Giải bài tập Địa lí 9 Bài 2 trang 14

Hướng dẫn giải bài tập Địa Lí lớp 9 bài 2 chi tiết, dễ hiểu và ngắn gọn nhất, được chúng tôi tổng hợp từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm chia sẻ, miễn phí. Giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức đã học và đưa ra các phương pháp giải bài tập hiệu quả nhất. Mời các em tham khảo bài viết dưới đây.

Địa lý lớp 9 bài 2: Dân số và gia tăng dân số

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 2 trang 7: Quan sat hình 2.1, nêu nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?

Trả lời:

 - Trong giai đoạn 1954-2003, dân số nước ta tăng nhanh, tăng liên tục, tăng từ 23,8 triệu người [năm 1954] lên là 80,9 triệu người [2003], tăng gấp 3,4 lần so với năm 1954.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của nước ta giảm nhưng số dân vẫn tăng nhannh, mỗi năm tăng khoảng 1 triệu người do kết cấu dân số nước ta trẻ, số người trong độ tuổi sinh đẻ lớn. Đây là hậu quả của cùng nổ dân số giai đoạn trước.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 2 trang 8: Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì? Nêu những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta.

Trả lời:

- Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả:

      + Kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội.

      + Vấn đề giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống

      + Các tai tệ nạn xã hội

      + Sức ép lên tài nguyên môi trường.

- Những lợi ích của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta:

      + Tăng thu nhập bình quân đầu người, tăng chất lượng cuộc sống.

+ Giải tỉ lệ người thất nghiệp, thiếu việc làm

      + Đáp ứng được nhu cầu về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội,...

      + Giảm thiếu ô nhiễm môi trường, hạn chế cạn kiệt tài nguyên.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 2 trang 8: Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước.

Trả lời:

- Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất cả nước: Đồng bằng sông Hồng.

- Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất cả nước: Tây Nguyên.

- Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước: Nông thôn, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 9 Bài 2 trang 9: Dựa vào bảng 2.2, hãy nhận xét:

- Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979-1999.

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979-1999.

Trả lời:

- Tỉ lệ hai nhóm dân số nam, nữ thời kì 1979-1999:

+ dân số nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam: Năm 1999 dân số nữ là 50,8%, nam là 49,2%.

+ Tỉ lệ dân số theo giới đang có sự thay đổi, tăng tỉ lệ dân số nam, giảm tỉ lệ dân số nữ.

 - Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nước ta thời kì 1979-1999:

+ Nhóm tuổi 0-14 tuổi: Nam từ 21,8 giảm xuống còn 17,4, nữ từ 20,7 giảm xuống còn 16,1.

+ Nhóm tuổi 15-59 tuổi: Nam tăng từ 23,8 lên 28,4, nữ từ 26,6 lên 30,0.

+ Nhóm tuổi trên 60 tuổi: Nam tăng từ 2,9 lên 3,4; nữ tăng từ 4,2 lên đến 4,7.

Giải bài tập Địa Lí 9 bài 1 trang 10: Dựa vào bảng 2.1, hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số của nước ta.

Trả lời:

- Về dân số:

+ Nước ta có số dân đông và tăng nhanh. Năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu dân.

+ Tăng liên tục, năm 2009 so với năm 1954, số dân tăng hơn 3,5 lần.

+ Tốc độ tăng dân số của giai đoạn 1976 – 2009 nhanh hơn giai đoạn 1954 – 1976.

- Về gia tăng dân số:

+ Từ 1954 đến 2003, dân số tăng nhanh liên tục. Nhưng khác nhau qua các giai đoạn: Dân số gia tăng rất nhanh trong giai đoạn 1954 - 1960; từ 1970 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên có xu hướng giảm.

+ Hiện nay, dân số Việt Nam có tỉ suất sinh tương đối thấp [năm 1999, tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,43%]. Tuy thế, mỗi năm, dân số nước ta vẫn tiếp tục tăng thêm khoảng 1 triệu người.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số khác nhau giữa các vùng: Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất là Tây Nguyên, vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp nhất là Đồng bằng sông Hồng. Các vùng lãnh thổ có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn trung bình cả nước là Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

Bài 2 trang 10 Địa Lí 9: Phân tích ý nghĩa của việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và sự thay đổi cơ cấu dân số nước ta.

Trả lời:

Giảm tỉ lệ gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu dân số sẽ tạo điều kiện:

+ Giảm bớt những khó khăn về việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác.

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư, ổn định xã hội.

+ Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Sử dụng hợp lí, bảo vệ tài nguyên và môi trường, phát triển theo hướng bền vững.

Bài 3 trang 10 Địa Lí 9: Dựa vào bảng số liệu dưới đây:

- Tính tỉ lệ [%] gia tăng tự nhiên của nước ta qua các năm và nêu nhận xét.

- Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số nước ta thời kì 1979-1999.

Trả lời:

a] Tính [kết quả ở bảng]

Năm

1979

1981

1999

Tỉ suất sinh [%]

32,5

31,3

19,9

Tỉ suất tử [%]

7,2

8,4

5,6

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên [%]

2,53

2,29

1,43

-Nhận xét: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm qua các năm

b] Hướng dẫn vẽ biểu đồ - Vẽ biểu đồ đường. Trên cùng trục tọa độ, vẽ hai đường: Một đường thể hiện tỉ suất tử, một đường thể hiện tỉ suất sinh. Khoảng cách giữa hai đường đó chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số.

