Giải phương trình bậc 2 hướng đối tượng

Giải phương trình bậc 2 hướng đối tượng

Một trong những đặc điểm quan trọng của lập trình hướng đối tượng là tính kế thừa và tính đa hình. Hai khái niệm này được định nghĩa như sau:

Tính kế thừa (inheritance): Đặc tính này cho phép một đối tượng có thể có sẵn các đặc tính mà đối tượng khác đã có thông qua kế thừa. Điều này cho phép các đối tượng chia sẻ hay mở rộng các đặc tính sẵn có mà không phải tiến hành định nghĩa lại. Tuy nhiên, không phải ngôn ngữ định hướng đối tượng nào cũng có tính chất này.

Tính đa hình (polymorphism): Thể hiện thông qua việc gửi các thông điệp (message). Việc gửi các thông điệp này có thể so sánh như việc gọi các hàm bên trong của một đối tượng. Các phương thức dùng trả lời cho một thông điệp sẽ tùy theo đối tượng mà thông điệp đó được gửi tới sẽ có phản ứng khác nhau. Người lập trình có thể định nghĩa một đặc tính (chẳng hạn thông qua tên của các phương thức) cho một loạt các đối tượng gần nhau nhưng khi thi hành thì dùng cùng một tên gọi mà sự thi hành của mỗi đối tượng sẽ tự động xảy ra tương ứng theo đặc tính của từng đối tượng mà không bị nhầm lẫn.

Để hiểu rõ hơn hai tính chất này của lập trình hướng đối tượng, xin mời các bạn tham khảo trong video dưới đây:

  • TAGS
  • học php
  • hướng đối tượng php
  • oop
  • php
  • php tutorial

Thành Đỗ

Cách giải phương trình bậc 2 thì chúng ta đã được học ở lớp dưới rồi phải không nào ? Vậy giải phương trình bậc 2 trong C/C++ thì sẽ như thế nào ? Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Cách giải phương trình bậc 2

Giải phương trình bậc 2 hướng đối tượng
                  Phương trình bậc 2

Phương trình bậc 2 là phương trình có dạng: ax² +bx + c = 0. (a≠0)  (1)

Ở các lớp dưới ta đã có phương pháp giải bằng cách tính delta:

  • Đầu tiên tính delta = b² – 4ac
  • Nếu delta < 0 thì kết luận vô nghiệm
  • Nếu delta = 0 thì có nghiệm kép
  • Nếu delta > 0 thì sẽ có 2 nghiệm phân biệt

Ý tưởng

  • Dùng một vòng do while để nhập a, b, c nếu a = 0, thì nhập lại.
  • Chúng ta dùng hàm sqrt() trong thư viện math.h để tính căn delta hoặc tính căn không dùng hàm sqrt()tại đây.
  • Chúng ta tạo hàm giaiPT trả về kiểu int chính là số nghiệm của phương trình (1).
  • Chúng ta sẽ đưa tham chiếu 2 biến x1 , x2 vào hàm giaiPT để gán giá trị hai nghiệm.
  • Nếu pt (1) vô nghiện thì giaiPT sẽ trả về 0 , đồng thời gán x1 = x2 =0 .
  • Nếu pt (1) có nghiệm kép thì giaiPT sẽ trả về 1 , đồng thời gán x1 = x2 = -b/2a .
  • Nếu pt (1) có 2 nghiệm thì giaiPT sẽ trả về 2 , gán x1 = (-b+√delta ) / 2a  x = (-b-√delta ) / 2a .

Code C

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

#include

#include

int giaiPT(float a, float b, float c,float &x1, float &x2){

    float delta = b*b - 4*a*c;

    if(delta<0){

        x1=x2=0.0;

        return 0;

    }

    else if(delta==0){

        x1 = x2 = -b/(2*a);

        return 1;

    }

    else{

        delta = sqrt(delta);

        x1 = (-b + delta) / (2*a);

        x2 = (-b - delta) / (2*a);

        return 2;

    }

}

int main(){

    float a,b,c;

    float x1,x2;

    do{

        printf("Nhap a (a!=0): ");

        scanf("%f",&a);

        printf("Nhap b: ");

        scanf("%f",&b);

        printf("Nhap c: ");

        scanf("%f",&c);

    }

    while(!a);// Nếu a=0 thì nhập lại

    int numNo = giaiPT(a,b,c,x1,x2);

        if(numNo == 0) {

        printf("Phuong trinh da cho vo nghiem");

    }

    else if(numNo == 1){

        printf("Phuong trinh da cho co nghiem kep x=%.4f",x1);

    }

    else{

        printf("Phuong trinh da cho co hai nghiem phan biet\nx1=%.4f \nx2=%.4f",x1,x2);

    }

}

Nhap a (a!=0): 3

Nhap b: -5

Nhap c: 2

Phuong trinh da cho co hai nghiem phan biet

x1=1.0000

x2=0.6667

Code C++

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

41

42

43

44

45

46

#include

#include

using namespace std;

int giaiPT(float a, float b, float c,float &x1, float &x2){

    float delta = b*b - 4*a*c;

    if(delta<0){

        x1=x2=0.0;

        return 0;

    }

    else if(delta==0){

        x1 = x2 = -b/(2*a);

        return 1;

    }

    else{

        delta = sqrt(delta);

        x1 = (-b + delta) / (2*a);

        x2 = (-b - delta) / (2*a);

        return 2;

    }

}

int main(){

    float a,b,c;

    float x1,x2;

    do{

        cout<<"Nhap a (a!=0): ";

        cin>>a;

        cout<<"Nhap b: ";

        cin>>b;

        cout<<"Nhap c: ";

        cin>>c;

    }

    while(!a);

        int numNo = giaiPT(a,b,c,x1,x2);

    if(numNo ==0 ) {

        cout<<"Phuong trinh da cho vo nghiem";

    }

    else if(numNo==1){

        cout<<"Phuong trinh da cho co nghiem kep x=%.4f" << x1;

    }

    else{

        cout<<"Phuong trinh da cho co hai nghiem phan biet"<<endl;

        cout<< "x1=" << x1<<endl;

        cout<< "x2=" << x2<<endl;

    }

}

Nhap a (a!=0): 3

Nhap b: -5

Nhap c: 2

Phuong trinh da cho co hai nghiem phan biet

x1=1

x2=0.666667

Bài học của mình đến đây là kết thúc.