Hà nội khi nào hết giãn cách xã hội

Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, cho phép bán hàng ăn mang về

[ĐCSVN] - Từ 6h ngày 21/9, Hà Nội thực hiện phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo nguyên tắc Chỉ thị số 15/CT-TTg và một số biện pháp cao hơn. Trong đó, cho phép bán hàng ăn mang về và cho phép mở cửa thêm một số dịch vụ phục vụ cuộc sống người dân.

Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội,không kiểm soát giấy đi đường đối với người dân di chuyển trong địa bàn thành phố - Ảnh: PC

Tối 20/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Chỉ thị số 22/CT-UBND, điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố trong tình hình mới.

Không kiểm soát giấy đi đường, áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 15/CT-TTg

Theo đó, Thành phố Hà Nội không áp dụng quy định phân vùng; không kiểm soát giấy đi đường đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp di chuyển trong địa bàn thành phố; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch và quản lý, giám sát di biến động trên địa bàn thành phố; không phát sinh thêm thủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Cụ thể, từ 6h ngày 21/9, Thành phố điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn theo nguyên tắc tại Chỉ thị số 15 của Thủ tướng Chính phủ và một số biện pháp cao hơn phù hợp với tình hình thực tế cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi tiêm chủng và có thông báo mới của Thành phố

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống chỉ bán hàng mang về và đóng cửa trước 21h

Theo đó, Thành phố Hà Nội cho phép thực hiện và điều chỉnh một số hoạt động: Đối với các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp Nhà nước trên địa bàn được thực hiện theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền và đảm bảo các quy định phòng chống dịch bệnh.

Các cơ quan, công sở, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn [trừ các lực lượng vũ trang, cơ quan, đơn vị, lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch] bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc theo nguyên tắc 50/50. Trường hợp thực sự cấp thiết do cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và chỉ được bố trí tối đa 50% chỗ ngồi trong hội trường, phòng họp; đảm bảo giãn cách tối thiểu 2m.

Thành phố yêu cầu không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động tập trung từ 20 người trở lên; dừng tất cả hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại địa điểm công cộng.Đám tang tổ chức trong phạm vi gia đình, không quá 20 người; hạn chế các đoàn viếng, mỗi đoàn không quá 5 người...

Hà Nội cho phép được bán hàng ăn, uống mang về và 1 số dịch vụ kinh doanh khác được hoạt động - Ảnh: PC

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống chỉ bán hàng mang về và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Đáng chú ý, trong Chỉ thị nêu các cơ sở được phép hoạt động, gồm: siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng kinh doanh hoa, quả, trái cây, chuỗi kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn; cửa hàng thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao phục vụ khám chữa bệnh và phòng chống dịch; cơ sở dịch vụ khám chữa bệnh; ngân hàng, kho bạc; các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp [như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...], chứng khoán, bưu chính, viễn thông; dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa; cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội...

Dịch vụ cắt tóc, gội đầu; dịch vụ kinh doanh, sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng; cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; hoạt động kinh doanh trên các sàn điện tử thương mại, sử dụng dịch vụ giao hàng trực tuyến, cũng trong diện được phép hoạt động...

Tuyệt đối không được chủ quan trong khi thành phố dần nới lỏng các hoạt động

Về các phương tiện vận chuyển, Thành phố Hà Nội đồng ý ngoài xe mô tô, xe hai bánh vận chuyển bưu gửi, hàng hóa đang được phép hoạt động, cho phép xe mô tô, xe hai bánh tham gia ứng dụng công nghệ được phép hoạt động.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe mô tô, xe hai bánh có ứng dụng công nghệ chỉ được phép bố trí không quá 50% số lượng phương tiện hoạt động. Người giao hàng phải được tiêm ít nhất 1 mũi vắc xin phòng COVID-19, khai báo y tế hàng ngày. Thời gian hoạt động từ 9h đến 22h hàng ngày [áp dụng cho cả xe mô tô, xe hai bánh đang được phép hoạt động và xe tham gia ứng dụng công nghệ].

Trong Chỉ thị nêu rõ, nới lỏng giãn cách, song Hà Nội vẫn duy trì các chốt kiểm soát dịch bệnh tại cửa ngõ và hoạt động tuần tra, kiểm soát trong thành phố. Người từ các địa phương đang áp dụng chỉ thị 16 đến hoặc về Hà Nội phải được cấp có thẩm quyền xem xét, đồng ý bằng văn bản. Trường hợp người dân đi vào thành phố vì lý do công vụ, phòng chống dịch, phục vụ sản xuất phải khai báo y tế; tuân thủ biện pháp giám sát, cách ly y tế.

Để hạn chế thấp nhất dịch bệnh xảy ra, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đề nghị người dân chỉ ra khỏi nhà trong trường hợp thật sự cần thiết. Tất cả cá nhân và tổ chức tiếp tục nâng cao ý thức phòng, chống dịch, thực hiện nghiêm "5K" cũng như các biện pháp bảo vệ cá nhân và cộng đồng. Tuyệt đối không được chủ quan trong khi thành phố dần nới lỏng các hoạt động để phục hồi sản xuất, kinh doanh…/.

Phạm Cường

Chuyên gia đánh giá việc Hà Nội nới lỏng giãn cách sau ngày 21-9 là khả quan - Ảnh: PHẠM TUẤN

Hà Nội đang ngày đêm tiến hành tiêm vắc xin COVID-19, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm cho 100% người dân.

Với những quyết tâm trên từ TP và căn cứ tình hình dịch bệnh ở thời điểm hiện tại, một chuyên gia cho rằng việc Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội sau ngày 21-9 là rất khả quan.

