Grammar trong tiếng Anh là gì

Ngữ pháp tiếng Anh [GRAMMAR] là một phần kiến thức quan trọng giúp xây dựng nền tảng ban đầu và hỗ trợ người học phát triển kĩ năng học tiếng Anh. Bạn chưa từng học qua ngữ pháp tiếng Anh và thấy có quá nhiều kiến thức cần nhớ? Hay bạn đang “”mông lung”” vì không biết bắt đầu từ đâu?

Không cần phải lo lắng nữa, bài viết này sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng quát nhất về tất cả những vấn đề chúng ta cần học và sẽ học khi đến với ngữ pháp tiếng Anh nhé!

1. 12 thì động từ [verb tense] trong tiếng Anh

Nhắc tới ngữ pháp tiếng Anh, bài học đầu tiên và căn bản nhất là thời thì của động từ. Bạn có thể hiểu đơn giản thì động từ là cách chia động từ sao cho phù hợp với thời gian, tính chất của hành động trong câu tại thời điểm nói. Phân chia theo thời gian chúng ta có: Hiện tại, quá khứ và tương lai. Phân chia theo tình chất hành động có: hoàn thành và tiếp diễn. Từ đó trong tiếng Anh hình thành 12 verb tenses như sau:

Hiện tại Quá khứ Tương lai
Hiện tại đơn Quá khứ đơn Tương lai đơn
Hiện tại tiếp diễn Quá khứ tiếp diễn Tương lai tiếp diễn
Hiện tại hoàn thành Quá khứ hoàn thành Tương lai hoàn thành
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn Quá khứ hoàn thành tiếp diễn Tương lai hoàn thành tiếp diễn

12 thì động từ trong tiếng Anh

2. Phân biệt từ loại [Definitions of Basic Sentence Parts]

Tương tự như tiếng Việt, tiếng Anh cũng chia ra các dạng từ danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, giới từ… là các thành phần trong câu. Tuy nhiên trật tự sắp xếp chúng ra sao đòi hỏi phải đúng theo quy định chuẩn quốc tế. Do đó không những chúng ta phải học cách phân biệt các từ vựng là danh từ, động từ hay tính từ, mà còn học cách ghép chúng với nhau thành 1 câu hoàn chỉnh sao cho đúng về vị trí.

3. Mạo từ [Articles]

Mạo từ “a/an/the” là các từ đi kèm với danh từ để chỉ sự xác định hay không xác định của danh từ đó. 

Ví dụ: a pencil, an apple, the cat, the following day…

Danh từ xác định hay không phụ thuộc vào văn cảnh của câu nói và chủ định của người nói.

4. Đại từ [Pronouns]

Trong tiếng Anh có đại từ nhân xưng, đại từ sở hữu, đại từ phản thân… cũng tương tự như tiếng Việt của chúng ta. Các đại từ chỉ rõ ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba trong câu, đôi khi đại từ còn có thể thay thế 1 danh từ.

Ví dụ: đại từ sở hữu mine = my  + Noun

Hiểu rõ về đại từ sẽ hỗ trợ các bạn rất nhiều trong việc chia động từ theo ngôi, giúp các bạn đặt câu chính xác hơn.

5. Câu gián tiếp [Indirect Speech]

Một câu nói trong ngoặc kép như “She always be my best friend” được gọi là câu trực tiếp. Khi loại câu này được tường thuật, kể lại cho một người khác thì phải chuyển thành dạng gián tiếp. Với mảng ngữ pháp này, chúng ta cũng có cấu trúc và quy tắc riêng.

6. Dạng bị động [Passive Voice]

Trong câu nói thường có hai chủ thể: 1 chủ thể tác động và 1 chủ thể bị tác động.

Ví dụ: The teacher tell me to finish my homeworks.

Trong trường hợp này người giáo viên là chủ thể tác động, tôi là chủ thể bị động. Nếu đại từ “tôi” là chủ ngữ chúng ta cần chuyển về dạng bị động.

7. Mệnh đề quan hệ [Relatives Clause]

Mệnh đề [Clause] là một phần của câu, nó có thể bao gồm nhiều từ hay có cấu trúc của cả một câu. Mệnh đề quan hệ dùng để giải thích rõ hơn về danh từ đứng trước nó.

Trong chủ đề này bao gồm mệnh đề quan hệ xác định, mệnh đề quan hệ không xác định, mệnh đề quan hệ rút gọn. Việc sử dụng mệnh đề quan hệ sẽ giúp câu văn của bạn dài hơn, đủ ý hơn và đạt đến trình độ ngữ pháp cao hơn.

