Gutenberg đã phát minh ra nghề in như thế nào năm 2024

Ông đã gặp nhiều thất bại tới mức cháy túi, bị người đồng hành kiện ra tòa để đòi lại tiền nhưng chưa bao giờ Johannes Gutenberg từ bỏ.

Phương thức in ấn sơ khai

Johannes Gutenberg là người phát minh ra công nghệ in ép. Cách in với các con chữ rời cơ học của ông đã bắt đầu cuộc cách mạng in ấn và được coi là một cột mốc của thiên niên kỷ thứ hai, mở ra thời kỳ hiện đại của lịch sử loài người. Tuy nhiên, trước dấu mốc quan trọng của Johannes Gutenberg thì cần biết rằng, châu Âu không phải nơi đầu tiên xuất hiện nghề in ấn, bởi Trung Quốc mới là nơi khai sinh ra điều đó.

Hàng nghìn năm sau kể từ khi chữ viết được phát minh ra, công việc sao chép tài liệu vẫn chủ yếu chỉ là chép tay. Vào năm 175 sau Công nguyên, Hoàng đế triều Hán ra lệnh thu thập và phong ấn những cuốn sách Khổng Giáo nhằm mục đích lưu lại những tài liệu vô giá này cho thế hệ sau. Điều này đã khiến những cuốn sách của Khổng Tử trở nên khan hiến. Những người theo đạo Khổng khi đó khao khát sở hữu sách của Khổng Tử lại không đủ tiền để mua, khi đó phương thức in ấn đầu tiên bằng giấy than ra đời. Bằng cách sử dụng giấy than đè lên trên bản gốc, sau đó chà sát nhiều lần bằng ván gỗ, họ đã có được một bản sao chép với nền chữ trắng.

Tuy nhiên, những người theo đạo Phật mới là người tạo nên một bước đột phá cho công nghệ in. Nó được gọi là phương pháp in khuôn. Cụ thể, những tài liệu, hình ảnh được khắc lên một tấm ván gỗ, sau đó bôi mực lên trên, cuối cùng được dập vào giấy, quần áo...

Công nghệ in này sau đó trở nên cực kỳ phổ biến ở các nước Đông Á. Tuy nhiên, phương thức in khuôn này lại mang nhiều nhược điểm lớn. Một bản in phải tốn rất nhiều thời gian mới có thể hoàn thành, và sau khi in xong bản in sẽ bị bỏ đi. Cùng với đó, nếu như người thợ vô tình để lại một lỗi nhỏ trên bản in, thì việc in ấn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu.

Để giải quyết vấn đề trên, một người thợ in ở đời Tống đã nghĩ ra phương pháp in rời các văn tự. Đầu tiên những văn tự này sẽ được khắc nổi trên một mảnh đất sét, sau đó mảnh đất sét này được nung lên và gắn với một tấm sắt mỏng, như vậy một bản in đã được tạo ra. Sau khi hoàn thành, bản in này sẽ được cắt rời ra và lưu trữ cho việc in ấn.

Đây được coi là một ý tưởng vĩ đại nhưng lại hoàn toàn không có tính thực tiễn khi những văn tự Trung Quốc có thể lên đến hàng nghìn con chữ riêng biệt. Tuy nhiên, công nghệ in ấn này vẫn nhanh chóng lan tràn khắp châu Á và đi theo con đường Tơ lụa để sang tới châu Âu.

Gutenberg đã phát minh ra nghề in như thế nào năm 2024
Gutenberg từng phải vay tiền để triển khai ý tưởng (Ảnh minh họa).

Phát triển công nghệ

Johannes Gutenberg được mệnh danh là “Ông Tổ” của nghề in với phát minh về công nghệ in dấu vào khoảng năm 1450. Năm sinh của Gutenberg không được biết chính xác, nhưng đó là vào khoảng giữa năm 1394 và 1404, ông mất vào ngày 3/2/1468.

Ông sinh ra và lớn lên ở Đức, theo một số ghi chép lại, cha của ông là một thợ kim hoàn cho giám mục tại Mainz, nhưng rất có thể, cha của Gutenberg đã tham gia vào việc buôn bán vải. Ông còn có cơ hội đến sống ở Strasbourg để nâng cao tay nghề trong ngành khắc chữ trên đồ trang sức nên ý tưởng chế tạo ra loại máy in cũng ấp ủ từ đây.

Thời đó hầu hết những quyển sách đều được viết bằng tay nên rất khó đọc. Tuy cũng có những loại sách được in bằng phương pháp khắc chữ (tương tự như chữ Braille dành cho người khiếm thị) nhưng thường rất đắt, chỉ có những người giàu có mới có khả năng mua được. Gutenberg khi đó rất thích đọc những quyển sách in mà cha mẹ ông có được, ông cũng cảm thấy tiếc cho những người nghèo khó không đủ tiền để mua những cuốn sách như vậy nên tự nhủ sẽ quyết tâm chế tạo ra một loại máy in giúp việc in ấn trở nên dễ dàng hơn.

Nghĩ là làm, ông bắt tay vào việc thực hiện đồ án của mình. Tuy nhiên mọi việc không suôn sẻ như vẫn tưởng, ông thử nghiệm hết phương pháp này đến thuật in khác nhưng đều thất bại. Và cuối cùng ông không còn tiền để theo đuổi ước mơ của mình.