File tải miễn phí địa lớp 9 bài 2:

CLICK NGAY vào đường dẫn dưới đây để tải lời giải bài tập bản đồ địa lí 9 bài 2 chi tiết, ngắn gọn bản file word, file pdf hoàn toàn miễn phí từ chúng tôi.

Ngoài nội dung trên, các em xem và tham khảo thêm các môn học khác như: Toán, Anh, Văn, Sinh, Sử, Hóa, Lý... được chia theo từng khối lớp tại chuyên trang của chúng tôi.

10:35:1310/06/2022

Phần câu hỏi và bài tập của bài Phân bố dân cư, các loại hình quần cư ở trang 14 SGK Địa lí 9 dưới đây giúp em hệ thống lại các kiến thức đã học, ghi nhớ tốt hơn và nắm vững kiến thức này.

Dưới đây là nội dung giải bài 1, 2, 3, trang 14 SGK Địa lí 9 và trả lời các câu hỏi in nghiêng giữa bài.

I. Hướng dẫn trả lời câu hỏi [giữa bài]

1. Quan sát hình 3.1, hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở những vùng nào. Thưa thớt ở những vùng nào. Vì sao?

 Hình 3.1: Lược đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam năm 1999

* Hướng dẫn:

- Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đồng bằng và ven biển nhất là đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long. Dân cư thưa thớt ở vùng miền núi.

- Vì: Ở vùng đồng bằng có điều kiện sống thuận lợi nên dân cư tập trung đông đúc. Ngược lại những nới có điều kiện sống khó khăn như địa hình hiểm trở, giao thông khó khăn, kinh tế kém phát triển,...

2. Hãy nêu những thay đổi của quần cư nông thôn mà em biết?

* Hướng dẫn:

Những thay đổi của quần cư nông thôn:

– kiến trúc nhà có nhiều thay đổi: nhiều nhà cao tầng, nhà mọc sát nhau…

– Giao thông: đường xá bê tông hóa, nhiều phương tiện,...

– Lao động ngoài hoạt động trong khu vực nông nghiệp còn hoạt động trong cả lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ,...

3. Quan sát hình 3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta. Giải thích.

* Hướng dẫn:

 Nhận xét:

+ Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

+ Trung du miền núi Bắc Bộ có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta [15 đô thị], tuy nhiên ở đây chủ yếu là các đô thị vừa và nhỏ.

+ Vùng có đô thị nhiều thứ 3 và thứ 2 cả nước là Đồng bằng sông Hồng [10 đô thị] và Đồng bằng sông Cửu Long [12 đô thị].

+ Đông Nam Bộ là vùng có quy mô đô thị lớn nhất nước ta.

+ Các vùng còn lại có ít đô thị và mật độ đô thị thưa thớt [Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên].

 Giải thích:

+ Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, những vùng có nhiều đô thị và có quy mô đô thị lớn là những vùng đông dân và có mật độ dân số cao.

+ Sự phát triển kinh tế-xã hội khác nhau giữa các vùng miền.

+ Quy mô diện tích giữa các vùng miền có sự khác nhau rõ rệt.

II. Giải bài 1, 2, 3 trang 14 SGK Địa lí 9

* Bài 1 trang 14 SGK Địa lí 9: Dựa vào hình 3.1, hãy trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta.

* Lời giải:

Dân cư nước ta phân bố không đều:

- Tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và đô thị: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Thưa thớt ở khu vực miền núi, điều kiện tự nhiên không thuận lợi: Tây Bắc, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.

* Bài 2 trang 14 SGK Địa lí 9: Nêu đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

* Lời giải:

Đặc điểm của các loại hình quần cư ở nước ta.

Đặc điểm

Quần cư ở nông thôn

Quần cư ở thành thị

Mật độ dân số

Thấp

Cao

Tên gọi điểm quần cư

Làng, ấp [người Kinh]. Bản [người Tày, Thái, Mường,...]; Buôn, plây [các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên]; Phum, sóc [Khơ-me].

Phường, quận, khu đô thị, chung cư,...

Hình thái nhà cửa

Nhà cửa thấp, phân bố thưa thớt.

Nhà ống, cao tầng nằm san sát nhau hoặc biệt thự; các chung cư, khu đô thị mới.

Hoạt động kinh tế chủ yếu

Nông nghiệp

Công nghiệp, dịch vụ

Chức năng

Chủ yếu có chức năng hành chính và văn hóa – xã hội.

Là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng.

* Bài 3 trang 14 SGK Địa lí 9: Nêu Quan sát bảng 3.2 [trang 14 SGK ] nêu nhận xét về sự phân bố dân cư và sự thay đổi mật độ dân số ở các vùng của nước ta.

Mật độ dân số của các vùng lãnh thổ [người/km2]

* Lời giải:

• Sự phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng:

- Vùng có mật độ dân số cao nhất là Đồng bằng sông Hồng [1192 người / km2], tiếp theo là Đông Nam Bộ, sau đó là Đông bằng sông Cửu Long, và thấp nhất là Tây Bắc.

- Các vùng có mật độ dân số cao hơn trung bình của cả nước là: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửư Long, Đông Nam Bộ.

• Sự thay đổi mật độ dân số của các vùng: từ năm 1989 đến 2003, mật độ dân số các vùng đều tăng, đặc biệt ở Tây Nguyên tăng gấp đôi.

Hy vọng với bài viết hướng dẫn trả lời các Câu hỏi và Giải bài 1, 2, 3 trang 14 SGK Địa lí 9 giúp các em nắm vững kiến thức bài Phân bố dân cư và Các loại hình quần cư. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Video liên quan

Chủ Đề