8. Câu điều kiện [Conditional Sentences]

Đây là dạng câu nói về các điều kiện giả định, giả sử có thể xảy ra trong tiếng Anh. Câu điều kiện chia làm 3 loại chính, gọi là loại I, loại II và loại III. Ngoài ra còn có điều kiện trộn [mix] kết hợp từ điều kiện II và III.

9. Câu hỏi đuôi [Tag question]

Người sử dụng tiếng Anh đôi khi đặt những câu hỏi cuối câu để nhắc lại tính chính xác của một vấn đề. Câu hỏi đuôi thường có dạng như sau:

  • “You don”t like him, do you?”
  • ”We will go to the beach tomorrow, shall we?”

Câu hỏi đuôi thường ở cuối câu, tách với vế câu chính bởi dấu phẩy và mang ý nghĩa là “có đúng không, có phải không?”

10. Sự hòa hợp chủ ngữ – vị ngữ [ Subject-Verb Agreement]

Chúng ta có thể hiểu đơn giản phần ngữ pháp này là chia vị ngữ theo số nhiều hay số ít phụ thuộc vào chủ ngữ. Để học được phần ngữ pháp này, bạn phải nắm rõ kiến thức về đại từ, danh từ số ít, số nhiều và phân biệt từ loại tiếng Anh.

11. Liên từ [Conjunctions]

Khi chúng ta đã vững vàng về tính chất các thành phần câu, cách chia động từ cũng như cách lập một câu đơn giản, thì liên từ [từ nối] là phần cuối cùng quyết định sự hoàn thiện của một câu. Các từ này thường là “but, and, or, then, …” dùng để nối các vế câu và thường cách vế chính trong câu bởi dấu phẩy. 

12. Danh động từ [Gerund]

Sự kết hợp độc đáo giữa danh từ và động từ, dưới dạng Verb có kết thúc bằng ”ing”. Chúng ta sẽ thuộc lòng các từ vựng đi sau bởi 1 gerund và các từ vựng đi sau bởi to-infinitive.

13. Mệnh đề chỉ thời gian, nguyên nhân, mục đích, kết quả [Clause of Time/Reason/Purpose/Result]

Đây là các mệnh đề sử dụng các cụm từ riêng biệt như “although”,”because”, ”as”…;chỉ từng mục đích riêng trong câu. Việc sử dụng các mệnh đề này thành thạo sẽ nâng cao kĩ năng make sentences [ dựng câu văn ] cho bạn và giúp ngữ pháp của bạn thêm vững vàng.

Trên đây là một số nét giới thiệu sơ lược về những chủ đề ngữ pháp chính cần học trong tiếng Anh. Để có thể sử dụng ngữ pháp thành thạo, các bạn có thể tìm tài liệu hoặc đăng kí một khóa học ngữ pháp ngay hôm nay để tiếp cận với tất cả các chủ đề này nhé!

Bạn đọc hãy tham khảo thêm các bài viết chia sẻ về các cặp từ dễ nhầm lẫn, cách học từ vựng hiệu quả, hoặc phương pháp học từ vựng qua hình ảnh trong các chuyên mục cực kì thú vị của Ecorp nhé.

---
HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC TẾ ECORP ENGLISH

Head Office: 26 Nguyễn Văn Tuyết, Quận Đống Đa, Hà Nội

Tel: 024. 629 36032 [Hà Nội] – 0961.995.497 [TP. HCM]

Website: //ecorp.edu.vn - Fanpage: //fb.com/tienganhecorp

-------------------------

HÀ NỘI

ECORP Cầu Giấy: 30/10 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy - 024. 62936032

ECORP Đống Đa: 20 Nguyễn Văn Tuyết, Đống Đa - 024. 66586593

ECORP Bách Khoa: 236 Lê Thanh Nghị, Hai Bà Trưng - 024. 66543090

ECORP Hà Đông: 21 Ngõ 17/2 Nguyễn Văn Lộc, Mỗ Lao, Hà Đông - 0962193527

ECORP Công Nghiệp: 63 Phố Nhổn, Nam Từ Liêm, Hà Nội - 0396903411

ECORP Sài Đồng: 50/42 Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội - 0777388663

