Giải Vở bài tập Toán lớp 5 trang 107

Vở bài tập Toán lớp 5 bài 107

  • Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương
  • Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 107 Câu 1
  • Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 107 Câu 2
  • Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 107 Câu 3

Giải vở bài tập Toán 5 bài 107: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trang 26. Lời giải Vở bài tập Toán 5 tập 2 giúp các em học sinh hiểu được cách giải các bài tập về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương; cách tính và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương. Sau đây mời các em cùng tham khảo chi tiết.

>> Bài trước: Giải vở bài tập Toán 5 bài 106: Luyện tập Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình chữ nhật

Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

a] Định nghĩa

- Diện tích xung quanh của hình lập phương là tổng diện tích bốn mặt của hình lập phương.

- Diện tích toàn phần của hình lập phương là tổng diện tích sáu mặt của hình lập phương.

b] Quy tắc: Giả sử hình lập phương có cạnh là a.

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 4.

Sxq = S1mặt x 4 = [a x a] x 4

- Muốn tính diện tích toàn phần của hình lập phương ta lấy diện tích một mặt nhân với 6.

Stp = S1mặt x 6 = [a x a] x 6

>> Tham khảo chi tiết: Lý thuyết Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương

Bài tập Toán lớp 5 bài 107 là Hướng dẫn giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 2 trang 26. Lời giải bao gồm 5 câu hỏi có đáp án chi tiết cho từng câu để các em học sinh so sánh đối chiếu với bài làm của mình. Các bậc Phụ huynh cùng tham khảo hướng dẫn con em học tập ôn luyện, củng cố tại nhà.

Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 107 Câu 1

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp:

a. Diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 2,5m là: ……………………….

b. Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2,5m là: ………………………...

Phương pháp giải:

Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.

Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.

Đáp án

a. Diện tích xung quanh của hình lập phương có cạnh 2,5m là:

[2,5 ⨯ 2,5] ⨯ 4 = 25 [m2]

b. Diện tích toàn phần của hình lập phương có cạnh 2,5m là:

[2,5 ⨯ 2,5] ⨯ 6 = 37,5 [m2]

Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 107 Câu 2

Viết số đo thích hợp vào ô trống:

Cạnh của hình lập phương

10cm

Diện tích một mặt của hình lập phương

16cm2

Diện tích toàn phần của hình lập phương

24cm2

Phương pháp giải:

- Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.

- Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.

- Diện tích một mặt = diện tích toàn phần : 6.

- Nếu có số a sao cho diện tích một mặt = a × a thì độ dài cạnh của hình lập phương đó là a.

Đáp án

Cạnh của hình lập phương có diện tích một mặt 16cm2 là:

16 : 4 = 4cm

Diện tích toàn phần của hình lập phương có diện tích một mặt 16cm2 là:

16 ⨯ 6 = 96cm2

Diện tích một mặt của hình lập phương có cạnh 10cm là:

10 ⨯ 10 = 100cm2

Diện tích toàn phần của hình lập phương có diện tích một mặt 100cm2 là:

100 ⨯ 6 = 600cm2

Diện tích một mặt của hình lập phương có diện tích toàn phần 24cm2 là:

24 : 6 = 4cm2

Ta có: 2 × 2 = 4. Do đó cạnh của hình lập phương có diện tích một mặt 4cm2 là 2cm.

Vậy ta có bảng kết quả như sau:

Cạnh của hình lập phương

4cm

10cm

2cm

Diện tích một mặt của hình lập phương

16cm2

100cm2

4cm2

Diện tích toàn phần của hình lập phương

96cm2

600cm2

24cm2

Vở bài tập toán lớp 5 tập 2 bài 107 Câu 3

a. Hình lập phương thứ nhất có cạnh 8cm, hình lập phương thứ hai có cạnh 4cm. Tính diện tích xung quanh của mỗi hình lập phương.

b. Diện tích xung quanh của hình lập phương thứ nhất gấp mấy lần diện tích xung quanh của hình lập phương thứ hai?

Phương pháp giải:

- Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.

- Muốn tìm diện tích xung quanh của hình lập phương thứ nhất gấp mấy lần diện tích xung quanh của hình lập phương thứ hai ta lấy diện tích xung quanh của hình lập phương thứ nhất chia cho diện tích xung quanh của hình lập phương thứ hai.

