Giải bài tập vật lí 7 bài 12 năm 2024

Giải Vở Bài Tập Vật Lí 7 – Bài 12: Độ to của âm giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

I- ÂM TO, ÂM NHỎ – BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG

Thí nghiệm 1

Câu C1 trang 36 VBT Vật Lí 7: Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng 1:

Bảng 1

CÁCH LÀM THƯỚC DAO ĐỘNG ĐẦU THƯỚC DAO ĐỘNG MẠNH HAY YẾU? ÂM PHÁT RA TO HAY NHỎ? a] Nâng đầu thước lệch nhiều. Mạnh To b] Nâng đầu thước lệch ít. Yếu Nhỏ

Câu C2 trang 36 VBT Vật Lí 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.

Hoặc:

Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng ít, biên độ dao động càng nhỏ, âm phát ra càng nhỏ.

Thí nghiệm 2

Câu C3 trang 36 VBT Vật Lí 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Quả cầu bấc lệch càng nhiều, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn, tiếng trống càng to.

Hoặc:

Quả cầu bấc lệch càng ít, chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng nhỏ, tiếng trống càng nhỏ.

Kết luận:

Âm phát ra càng to khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn.

III. VẬN DỤNG

Câu C4 trang 36 VBT Vật Lí 7: Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh, dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn lớn, nên âm phát ra to.

Câu C5 trang 37 VBT Vật Lí 7: Biên độ dao động của điểm M trên sợi dây trong trường hợp trên lớn hơn biên độ dao động của điểm M ở giữa sợi dây trong trường hợp dưới.

Câu C6 trang 37 VBT Vật Lí 7: Khi máy thu thanh phát ra âm to, biên độ dao động của màng loa lớn hơn khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ.

Câu C7 trang 37 VBT Vật Lí 7: Độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng từ 50dB đến 70dB.

Ghi nhớ:

– Biên độ dao dộng càng lớn, âm càng nhỏ.

– Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben [dB].

1. Bài tập trong SBT

Câu 12.1 trang 37 VBT Vật Lí 7: Vật phát ra âm to hơn khi nào?

  1. Khi vật dao động nhanh hơn
  1. Khi vật dao động mạnh hơn
  1. Khi tần số dao động lớn hơn
  1. Cả 3 trường hợp trên

Lời giải:

Chọn B

Vì vật phát ra âm to hơn khi vật dao động mạnh hơn.

Câu 12.2 trang 37 VBT Vật Lí 7: Điền vào chỗ trống:

Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben [dB]

Dao động càng mạnh thì âm phát ra càng to.

Dao động càng yếu thì âm phát ra càng nhỏ.

Câu 12.3 trang 37 VBT Vật Lí 7: Hải đang chơi ghita.

  1. Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh dây đàn.
  1. Khi bạn Hải gảy mạnh, dao động của sợi dây đàn càng mạnh, biên độ dao động của dây lớn hơn so với khi bạn ấy gảy nhẹ.
  1. Khi bạn Hải chơi nốt cao, các sợi dây đàn ghita dao động nhanh hơn so với khi chơi nốt thấp.

2. Bài tập bổ sung

Câu 12a trang 38 VBT Vật Lí 7: Đơn vị đêxiben [dB] là đơn vị đo

  1. độ cao của âm.
  1. độ vang của âm.
  1. độ kéo dài của âm.
  1. độ to của âm.

Lời giải:

Chọn D

Đơn vị đo độ to của âm là đêxiben [dB]

2. Bài tập bổ sung

Câu 12b trang 38 VBT Vật Lí 7: Dây đàn ghi ta phát ra âm càng nhỏ khi

  1. dây đàn càng trùng.
  1. dây đàn càng mảnh.
  1. dây đàn dao động càng chậm.
  1. dây đàn dao động càng yếu.

Lời giải:

Chọn D

Dây đàn ghi ta phát ra âm càng nhỏ khi dây đàn dao động càng yếu

2. Bài tập bổ sung

Câu 12c trang 38 VBT Vật Lí 7: Càng ở gần khán đài có dàn nhạc đang biểu diễn, tiếng nhạc mà em nghe được

  1. càng cao
  1. càng dài.
  1. càng to.
  1. càng bổng.

Lời giải:

Chọn C

Càng ở gần khán đài có dàn nhạc đang biểu diễn thì năng lượng âm cáng lớn do đó âm nghe được càng to.