Không đầu hàng, ông kêu gọi sự giúp đỡ từ những người bạn. Lúc này ông gặp được một người bạn tên là Fust vốn là một thợ rèn giàu có đã đồng ý trợ giúp cho ông. Thế nhưng lần này lại không thành công và người bạn không còn đủ kiên nhẫn đã kiện ông ra tòa. Tòa xử Fust thắng và thế là toàn bộ phân xưởng cùng những trang thiết bị, máy móc hỗ trợ cho cuộc thí nghiệm của ông đều rơi vào tay Fust.

Thế nhưng không nản lòng, Gutenberg vẫn tiếp tục vay tiền để sắm dụng cụ nhằm thực hiện tiếp những cuộc thí nghiệm mới. Cuối cùng ông cũng đã lần tìm ra được kỹ xảo in mới. Lúc đầu ông tạo chữ in bằng loại gỗ cứng. Mỗi chữ in là một bản khắc nhỏ với duy nhất một chữ trên đó. Tuy nhiên, loại chữ in bằng gỗ không tạo ra nét chữ sắc nét và riêng biệt nên ông chuyển đổi qua kiểu chữ in bằng kim loại có thể di chuyển được.

Bằng phương pháp này, Gutenberg là người đi tiên phong trong việc in Kinh Thánh bằng tiếng La tinh. Bộ Thánh Kinh gồm 2 tập, mỗi tập dày 300 trang với 42 dòng mỗi trang. Đây được xem là bộ sách đầu tiên được in bằng kiểu chữ kim loại có thể dịch chuyển được với những nét chữ rất đẹp và sắc nét.

Tin về những quyển sách do Gutenberg in được ở Mainz đã lan rộng khắp châu Âu, loại máy in do Gutenberg sáng chế được dùng phổ biến ở khắp những thành phố lớn.

Đến năm 1450, chiếc máy in ép đã hoạt động, và một bài thơ tiếng Đức đã được in, có thể là thứ đầu tiên được in tại chiếc máy in này. Gutenberg đã có thể thuyết phục người chuyên cho vay tiền giàu có Johann Fust cho vay 800 guilder (đơn vị tiền của Đức thời đó). Peter Schöffer (con rể của Fust) cũng gia nhập doanh nghiệp. Schöffer đã làm việc như một người ghi chép ở Paris và được cho là đã thiết kế một số kiểu chữ đầu tiên.

Gutenberg đã phát minh ra nghề in như thế nào năm 2024

Máy in ép gỗ ban đầu (miêu tả năm 1568) có thể in ra 240 trang mỗi giờ.

Năng suất sao chép tài liệu tăng lên đến 200%. Tốc độ in ấn nhanh, giá cả rẻ, chất lượng các bản in cao, sắc nét và có tính ổn định, lưu trữ được lâu hơn. Gutenberg cũng là người đầu tiên sử dụng loại mực in dấu vào công nghệ in. Với cải tiến này, bản in trở nên đậm nét, bền hơn nhiều lần so với những bản in sử dụng loại mực nước trước đây.

Phương pháp in rời của Gutenberg đã nhanh chóng lan rộng khắp châu Âu với hơn 20 triệu cuốn sách, nó đã thực sự tạo ra cuộc cách mạng về truyền thông tại thời điểm đó. Công nghệ in của Gutenberg đã được tạp chí Life Magazine đánh giá là một trong những phát minh vĩ đại nhất lịch sử 1000 năm trở lại đây.

Nhờ công sáng chế ra loại máy in bằng chữ in kim loại có thể dịch chuyển nên ông đã được mọi người gọi là “ông tổ của nghề in”. Để tưởng nhớ ông, người ta đã cho đặt tượng của ông tại hai thành phố lớn của Đức là Dresden và Mainz.

Công nghệ in ấn theo phương pháp in của Gutenberg gần như không thay đổi trong suốt 3 thế kỷ. Nhờ có sự xuất hiện của máy in, ngành công nghiệp báo chí mới có được sự phát triển. Bên cạnh đó là việc máy in được ứng dụng nhiều trong các văn phòng doanh nghiệp hiện nay. Nó là thiết bị không thể thiếu, giúp công việc diễn ra nhanh chóng và đạt hiệu quả năng suất cao cho người sử dụng.

Ai phát minh ra in ấn?

Đến năm 1436, với sự ra đời của kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch chuyền được đã giúp cho việc in ấn trở nên đơn giản hơn. Cha đẻ của phát minh này là Johannes Gutenbergh - người được mệnh danh là “ông tổ của nghề in”. Johannes Gutenberg sinh trưởng tại Mainz – một trong những thị trấn lớn nhất ở Đức.

Ông tổ nghề in là ai?

Lịch sử ngành In ấn Việt Nam – ÔNG TỔ NGHỀ IN CỦA VIỆT NAMThám hoa Lương Như Hộc (Lương Nhữ Học) (1420 – 1501), tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Hậu Lê.

Ai chế tạo ra máy in?

Johannes Gutenberg
Mất 3 tháng 2, 1468 (70 tuổi) Mainz, Electorate of Mainz
Quốc tịch Đức
Nghề nghiệp Khắc, nhà phát minh, và In ấn
Nổi tiếng vì Phát minh ra phương pháp in dấu chuyển động

Johannes Gutenberg – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Johannes_Gutenbergnull

Gutenberg đã làm gì?

Phát minh của Johann Gutenberg đã đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, vì nhờ có phát minh của ông mà rất nhiều người, lần đầu tiên trong cuộc đời họ có thể học đọc và viết, mở ra cho họ một thế giới tươi sáng của tri thức, đồng thời phá vỡ sự độc quyền của giới tinh hoa về giáo dục và học tập.