Hành lang đương bộ nooijk thị là bao nhiêu

Chi tiết câu hỏi

Một số nội dung của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ hiện không còn phù hợp. Chẳng hạn, việc quy định hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường bộ đường quốc lộ là 15m, nay nên quy định 7m là phù hợp. Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh các nội dung không còn phù hợp của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP nêu trên.

Trả lời

Bộ Giao thông vận tải trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 5 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 quy định: "Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ".

Quá trình thực hiện Quy định về bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 203-HĐBT ngày 21/12/1982 của Chính phủ về việc ban hành điều lệ bảo vệ đường bộ; Nghị định số 186/2004/NĐ-CP ngày 5/11/2004 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Sau khi Quốc hội ban hành Luật Giao thông đường bộ, việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được thực hiện theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ. Nghị định số 11/2010/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 3/9/2013 và Nghị định số 117/2021/NĐ-CP ngày 22/12/2021.

Theo đó, tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP đã xem xét sửa đổi các quy định về giới hạn hành lang an toàn đường bộ để phù hợp với cấp kỹ thuật của tuyến đường nhằm bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ công trình đường bộ và quản lý đường bộ theo quy hoạch.

Ngày 27/2/2023, Bộ Giao thông vận tải đã trình Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Đường bộ; sau khi Luật Đường bộ được ban hành, Nghị định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ được sửa đổi phù hợp với Luật Đường bộ.

Cá nhân, tổ chức cần nắm rõ quy định về khoảng cách hành lang an toàn giao thông đường bộ nhằm tránh sử dụng, khai thác đất hoặc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi này.

Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.

Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP, giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:

1. Đối với đường ngoài đô thị, căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

- 17 mét đối với đường cấp I, cấp II.

- 13 mét đối với đường cấp III.

- 9 mét đối với đường cấp IV, cấp V.

- 4 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ. Ảnh: LĐO

2. Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:

- 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên.

- 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm.

4. Đối với đường cao tốc trong đô thị:

- Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn.

- Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên.

- Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.

5. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt thì phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.

Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.

6. Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thì ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.

Cử tri tỉnh Lào Cai đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tham mưu Chính phủ sửa đổi quy định giảm hành lang an toàn đường bộ giáp quốc lộ từ 9m xuống 5m.

Quốc lộ qua khu vực miền núi. Ảnh: Tân Văn.

Cử tri tỉnh Lào Cai đang đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét tham mưu Chính phủ sửa đổi bổ sung khoản 2 Điều 1 Nghị định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Cụ thể với nội dung: Đối với các khu vực giáp quốc lộ cho phép áp dụng phạm vi hành lang an toàn đường bộ, được áp dụng là 5 mét đối với đường cấp IV, cấp V. Hiện nay, Nghị định này đang quy định hành lang an toàn đường bộ là 9m.

Lý do, hiện nay, các địa phương miền núi có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, do đó việc xây dựng các công trình đảm bảo phạm vi hành lang an toàn đường bộ gây rất nhiều khó khăn và tốn kém cho nhân dân trong việc xây dựng các công trình dân dụng.

Để đảm bảo phạm vi hành lang đường bộ theo quy định trên, nếu xây dựng công trình bên ta luy dương thì chiều cao bên vách ta luy sẽ rất cao, gây mất an toàn do dễ bị sạt lở; nếu xây dựng công trình bên ta luy âm thì công trình phải xây dựng 2 đến 3 tầng âm mới đạt sàn cao bằng cốt mặt đường.

Trả lời vấn đề này, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, việc quy định giới hạn hành lang an toàn đường bộ đối với các tuyến quốc lộ đi qua khu vực miền núi có địa hình đèo, dốc, ôm đồi, ôm núi, cong cua liên tục, bị chia cắt bởi núi cao, vực sâu, sông suối là rất cần thiết để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn công trình và an toàn cho các tổ chức, cá nhân xây dựng các công trình hạ tầng.

Hiện nay, Chính phủ đang giao Bộ Giao thông Vận tải xây dựng Luật Đường bộ thay thế Luật Giao thông đường bộ năm 2008 cũng như xây dựng các dự thảo Nghị định quy định chi tiết hướng dẫn một số điều của Luật Đường bộ.

Theo kế hoạch, dự thảo Luật Đường bộ trình Quốc hội vào tháng 10.2023 để xem xét có ý kiến.

Về nghiên cứu sửa đổi quy định về giới hạn hành lang an toàn đường bộ tại khu vực miền núi, có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi núi cao, vực sâu, sông suối, Bộ Giao thông Vận tải ghi nhận ý kiến của cử tri tỉnh Lào Cai để chỉ đạo các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu bổ sung quy định vào dự thảo Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Đường bộ sau khi được Quốc hội thông qua, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, khai thác và sử dụng phạm vi đất dành cho đường bộ.

Chủ Đề