2. Bài tập bổ sung

Câu 11d trang 38 VBT Vật Lí 7: Vì sao muốn cho kèn lá chuối phát ra âm to thì phải thổi mạnh?

Lời giải:

Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, ta phải thổi mạnh, vì khi đó lá chuối ở đầu bẹp của kèn dao động mạnh có biên độ lớn và tiếng kèn phát ra to.

Mời các em học sinh tham khảo hướng dẫn giải bài tập môn Vật Lí lớp 7 Bài 12: Độ to của âm được bày chi tiết, dễ hiểu nhất dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bài học này, từ đó chuẩn bị tốt cho tiết học sắp tới nhé.

Bài 12.1 trang 28 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Vật phát ra âm to hơn khi nào?

  1. Khi vật dao động nhanh hơn
  1. Khi vật dao động mạnh hơn
  1. Khi tần số dao động lớn hơn
  1. Cả 3 trường hợp trên

Trả lời:

\=> Chọn B

Bài 12.2 trang 28 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Điền vào chỗ trống:

Đơn vị đo độ to của âm là...

Dao động càng mạnh thì âm phát ra ...

Dao động càng yếu thì âm phát ra...

Trả lời:

đexiben [dB].

càng to.

càng nhỏ.

Bài 12.3 trang 28 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Hải đang chơi ghita.

  1. Bạn ấy đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào?
  1. Dao động và biên độ dao động của sợi dây đàn khác nhau như thế nào khi bạn ấy gảy mạnh và gảy nhẹ?
  1. Dao động của các sợi dây đàn ghita khác nhau như thế nào khi bạn ấy chơi nốt cao và nốt thấp?

Trả lời:

  1. Hải đã thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh vào dây đàn.
  1. Khi gảy mạnh dây đàn: Dao động của dây mạnh, biên độ của dây lớn. Khi gảy nhẹ dây đàn: Dao động của dây yếu, biên độ của dây nhỏ.
  1. Khi chơi nốt cao: Dao động của sợi dây đàn ghita nhanh. Khi chơi nốt thấp: Dao động của sợi dây đàn ghita chậm.

Bài 12.4 trang 28 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Muốn cho kèn lá chuối phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh. Em hãy giải thích tại sao phải làm như vậy?

Trả lời:

Muốn cho kèn lá chuôi phát ra tiếng to, em phải thổi mạnh, vì khi đó đầu bẹp của kèn dao động với biên độ lớn và tiếng kèn phát ra to.

Bài 12.5 trang 28 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Hãy tìm hiểu xem người ta đã làm thế nào để âm phát ra to khi thổi sáo?

Hướng dẫn:

Thổi sáo càng mạnh, thì âm phát ra càng to.

Bài 12.6 trang 28 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Biên độ dao động là gì?

  1. là số dao động trong một giây
  1. Là độ lệch của vật trong một giây
  1. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được
  1. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.

Trả lời:

\=> Chọn D

Bài 12.7 trang 29 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Biên độ dao động của âm càng lớn khi

  1. vật dao động với tần số càng lớn
  1. vật dao động càng nhanh
  1. vật dao động càng chậm
  1. vật dao động càng mạnh

Trả lời:

Chọn D

Bài 12.8 trang 29 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?

  1. Vận tốc truyền âm
  1. Tần số dao động của âm
  1. Biên độ dao động của âm
  1. Cả ba trường hợp trên

Trả lời:

\=> Chọn C

Bài 12.9 trang 29 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Ngưỡng đau có thể làm điếc tai có giá trị nào sau đây?

  1. 130 dB
  1. 180 dB
  1. 100 dB
  1. 80 dB

Trả lời:

\=> Chọn A

Bài 12.10 trang 29 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Tiếng ồn trong sân trường vào giờ ra chơi có độ to vào cỡ nào đây?

  1. 120 dB
  1. 50 dB

C.30 dB

  1. 80 dB

Trả lời:

\=> Chọn B

Bài 12.11 trang 29 Sách bài tập [SBT] Vật lí 7

Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

  1. Tần số dao động
  1. Biên độ dao động
  1. Thời gian dao động
  1. Tốc độ dao động

Trả lời:

Chọn B

► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải SBT Vật Lí 7 Bài 12: Độ to của âm file PDF hoàn toàn miễn phí!

Chủ Đề