Hàng tồn kho trong doanh nghiệp xây dựng là gì năm 2024

Lâu nay khi nói về hàng tồn kho thì nhiều thường nghĩ ngay đến những lô hàng bị tồn lại tại xưởng do không bán được. Hay nói đến giản hơn thì hàng tồn kho là những mặt hàng bị ế và sẽ thanh lý!?

Đây là một cách hiểu sai lầm vì khái niệm hàng tồn kho là một chủ đề lớn trong kinh doanh và kinh tế học. Theo đó, hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phần tạo nên sản phẩm. Do đó có thể thấy, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Hàng tồn kho, hay hàng lưu kho, là danh mục nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang được một doanh nghiệp giữ trong kho. Nếu biết quản trị hàng tồn kho nếu được thực hiện đúng cách, có thể làm giảm các khoản chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty.

Hàng hóa tồn kho bao gồm những gì?

Xét về chủng loại hàng hóa thì hàng tồn kho của mỗi doanh nghiệp có thể bao gồm tất cả các sản phẩm thương mại như:

+ Hàng hoá mua về để bán [hàng hoá tồn kho, hàng hoá bất động sản, hàng mua đang đi đường, hàng gửi đi bán, hàng hoá gửi đi gia công chế biến.

+ Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán.

+ Sản phẩm dỡ dang [sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho].

+ Nguyên liệu, vật liệu.

+ Công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường.

+ Chi phí sản xuất, kinh doanh dịch vụ dỡ dang.

+ Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu và thành phẩm, hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.

Còn nếu xét về đặc điểm của hàng hóa thì có thể phân biệt hàng tồn kho thành 4 loại cơ bản là:

+ Nguồn vật tư: như đồ dùng văn phòng, vật liệu làm sạch máy, dầu, nhiên liệu, bóng đèn và những thứ tương tự. Những loại hàng này đều cần thiết cho quá trình sản xuất.

+ Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về.

+ Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫn chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm.

+ Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất.

Bốn loại hàng tồn kho nêu trên được duy trì sẽ khác nhau từ công ty này đến công ty khác tùy thuộc vào tính chất khác nhau của từng doanh nghiệp.

Bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ: Hàng tồn kho là gì? Các loại hàng tồn kho? Phương pháp kê khai thường xuyên, kiểm kê định kỳ và cách hạch toán hàng tồn kho.

Nội dung chính:

I. Căn cứ pháp lý

Căn cứ chuẩn mực kế toán số 02 ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính.

II. Hàng tồn kho là gì?

Hàng tồn kho là những tài sản được mua vào để bán ra hoặc dùng để sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ trong kỳ, đang trong quá trình sản xuất kinh doanh dở dang.

III. Phân loại hàng tồn kho

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 22 theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành quy định hàng tồn kho của doanh nghiệp bao gồm:

  1. Hàng hóa;
  2. Thành phẩm;
  3. Sản phẩm dở dang;
  4. Nguyên liệu, vật liệu;
  5. Công cụ dụng cụ;
  6. Hàng mua đang đi trên đường;
  7. Hàng gửi đi bán.

III. Các phương pháp kế toán kê khai hàng tồn kho

Theo Khoản 1 Điều 22 của Thông tư 133/2016/TT-BTC thì dựa vào nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh giá trị hiện có và cập nhật kịp thời tình hình biến động của hàng tồn kho hoặc được dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Do vậy, có 2 phương pháp kê khai hàng tồn kho:

1. Phương pháp kê khai thường xuyên

Là phương pháp theo dõi thường xuyên và liên tục, phản ánh kịp thời tình hình nhập xuất tồn của hàng tồn kho, có thể tính giá trị xuất bất kỳ lúc nào.

Công thức tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được thể hiện:

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

\=

Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ

+

Giá trị hàng nhập kho trong kỳ

-

Giá trị hàng xuất kho trong kỳ

2. Phương pháp kiểm kê định kỳ

Là phương pháp phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, không có tính chất thường xuyên và liên tục, nên chỉ tính giá trị hàng xuất kho vào cuối kỳ.

Công thức thể hiện:

Giá trị tồn đầu kỳ

+

Giá trị nhập trong kỳ

-

Giá trị tồn cuối kỳ

\=

Giá trị xuất cuối kỳ

IV. Cách hạch toán hàng hóa tồn kho

1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên

1.1. Nhập kho mua hàng hóa, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu:

Nợ TK 152: Giá trị của nguyên vật liệu;

Nợ TK 153: Giá trị của công cụ dụng cụ;

Nợ TK 156: Giá trị của hàng hóa;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa;

Có TK 111/112/331...: Tổng giá thanh toán.

➤ Trường hợp đã nhận được hóa đơn nhưng đến cuối kì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa chưa về kho, thì sẽ hạch toán căn cứ vào hoá đơn:

Nợ TK 151: Giá trị của hàng mua đang đi đường;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa;

Có TK 111/112/331,...: Tổng giá thanh toán.

➞ Sau khi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa đang đi đường đã về nhập kho:

Nợ TK 152: Giá trị của nguyên vật liệu;

Nợ TK 153: Giá trị của công cụ dụng cụ;

Nợ TK 156: Giá trị hàng hóa;

Có TK 151: Giá trị của hàng mua đang đi đường.

