn cầu thời gian qua đang chuyển sang các quốc gia Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Việt Nam và các quốc gia khác do chính sách Zero-Covid của Trung Quốc. Container xChange nhận định, các công ty vận tải container toàn cầu đang tìm cách đa dạng hóa các tuyến thương mại hàng hóa, từ các tuyến tính tuyến sang đa dạng tuyến. Trong đó, các quốc gia như Malaysia, Việt Nam và Singapore đang nổi lên như những đối thủ nặng ký trong "cuộc chiến" tuyến vận tải thương mại container.

Có thể thấy, năng lực cảng biển Việt Nam hiện nay là tiền đề để các hãng tàu sử dụng cảng biển Việt Nam làm mắt xích quan trọng trong chuỗi hải trình toàn cầu.

(HQ Online) - Trong những tháng đầu năm 2024, hàng hóa XNK qua nhiều cảng biển có chuyển biến tích cực, các doanh nghiệp khai thác cảng ứng dụng nhiều giải pháp đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Giá trị xuất khẩu hàng hóa của cảng biển năm 2024
Lô hàng 15.000 tấn hạt nhựa xuất khẩu đi châu Âu dịp đầu năm mới tại Cảng quốc tế Long An. Ảnh: L.T

Hàng thông qua cảng gia tăng

Trong quý 1/2024, sản lượng hàng hóa qua cảng Chu Lai (Quảng Nam) đạt 810 nghìn tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có 390 nghìn tấn hàng container và 420 nghìn tấn hàng rời, hàng lỏng. Các loại hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng chủ yếu là: linh kiện ô tô, cơ khí, trái cây, tinh bột sắn, viên nén, dăm gỗ, hàng gia dụng, may mặc...

Đánh giá về tình hình phát triển thị trường trong những tháng đầu năm 2024, ông Phan Văn Kỳ, Tổng giám đốc Cảng biển quốc tế Chu Lai cho biết, cảng đang tập trung thu hút các nguồn hàng có nhiều dư địa phát triển tại khu vực Tây Nguyên, Lào, Campuchia như nông sản (trái cây tươi, tinh bột sắn...), khoáng sản (quặng sắt, quặng bauxite) xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc; đồng thời hỗ trợ khách hàng kết nối nguồn lực, dịch vụ logistics trọn gói để tối ưu chi phí. Cụ thể về kết quả kinh doanh, Gemadept ghi nhận doanh thu thuần tăng 28%, lên 879,9 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu hoạt động khai thác cảng chiếm 83,6%, tương đương 735,8 tỷ đồng; còn lại đến từ hoạt động logistics, cho thuê văn phòng. Lãi sau thuế của công ty đạt 319,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng gần 86% so với cùng kỳ. Trong giai đoạn tới, Gemadept sẽ triển khai mạnh các dự án đầu tư hạ tầng sau cảng và dịch vụ logistics khu vực phía Nam, bao gồm các ICD, hệ thống kho, điểm tập kết hàng hóa và đội tàu sông. Qua đó, công ty này kỳ vọng gia tăng mạnh mẽ vị thế của cảng Gemalink (thuộc khu vực cảng Cái Mép) như một trung tâm trung chuyển quan trọng của khu vực.

Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 3 tháng đầu năm đạt 177 triệu tấn (không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng), tăng 3% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, hàng hóa container thông qua cảng biển là 6 triệu TEU, tăng 2%. Các khu vực cảng biển có khối lượng hàng hóa thông qua tăng như: Khu vực Quảng Ninh tăng 11%, Quảng Nam tăng 19%, Đồng Nai tăng 8%...

