Hay trình bày sự giống và khác nhau giữa tri thức khoa học và tri thức kinh nghiệm

Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học. Mối quan hệ biện chứng giữa chúng

Nhận thức thông thườngvànhận thức khoa họclà hai bậc thang khác nhau về chất củanhận thức. Chúng không đồng nhất cả với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, cả vớinhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận.

1. Nhận thức thông thường [nhận thức tiền khoa học]

Nhận thức thông thường [nhận thức tiền khoa học] là loại nhận thức được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ thể và những sắc thái khác nhau của sự vật. Vì vậy, nhận thức thông thường mang tính phong phú, nhiều vẻ và gắn với những quan niệm sống thực tế hàng ngày. Vì thế, nó thường xuyên chi phối hoạt động của con người trong xã hội. Thế nhưng, nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở bề ngoài, ngẫu nhiên tự nó không thể chuyển thành nhận thức khoa học được..

– Nhận thức của con người được hình thành trước hết từ nhận thức thông thường do yêu cầu của cuộc sống trực tiếp hàng ngày. Nó phản ánh môi trường xã hội và tự nhiên gần gũi với cuộc sống của con người, phản ánh quan hệ giữa người với người và với người và giới tự nhiên.

– Mặc dù ở trình độ thấp hơn so với nhận thức khoa học, nhưng nhận thức thông thường không tầm thường, kém giá trị.

Trái lại, chính tính trực tiếp sinh động trong sự phản ánh, tính phong phú và thực tế của quan niệm sống… làm cho nhận thức thông thường có vai trò thường xuyên và phổ biến, chi phối hoạt động của mọi người trong đời sống xã hội.

Trên cơ sở nhận thức thông thường, con người hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, chuẩn mực cuộc sống. Con người phải thường xuyên hoạt động với nhận thức thông thường trong cuộc sống, bởi vì nó đáp ứng yêu cầu thực tiễn hàng ngày.

– Do phụ thuộc vào sự biến đổi của thực tiễn lịch sử – xã hội nênnhận thức thông thườngcũng có những biến đổi nhất định.

Trong xã hội xưakia,nhận thức thông thườngcòn xa lạ với những quan niệm khoa học, mang nặng tính chất huyền thoại hoặc tôn giáo. Còn ngàynay, với sự pháttriển của các ngành khoa học, trình độnhận thức thông thườngngày càng được nâng cao, bao hàm những yếu tố khoa học.

2. Nhận thức khoa học [gọi tắt là khoa học]

Nhận thức khoa họclà loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của các sự vật.
Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát lại vừa có tính hệ thống, có căn cứ và có tính chân thực. Nó vận dụng một cách hệ thống các phương pháp nghiên cứu và sử dụng cả ngôn ngữ thông thường và thuậtngữ khoa học để diễn tả sâu sắc bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Vì thế nhận thức khoa học có vai trò ngày càng to lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong thời đại khoa học và công nghệ.

– Sự ra đời và pháttriển củakhoa họclà thành quả vĩ đại của trí tuệ con người, đánh dấu một bước tiến mới trong việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.Khoa họcgiữ vai trò đặc biệt trong hoạt động của con người và vai trò đó ngày càng tăng lên trong đời sống xã hội.

–Nhận thức khoa họcđược hình thành một cách tự giác, mang tính trừu tượng, khái quát ngày càng cao. Nó thể hiện sức mạnh, tính năng động, sáng tạo của tư duy trừu tượng.

Nó phản ánh dưới dạng lô-gic trừu tượng những thuộc tính, kết cấu, những mối quan hệ bản chất, những quy luật của thế giới khách quan, chứ không dừng lại ở cái bề ngoài, cái ngẫu nhiên, cái đơn nhất.

Mỗi ngànhkhoa họcđược thể hiện bằng cácphạm trù,quy luậtchung và riêng. Và đến lượt mình, các phạm trù, quy luật đó lại trở thành chỗ dựa, trở thành công cụ của mỗi ngành khoa học.

– Nhận thức khoa học có tính khách quan.