ECORP Trần Đại Nghĩa: 157 Trần Đại Nghĩa Hai Bà Trưng, Hà Nội – 0989647722

ECORP Nông Nghiệp: 158 Ngô Xuân Quang, Gia Lâm, Hà Nội - 0869116496

- HƯNG YÊN

ECORP Hưng Yên: 21 Địa Chất, Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên - 0869116496

- BẮC NINH

ECORP Bắc Ninh: Đại học May Công nghiệp – 0869116496

- TP. HỒ CHÍ MINH

ECORP Bình Thạnh: 203 Nguyễn Văn Thương, Q. Bình Thạnh – 0961995497

ECORP Quận 10: 497/10 Sư Vạn Hạnh, P.12, Quận 10, TP. HCM - 0961995497

ECORP Gò Vấp: 41/5 Nguyễn Thái Sơn, P4, Gò Vấp - 028. 66851032

Tìm hiểu các khóa học của và đăng ký tư vấn, test trình độ miễn phí tại đây.

Cảm nhận học viên ECORP English.

Ngữ pháp, dù là ngữ pháp tiếng Việt hay ngữ pháp tiếng Anh, hay bất kỳ tiếng nào, thì hình như cũng đều bị ghét cay ghét đắng. Vậy thử xem nó có thực sự đáng tội như vậy không.

Đang xem: Grammar là gì

Nếu bạn học tiếng Việt, chắc bạn cũng không lạ gì câu nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt nam”. Tiếng Anh cũng vậy, người ta cũng sợ ngữ pháp không kém, người ta không ví nó với phong ba, bão táp như trong tiếng Việt, nhưng lại ví nó như con quỷ – Grammar monster. Các ngôn ngữ khác thì chắc cũng vậy.

Và để tìm cách đối phó với nó, người ta tìm đủ mọi cách, khởi đầu là ép người học bằng những quy tắc cứng nhắc, không khác gì kỷ luật trong trại lính, rồi sau văn minh hơn, người ta nghĩ ra cách “vừa học vừa chơi”, coi như đánh lừa người học [chơi nhưng lại bắt học!]. Đỉnh điểm hơn nữa là tránh hẳn nó, cạch mặt nó, không thèm tiếp xúc với nó, không thèm học nó.

Mỗi trường phái đều có cái lý của nó, và đều có thể áp dụng trong hoàn cảnh thích hợp cụ thể nào đó. Nhưng điều quan trọng là mỗi trường phái chỉ nên áp dụng cho một số trường hợp nhất định, không nên dùng cho mọi trường hợp. Không hề có đôi giày nào vừa với chân của tất cả mọi người. Not one-size fits all!

zoom in

Ngữ pháp là gì?

Và tại sao cần có ngữ pháp…

Nếu dùng key word “what is grammar?” để tìm định nghĩa về ngữ pháp, bạn sẽ tìm được khoảng gần 100 triệu kết quả.

Đây là kết quả tìm trên Google:

Đây là kết quả tìm trên Bing:

Như vậy để thấy nó được bàn tán, hoặc chí ít là có liên quan, nhiều đến mức độ nào.

Chúng tôi chọn ra hai định nghĩa từ hai từ điển phổ biến nhất là OxfordCambridge. Về cơ bản, hai định nghĩa này là giống nhau. Cụ thể như sau:

Từ điển Oxford giải thích:

Grammar [noun]: the structure and system of a language, or of languages in general, usually considered to consist of syntax and morphology. [xem ở đây]

Tạm dịch:

Ngữ pháp là cấu trúchệ thống của một ngôn ngữ, hoặc của ngôn ngữ nói chung, thường được cho là bao gồm cú pháphình thái học.

Giải thích thêm về cú pháphình thái học:

cú pháp [syntax]: là cách sắp xếp từ và cụm từ để tạo thành câu [Từ điển Cambridge định nghĩa ngữ pháp chỉ gồm phần này];hình thái học [morphology]: là cách cấu tạo từ, đặc biệt là biến đổi từ theo giống, số, cách, thời, thể,…]

Đôi khi, người ta cũng thêm vào cả âm vị học [phonetics] và ngữ nghĩa học [semantics]

Xem thêm:   Tết Nguyên Đán Là Gì

Nhận xét: Cách giải thích này khá học thuật và đầy đủ, nhưng không “hữu dụng” lắm đối với người học ở mức thông thường.

Từ điển Cambridge giải thích:

Grammar [noun]: [the study or use of] the rules about how words change their form and combine with other words to make sentences [xem ở đây]

Tạm dịch: 

Ngữ pháp là [việc nghiên cứu, sử dụng] các quy tắc về cách biến đổi từ và kết hợp từ với nhau để tạo thành câu.