Đáp án

Bài giải

a.

Hình a]

Diện tích một mặt của hình lập phương:

8 ⨯ 8 = 64 [cm2]

Diện tích xung quanh hình lập phương:

64 ⨯ 4 = 256 [cm2]

Đáp số: 256cm2

Hình b]

Diện tích một mặt của hình lập phương:

4 ⨯ 4 = 16 [cm2]

Diện tích xung quanh hình lập phương:

16 ⨯ 4 = 64 [cm2]

Đáp số: 64cm2

b. Diện tích xung quanh của hình a] gấp số lần hình b] là:

256 : 64 = 4 [lần]

Đáp số: 4 lần

>> Bài tiếp theo: Giải vở bài tập Toán 5 bài 108: Luyện tập

Chuyên mục Toán lớp 5 tổng hợp tất cả các bài trong năm học có lời giải đầy đủ cho từng bài học SGK cũng như VBT trong năm học. Tất cả các tài liệu tại đây đều được tải miễn phí về sử dụng. Các em học sinh có thể lựa chọn lời giải phù hợp cho từng bộ sách trong chương trình học.

Giải vở bài tập Toán 5 bài 107: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương bao gồm 3 câu hỏi có phương pháp giải và lời giải chi tiết cho từng dạng bài tập cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng Toán về cạnh của hình lập phương, diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương, so sánh các hình hệ thống lại các kiến thức Toán 5 chương 3 Hình học.

Ngoài ra, các em học sinh lớp 5 còn có thể tham khảo Giải bài tập SGK Toán 5: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương hay đề thi học kì 2 lớp 5 đầy đủ các môn học: Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Sử - Địa, Tin học mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 5 hơn mà không cần sách giải.

Bài 87.Luyện tập – SBT Toán lớp 5: Giải bài 1, 2, 3 trang 107 Vở bài tập Toán lớp 5 tập 1. Câu 1: Viết số đo thích hợp vào ô trống; Tính diện tích hình tam giác vuông [theo công thức]…

1: Viết số đo thích hợp vào ô trống

Độ dài đáy hình tam giác

13 cm

32 dm

4,7 m

\[{2 \over 3}m\]

Chiều cao hình tam giác

7 cm

40 dm

3,2 m

\[{3 \over 4}m\]

Diện tích hình tam giác

2: Tính diện tích hình tam giác vuông [theo công thức]

Diện tích hình tam giác vuông BAC là:

S  = AB x AC : 2

[AB và AC có cùng một đơn vị đo]

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp

a]

 

Diện tích hình tam giác vuông BAC là: ………

b]

Diện tích hình tam giác vuông DEG là: …………

3: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp

Cho hình bình hành MNPQ có đáy QP = 5cm và chiều cao MH = 3cm

Diện tích hình tam giác MQP là: …….

Diện tích hình tam giác MNP là: …….

1: Viết số đo thích hợp vào ô trống

Độ dài đáy hình tam giác

13 cm

32 dm

4,7 m

\[{2 \over 3}m\]

Chiều cao hình tam giác

7 cm

40 dm

3,2 m

\[{3 \over 4}m\]

Diện tích hình tam giác

45,5 cm2

640 dm2

7,52 m2

\[{1 \over 4}{m^2}\]

2: Tính diện tích hình tam giác vuông [theo công thức]

a]

Diện tích hình tam giác vuông BAC là: 3 x 4 : 2 = 6 [cm2]

b]

Diện tích hình tam giác vuông DEG là: 5 x 4 : 2 = 10 [cm2]

3: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp

Cho hình bình hành MNPQ có đáy QP = 5cm và chiều cao MH = 3cm

Diện tích hình tam giác MQP là:

5 x 3 : 2 = 7,5 [cm2]

Diện tích hình tam giác MNP bằng diện tích hình tam giác MQP vì chúng có hai đáy bằng nhau [MN = PQ] và hai chiều cao bằng nhau [là chiều cao hình bình hành MH = 3cm]

Do đó, diện tích hình tam giác MNP là 7,5 cm2

  • Chủ đề:
  • Bài 87.Luyện tập
  • Chương 3. Hình Học

Video liên quan

Chủ Đề