Khoa họchướng tới nghiên cứu các khách thể của tự nhiên, xã hội và bản thân con người như những đối tượng vận động và pháttriển phục tùng các quy luật khách quan.

Khoa họcphải dựa vào sự thật và lý trí của con người chứ không thể dựa vào những ảo tưởng chủ quanhaylòng tin mù quáng nào đó.

Khoa họccó nhiệm vụ nghiên cứu hiện thực, kể cả hiện thực tư tưởng, như khách thể tồn tại độc lập với chủ thể.

Dĩ nhiên, những phẩm chất cá nhân và những định hướng giá trị của nhà khoa học có vai trò quan trọng trong sáng tạokhoa học,songkết quả nghiên cứu mang giá trị khoa học lại không phụ thuộc vào ý muốn của người nghiên cứu.

Như vậy, nhận thức thông thường và nhận thức khoa học có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong mối quan hệ đó, nhận thức thông thường có trước nhận thức khoa học và là nguồn chất liệu để xây dựng nội dung của các khoa học. Ngược lại, khi đạt tới trình độ nhận thức khoa học thì nó lại tác động trở lại nhận thức thông thường, xâm nhập và làm cho nhận thức thông thường phát triển, tăng cường nội dung khoa học cho quá trình nhận thức thế giới của con người.

Khoa học là một trong những động lực cốt lõi của pháttriển. Ảnh:Medium.com.

– Tri thức khoa học phải có tính hệ thống và tính căn cứ.

Đây là đặc trưng quan trọng để phân biệtnhận thức khoa học với nhận thức thông thường.Khoa họclà một hệ thống chỉnh thể các khái niệm, phạm trù, quy luật, có liên hệ nội tại với nhau mangtính chân thực.

Khoa họcphải hướng tớichân lý, hướng tới việc tìm tòi, nhận thức chân lý. Tính chân lý này được chứngminhkhông chỉ bằng việc áp dụng vào thực tiễn mà khoa học còn tạo ra những phương thức chứngminh, những tiêu chuẩn riêng của mình. Khoa học mang tính chặt chẽ, tính lô-gic cao.

– Để mô tả nghiên cứu khách thể,khoa họckhông chỉ sử dụng ngôn ngữ thông thường mà còn phải sử dụng ngôn ngữ nhân tạo, chuyên môn hóa.

Ngôn ngữ khoa học không chỉ bổ sung mà còn làm cho ngôn ngữ thông thường ngày càng pháttriển, trở nên phong phú hơn.

– Đồng thời, khoa học phải sử dụng một hệ thống các phương tiện và phương pháp nghiên cứu chuyên môn.

Các máy móc, thiết bị hỗ trợ đắc lực chonhận thức khoa họcvì chúng tác động trực tiếp đến khách thể nghiên cứu, cho phép khám phá những thuộc tính mới của khách thể, cho phép vạch ra những trạng thái có thể của nó trong điều kiện chủ thể kiểm soát được.

Để thu nhậntrithức khoa học cần có phương pháp khoa học. Đó là phương pháp thu nhậntrithức kinh nghiệm như quan sát, thí nghiệm; là các phương pháp để xây dựng và pháttriển lý thuyết khoa học như phân tích và tổng hợp, quy nạp và diễn dịch, lịch sử và lô-gic, từ trừu tượng đến cụ thể, mô hình hóa, hình thức hóa, hệ thống – cấu trúc…

Đương nhiên, hoạt động khoa học đòi hỏi các nhà khoa học, bên cạnh việc nắm vững các phương tiện và phương pháp nghiên cứu, còn phải có định hướng giá trị đúng đắn, phải có những phẩm chất đạo đức chung và những phẩm chất cá nhân phù hợp với những hoạt động đặc thù của mối lĩnh vực khoa học.

3. Mối quan hệ biện chứng

Nhận thức thông thườngvànhận thức khoa họccó mối quan hệ biện chứng với nhau, thể hiện ở những điểm sau:

3.1. Nhận thức thông thường có trước và là chất liệu cho nhận thức khoa học.

– Với tư cách là nhận thức tiền khoa học, trong lòng và trên cơ sở củanhận thức thông thườngđã xuất hiện những hình thức mầm mống của khoa học.