Nhận xét: Cách giải thích của Cambridge thực dụng hơn, dễ hiểu hơn đối với người học ngôn ngữ.

Như vậy, có thể thấy, cách giải thích của hai từ điển này là giống nhau, ở chỗ: ngữ pháp là các “quy tắc” cấu tạo câu.

Ngữ pháp hình thành như thế nào?

Mặc dù các từ điển trên giải thích ngữ pháp là “hệ thống quy tắc” của một ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu nhìn sâu xa về cội nguồn của ngôn ngữ thì không ngôn ngữ nào có quy tắc cả [ngoại trừ Esperanto, thứ ngôn ngữ do con người chế tạo theo kiểu máy móc, không xuất phát từ nhu cầu giao tiếp tự nhiên của con người. Và nếu Esperanto được sử dụng rộng rãi thì cái gọi là quy tắc của nó cũng sẽ thay đổi].

Nếu nói ngữ pháp là các quy tắc, tức là chúng ta ngầm hiểu với nhau rằng có ai đó bày đặt ra các quy tắc này, sau đó mang chúng ra sử dụng [đúng theo cách mà Esperanto được chế tạo], giống như kiểu xây dựng luật pháp của một quốc gia, nhà nước xây dựng luật, còn người dân thì chỉ có nghĩa vụ tuân thủ.

Tuy nhiên, ngôn ngữ không khởi nguồn như vậy. Ngôn ngữ xuất phát từ nhu cầu giao tiếp, ban đầu chỉ dưới dạng âm thanh đơn giản, sau dần phát triển thành từ, ngữ, câu, và có dạng chữ viết.

Không có ngôn ngữ tự nhiên nào là cố định. Tất cả đều biến đổi theo thời gian. Đó là lý do người ta coi ngôn ngữ như một một sinh thể, có đời sống, có sự sinh ra và mất đi, ở cấp độ cao nhất là sự sinh ra và mất đi hoàn toàn của cả một ngôn ngữ [rõ nhất là các ngôn ngữ thiểu số], hoặc ở cấp độ thấp hơn là sự sinh ra và mất đi của một số thành phần của hệ thống ngôn ngữ [rõ nhất là ở hệ thống từ vựng và các cụm từ phổ biến – expressions].

Cái mà chúng ta gọi là “ngữ pháp” của một ngôn ngữ thực chất chỉ là sự phản chiếu các thông lệ của ngôn ngữ đó ở một thời điểm nhất định. Sang một thời điểm khác, các thông lệ đó sẽ thay đổi, không ít thì nhiều.

Xem thêm: Cách Mạng Công Nghệ 4 – Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp 4

Xem thêm:   Từ P/S Nghĩa Là Gì ? Cụm Từ Ps Trên Facebook Có Nghĩa Là Gì?

Đóng góp vào sự ra đời của các thông lệ của một ngôn ngữ chính là con người, đông đảo những người sử dụng ngôn ngữ đó. Không có cơ quan, tổ chức nào đặt ra được ngữ pháp cả, có chăng, họ chỉ ghi lại, hệ thống lại những thông lệ phổ biến nhất của hầu hết người dùng. Và oái oăm thay, những tài liệu kiểu này dần được hiểu một cách sai lệch rằng, đó là các quy định do tổ chức này, cơ quan kia đặt ra làm chuẩn cho xã hội. Điều này là hoàn toàn sai.

Tất nhiên không thể phủ nhận vai trò của các tổ chức [ví dụ, các trường đại học lớn, các nhà xuất bản lớn, các tòa báo lớn …], và cá nhân lớn [ví dụ, các nhà ngôn ngữ lớn, nhà văn lớn, nhà báo lớn, thầy giáo lớn …]. Họ là những người am hiểu và tâm huyết với ngôn ngữ. Chính họ là những người đầu tiên hệ thống lại các thông lệ, bổ sung thêm phần của riêng mình, công bố để trước hết là bản thân mình và tổ chức của mình sử dụng, và sau đó, nếu hội đủ điều kiện thì được nhiều người chấp nhận và sử dụng theo.

Đó là hình ảnh khái lược về quá trình hình thành cái gọi là ngữ pháp của ngôn ngữ nói chung.

Tại sao cần phải học ngữ pháp?

Vậy để học sử dụng một ngôn ngữ thì có cần học ngữ pháp của ngôn ngữ đó không?