Nhận định về xu hướng phát triển của cảng biển Việt Nam, trong báo cáo được công bố mới đây, SSI Research nhận định sản lượng hàng qua cảng sẽ cải thiện hơn trong năm nay nhờ hoạt động sản xuất phục hồi trở lại sau khi nới lỏng giãn cách xã hội. Tốc độ tăng trưởng ước đạt mức trung bình trong nửa đầu năm và tăng tốc trong nửa cuối năm. Tốc độ tăng trưởng cả năm ước tính khoảng 10-20%, cao hơn mức tăng trưởng hàng năm trong điều kiện thông thường. Tuy nhiên, mức tăng trưởng lợi nhuận của các công ty cảng có thể khác nhau với tiềm năng tăng trưởng cao hơn cho các cảng biển nước sâu còn dư công suất.

Tăng dịch vụ thu hút nguồn hàng

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhiều cảng đã đầu tư khai thác hàng quá cảnh, trung chuyển. Bà Ngô Thị Thanh Vy, Thành viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác cảng quốc tế Long An cho biết, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia tìm đến cảng quốc tế Long An để tìm hiểu về hoạt động khai thác hàng quá cảnh, hàng trung chuyển từ Campuchia qua cảng quốc tế Long An, từ đây tiếp tục hải trình quốc tế đến các nước châu Âu, châu Mỹ, hoặc ngược lại từ quá cảnh qua cảng quốc tế Long An đến Campuchia.

Kịp thời nắm bắt xu hướng hội nhập, cải thiện toàn chuỗi giá trị, nâng cao tự động hóa toàn bộ quy trình vận hành và dịch vụ, cảng Quốc tế Long An đã vận hành thành công các hệ thống chuyển đổi số toàn diện. Theo đó, cảng đã và đang khai thác, cung cấp đầy đủ các dịch vụ cảng biển và logistics trọn gói, như: khai thác hàng tổng hợp, container; dịch vụ lưu kho bãi; giao nhận hàng hóa quốc tế; vận chuyển thủy bộ; đại lý hải quan; tiếp nhận nhu cầu của các doanh nghiệp có hàng hóa quá cảnh, hàng trung chuyển từ Campuchia sang Việt Nam và ngược lại thông qua 2 ưu thế về kết nối giao thông đường bộ và đường thủy”- bà Ngô Thị Thanh Vy nhấn mạnh.

Để thu hút nguồn hàng qua cảng, ông Phan Văn Kỳ cho biết, hiện nay, cảng Chu Lai đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút đầu tư. Cụ thể, cảng đang đẩy nhanh tiến độ thi công bến cảng 5 vạn tấn và 2 cẩu STS, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 5/2024; đưa vào hoạt động 3 cẩu eRTG với tổng công suất gần 90 lượt nâng hạ/giờ; hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính về giấy phép quá cảnh, thủ tục hải quan…; đồng thời làm việc với các hãng tàu quốc tế để kết nối tuyến Chu Lai - Đông Bắc Á với chi phí vận tải biển hợp lý nhất. Đồng thời, cảng Chu Lai sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả các dịch vụ, từ đó có những điều chỉnh hợp lý để nâng cao chất lượng trên từng công đoạn; tập trung nghiên cứu, xây dựng chiến lược thị trường, đẩy mạnh marketing, tập trung vào nhóm khách hàng tiềm năng để gia tăng sản lượng, nguồn hàng, phấn đấu mục tiêu sản lượng hàng hóa qua cảng đạt 5 triệu tấn trong năm 2024.

Hiện nay, cảng Chu Lai đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ, thu hút đầu tư. Cụ thể, cảng đang đẩy nhanh tiến độ thi công bến cảng 5 vạn tấn và 2 cẩu STS, dự kiến hoàn thành vào đầu tháng 5/2024; đưa vào hoạt động 3 cẩu eRTG với tổng công suất gần 90 lượt nâng hạ/giờ; hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục hành chính về giấy phép quá cảnh, thủ tục hải quan…; đồng thời làm việc với các hãng tàu quốc tế để kết nối tuyến Chu Lai - Đông Bắc Á với chi phí vận tải biển hợp lý nhất.