Điều kiện nào cho Hà Nội nới lỏng giãn cách?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 11-9, ​PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết để Hà Nội gỡ bỏ giãn cách sau ngày 21-9, các chỉ số nguy cơ bùng phát dịch phải giảm xuống ở mức tối thiểu.

Ngoài ra, việc kiểm soát được những ca bệnh từ bên ngoài TP Hà Nội không để xâm nhập vào phải được kiểm soát một cách có hiệu quả, đồng thời các biện pháp đáp ứng đảm bảo nới lỏng vẫn kiểm soát được tình hình dịch" - ông Phu nói.

Theo ông Trần Đắc Phu, việc ngăn chặn các nguồn nguy cơ từ bên ngoài là tối quan trọng, nếu không kiểm soát được vấn đề này sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách, những nỗ lực chống dịch gần 2 tháng qua coi như bằng không.

"Hà Nội cũng cần xem xét ý thức của người dân, các đơn vị, cơ quan, xí nghiệp và các mô hình an toàn đã đáp ứng an toàn đủ chưa? Nếu sau nới lỏng giãn cách mà không thực hiện các biện pháp phòng dịch, cũng như người dân lại chủ quan thì rất nguy hiểm.

Vấn đề đẩy nhanh tiêm vắc xin COVID-19 ở Hà Nội cũng rất quan trọng, khi độ phủ vắc xin cao thì khả năng nới lỏng cũng sẽ tăng lên. Đây cũng là một điều kiện hàng đầu để TP làm cơ sở để tính toán việc nới lỏng giãn cách".

Ngoài ra, theo ông Phu, Hà Nội cần xây dựng các phương án, kế hoạch, chiến lược cụ thể để biết sau khi nới lỏng giãn cách, TP sẽ đi theo hướng nào:

"Tôi chắc chắn sau khi nới lỏng thì vẫn có những vùng phải phong tỏa, nhưng rất hẹp, một số hoạt động nguy cơ cao vẫn chưa được phép hoạt động. Hà Nội có thể vẫn sẽ đánh giá từng vùng, nhưng không như hiện nay mà phải thu gọn lại, chia vùng theo từng quận.

Ví dụ như phường Thanh Xuân Trung, khi có ổ dịch không nên phong tỏa toàn phường, mà chỉ phong tỏa điểm dịch nơi có ca nhiễm, đánh giá bên ngoài không có nguy cơ thì không phải phong tỏa".

'Khả năng cao Hà Nội sẽ nới lỏng giãn cách sau ngày 21-9'

Trước câu hỏi tính khả quan của việc Hà Nội nới lỏng giãn cách sau ngày 21-9, PGS.TS Trần Đắc Phu chia sẻ:

"Tôi nghĩ việc nới lỏng giãn cách sau ngày 21-9 khả quan, vì TP đang tiến hành xét nghiệm, tầm soát diện rộng. Có thể để F0 về 0 thì rất khó, nhưng số ca bệnh ngoài cộng đồng cũng đang giảm đáng kể".

Qua thời gian giãn cách xã hội, ông Phu cho biết ý thức của người dân cũng đã tốt lên, chính quyền có thêm kinh nghiệm, cách làm mới, nên việc đáp ứng với tình hình dịch bệnh là tương đối tốt.

"Tuy nhiên, không vì những lý do trên mà chủ quan, lơ là vì dịch bệnh vẫn rất tiềm ẩn, vì đây là trung tâm của cả nước, việc giao lưu, đi lại nên nguy cơ dịch vẫn rất phức tạp", ông Phu nói.

Nên xem lại việc tổ chức tiêm vắc xin

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online về việc Hà Nội tổ chức tiêm vắc xin COVID-19 diện rộng cho người dân trong thời gian gần đây, giáo sư, anh hùng lao động, đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí - chủ tịch Hội Huyết học truyền máu Việt Nam, nguyên viện trưởng Viện Huyết học truyền máu trung ương, cho biết đây là việc làm kịp thời, cần thiết.

"Hà Nội được Chính phủ, Bộ Y tế ưu tiên phân bổ vắc xin COVID-19, đồng thời TP cũng đang đẩy mạnh việc tiêm vắc xin cho nhân dân, đây là việc cần làm nhất, cần làm ngay, là một bước quan trọng nhất để đẩy lùi dịch bệnh ở Hà Nội", ông Trí chia sẻ.

Nhưng hiện một số điểm tiêm chủng tại Hà Nội xảy ra tình trạng đông đúc, chen lấn, không đảm bảo các yêu cầu phòng dịch, ông Trí cho rằng Hà Nội cần nghiên cứu lại phương án tổ chức tiêm chủng khoa học nhất, thuận lợi nhất cho người dân.

Cùng quan điểm trên, PGS.TS Nguyễn Huy Nga - nguyên cục trưởng Cục Y tế dự phòng - khuyến cáo việc Hà Nội tập trung đông người tại các điểm tiêm vắc xin rất nguy hiểm, cần phải đảm bảo khoảng cách.

"Việc tụ tập đông người tại các điểm tiêm vắc xin là do công tác tổ chức, quản lý. Các phường, tổ dân phố cần phải hẹn giờ để tránh trùng lặp với nhau. Những người làm công tác tổ chức ở các điểm tiêm chủng phải điều phối để giữ được khoảng cách, có thể kéo dài thời gian tiêm đến đêm, nhưng không nên tập trung đông người", ông Nga lưu ý.

'Hà Nội sống chung với COVID-19 kể từ ngày 15-9' là tin giả

PHẠM TUẤN

Video liên quan

Chủ Đề