➤ Trường hợp chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán:

Nợ TK 111/112/331...: Giá trị hàng được chiết khấu, giảm giá;

Có TK 156: Giá trị hàng hóa [nếu tồn kho];

Có TK 632: Giá vốn hàng bán[nếu hàng đã bán];

Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá.

➤ Trường hợp mua hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:

Nợ TK 156: Giá trị hàng theo giá mua trả tiền ngay;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá;

Nợ TK 242: Phần lãi trả chậm = Số tiền phải thanh toán-giá mua nếu trả tiền ngay;

Có TK 331: Tổng giá cần thanh toán.

➞ Hàng kỳ khi tính số lãi khi mua hàng trả chậm, trả góp:

Nợ TK 635: Phần lãi trả chậm kì đó;

Có TK 242: Phần lãi trả chậm kì đó.

➤ Hạch toán chi phí khi mua hàng hoá:

Nợ TK 156: Chi phí mua khi hàng hoá;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của chi phí khi mua hàng hoá;

Có TK 111/112/331...: Tổng giá thanh toán.

\>> Xem thêm: Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

1.2. Hàng hoá xuất bán hoặc kết chuyển chi phí dở dang của phần cung cấp dịch vụ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán;

Có TK 156: Giá trị hàng đã xuất bán.

1.3. Hàng hoá gia công hoặc chế biến:

➤ Khi hàng hoá được đưa đi gia công hoặc chế biến:

Nợ TK 154: Giá trị hàng hóa đưa đi gia công chế biến;

Có TK 156: Giá trị hàng hóa đưa đi gia công chế biến.

➞ Chi phí gia công, chế biến hàng hoá:

Nợ TK 154: Chi phí gia công hoặc chế biến hàng hoá;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của chi phí gia công hoặc chế biến hàng hoá;

Có TK 111/112/331,...: Tổng giá thanh toán.

➞ Khi nhập kho hàng hoá đã gia công hoặc chế biến:

Nợ TK 156: Giá trị hàng hoá sau khi gia công hoặc chế biến;

Có TK 154: Giá trị hàng hoá sau khi gia công hoặc chế biến.

1.4. Xuất kho hàng gửi đi bán:

Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán;

Có TK 156: Hàng gửi đi bán.

2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

➤ Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng hoá cuối kỳ trước sang trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ:

Nợ TK 611: Mua hàng;

Có TK 156: Hàng hoá.

➤ Sau khi kiểm kê số lượng và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

Nợ TK 156: Hàng hoá;

Có TK 611: Mua hàng.

➤ Sau khi kiểm kê số lượng và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán;

Có TK 611: Mua hàng.

V. Các câu hỏi thường gặp về hàng tồn kho

1. Đối tượng nào nên áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên?

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xây dựng, lắp đặt, kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị…

2. Đối tượng nào nên áp dụng phương pháp kê khai định kỳ?

Các đơn vị kinh doanh có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, quy cách, mẫu mã hoặc chỉ cung cấp 1 loại hàng hoá, sản xuất 1 loại sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng may mặc, thời trang hoặc sản xuất kinh doanh ngành dược phẩm…

3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp kê khai thường xuyên

➤ Ưu điểm: Ở thời điểm diễn ra nghiệp vụ có thể xác định, kiểm soát được số lượng,trị giá hàng tồn kho; Nắm bắt kịp thời, chính xác số lượng hàng tồn kho; Phát hiện nhanh sai sót trong việc ghi chép của thủ kho, kế toán kho để sửa chữa.

➤ Nhược điểm:

Do phải phản ánh ngay từ thời điểm xảy ra nghiệp vụ, nên lượng công việc nhiều, tốn kém thời gian lao động nhiều hơn.

4. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp kê khai định kỳ

➤ Ưu điểm:

Do chỉ cần phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, không cần phải liên tục, và thường xuyên nên công việc nhẹ nhàng, đơn giản hơn.

Hàng tồn kho của doanh nghiệp là gì?

Hàng tồn kho: Là những tài sản: [a] Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường; [b] Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang; [c] Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Hàng tồn kho trọng xây dựng là gì?

Hàng tồn kho là bộ phận tài sản chiếm tỷ trọng lớn. Có thể duy trì liên tục và cũng có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Kế toán hàng tồn kho luôn tồn tại trong mỗi tổ chức, cung cấp thông tin về hàng tồn kho.

Đặc điểm của hàng tồn kho là gì?

Đặc điểm hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm. Có thể nói đây là một bộ phận tài sản ngắn hạn nhưng chiếm tỷ trọng lớn, có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tại sao các doanh nghiệp phải duy trì hàng tồn kho?

Doanh nghiệp sẽ duy trì hàng tồn kho để tránhcác trường hợp gây tắc nghẽn trong quá trình sản suất và bán hàng hay không bị gián đoạn do thiếu nguyên liệu thô. Mặt khác, việc bán hàng cũng không bị ảnh hưởng do không có sẵn hàng hóa thành phẩm.

Chủ Đề