Có hai câu trả lời cho câu hỏi này.

Câu trả lời thứ nhất: Không. Hoàn toàn không. Neeeever…er…er…!!!!!!!

Lý do: Hàng triệu người trên thế giới này nói ngôn ngữ mẹ đẻ của họ mà không cần học ngữ pháp của ngôn ngữ đó. Trẻ con thậm chí còn biết nói và nói thành thạo ngôn ngữ của chúng trước khi chúng biết đến khái niệm “ngữ pháp”.

Câu trả lời này đúng cho trường hợp bạn sinh ra, lớn lên ở đất nước của bạn và nói thứ tiếng mẹ đẻ của bạn. Hoặc chí ít là bạn đang sinh sống ở vùng đất mà thứ tiếng đó đang được sử dụng hàng ngày, quanh bạn tràn ngập thông tin và nhu cầu giao tiếp bằng thứ tiếng đó.

“formal”, “informal”, “slang”, “uneducated”, “educated”, “colloquial”…>

Còn nếu bạn không phải sinh ra và lớn lên ở đó, hoặc bạn không sinh sống trong môi trường đó mà chỉ là người học sử dụng ngôn ngữ đó như một ngoại ngữ thì việc không học ngữ pháp chỉ khiến bạn mất thêm thời gian và công sức, thậm chí đi sai đường. Có nhiều người ra sức khuyến khích người học ngoại ngữ đi theo cách này. Cơ sở để họ bám vào và khăng khăng quan điểm của mình, dù họ nói bằng cách này hay cách khác, cũng đều rút về quan điểm như nói trên. Nhưng họ quên hoặc cố tình quên rằng, để ngôn ngữ thẩm thấu tự nhiên và trở thành kỹ năng tự nhiên theo cách đó thì không có con đường nào khác là phải bơi trong môi trường đó, hàng ngày, hàng giờ. Nếu không có môi trường đó thì không khác gì tập bơi trên cạn.

Câu trả lời thứ hai: Nếu bạn thực sự muốn học một ngoại ngữ một cách nghiêm túc và bài bản thì câu trả lời là: Có. Ngữ pháp có thể giúp bạn học một ngôn ngữ nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Tại sao vậy?

Hãy tưởng tượng, một ngoại ngữ đối với bạn cũng giống như một vùng đất mới mà bạn chưa đặt chân tới bao giờ, có chăng chỉ mới nghe nói đến nó, hoặc xem qua vài hình ảnh về nó. Bây giờ, bạn học để sử dụng nó, tức là thực sự bước chân vào vùng đất đó.

Nếu là người xuất sắc, bạn không cần phải hỏi ai cả, chỉ cần tự quan sát và tìm hiểu là bạn có thể dần thích nghi được với vùng đất mới. Số này không nhiều lắm.

Nếu không, bạn sẽ cần hỏi han, tư vấn, sử dụng hết các giác quan của mình để thu thập và trang bị cho mình đủ thông tin để có thể thích nghi với vùng đất mới này.

Dù bạn thuộc nhóm xuất sắc hay thuộc nhóm còn lại thì việc có một tấm bản đồ, một cuốn cẩm nang hướng dẫn về vùng đất đó đều sẽ là một việc vô cùng hữu ích, khiến cho thời gian để bạn thích nghi với vùng đất đó rút ngắn hơn rất nhiều.

Tấm bản đồ hay cuốn cẩm nang của vùng đất đó cũng tương tự như ngữ pháp của ngôn ngữ mà bạn đang học sử dụng.

Điều quan trọng là cần xem ngữ pháp như một trợ lý của bạn, và chỉ như vậy thôi; không nên đặt nó thành ông chủ của bạn, khiến bạn khổ sở tìm cách đáp ứng yêu cầu của nó.

Khi bạn hiểu ngữ pháp của một ngôn ngữ [hoặc nói khác đi là hệ thống của một ngôn ngữ] thì bạn có thể tự hiểu được nhiều thứ mà ít cần phải hỏi ai khác hoặc tra cứu sách vở, chí ít là như vậy.

Xem thêm: Chữ Và Nghĩa: Về Hai Từ Kinh Điển Nghĩa Là Gì, Kinh Điển Nghĩa Là Gì

Vậy, hãy coi ngữ pháp như một người bạn tốt, tích cực, có khả năng giúp mình [chứ không làm hại mình]. Giống như hệ thống biển báo trên con đường sử dụng ngoại ngữ của mình.

Video liên quan

Chủ Đề