Chính kinh nghiệm củanhận thức thông thườnglà kho tàng để cho các khoa học cụ thể,triết học và nghệ thuật tìm kiếm nộidungcủa mình.

– Mặc dù chứa những mầm mống của nhữngtrithức khoa học,songnhận thức thông thườngchủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở những bề ngoài, ngẫu nhiên, không bản chất của đối tượng và tự nó không thể chuyển thành khoa học.

Muốn pháttriển thành khoa học, cần phải thông qua khả năng tổng kết, trừu tượng, khái quát đúng đắn của các nhà khoa học.

3.2. Nhận thức khoa học có sức mạnh lớn trong việc tác động trở lại nhận thức thông thường.

– Do có hàm lượngtrithức ở tình độ cao và gắn liền với thực tiễn,khoa họccó khả năng thâm nhập vàonhận thức thông thườngvà làm cho nhận thức thông thường ngày càng pháttriển.

Với sự pháttriển củakhoa học, công nghệ, sự nâng cao trình độ văn hóa, khoa học của nhân dân, sự pháttriển của các phương tiện thông tin đại chúng ngàynay,nhận thức thông thườngchịu nhiều tác động của khoa học và pháttriển bằng cách tiếp thu nhữngtrithức khoa học nhất định.

Xu hướng thâm nhập củakhoa họcvào đời sống thường nhật ngày càng được tăng cường. Nhiều thuật ngữ khoa học giờ đây đã trở thành ngôn ngữ đời thường.

– Ngàynay, đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc pháttriển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 [cách mạng 4.0]. Để đạt được những thành tựu đột phá, việc pháttriển khoa học, công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thậm chí mang tính cốt lõi trongtriết lý pháttriển đất nước.

Việc làm IT phần mềm

Tri thức khoa học là gì?

Tri thức có vai trò hết sức quan trọng, góp phần tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Không phải tự nhiên mà máy tính điện tử những công cụ hiện đại trong lĩnh vực công nghệ thông tin thời nay lại tự nhiên mà có để thay thế con người trong các hoạt động lao động trí óc. Nó ra đời dựa trên kết quả lao động trí óc, vận dụng nguồn tri thức và tài năng vốn có để người ta chế tạo ra. Bởi vậy nếu không có tri thức sẽ không có một xã hội phát triển phồn thịnh như hiện tại. 

Theo từ điển tiếng Việt giải thích “tri thức là những điều hiểu biết do từng trải và học tập mà thu được” đây là một khái niệm được đúc kết dưới góc độ ngôn ngữ học những không quá trừu tượng đánh đố ý hiểu của độc giả. Còn theo ý nghĩa triết học của nó “Trí thức là kết quả của quá trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống ký hiệu khác” 

Tri thức được phân thành tri thức thông thường và tri thức khoa học. Nếu tri thức thông thường được hình thành do hoạt động hàng ngày của mỗi cá nhân, mang tính chất cảm tính trực tiếp bề ngoài và rời rạc thì tri thức khoa học phản ánh trình độ của con người đi sâu nhận thức thế giới hiện thức. Vậy tri thức khoa học còn khác với tri thức thông thường như thế nào? 

- Tri thức thông thường: Hiểu một cách đơn giản và dễ hình dung nhất là trong đời sống, con người thường xuyên phải tiếp xúc với thiên nhiên, với xã hội, phải giải quyết nhiều công việc thực tế hàng ngày. Những công việc này người ta đều có thể cảm nhận bằng các giác quan để cảm nhận về bản thân, về thế giới xã hội xung quanh rồi rút ra kinh nghiệm sống. Đó chính là tri thức thông thường mà không phải ai cũng biết. 

- Tri thức khoa học: Phức tạp hơn tri thức thông thường. Sự phát triển của lao động sản xuất và hoạt động xã hội là nguyên nhân khiến con người phải tìm hiểu sâu hơn, nghiên cứu đầy đủ hơn về thế giới và tìm hiểu khả năng nhận thức của chính mình. Tri thức khoa học là hệ thống tri thức khái quát về các sự vật, hiện tượng của thế giới và các quy luật vận động của chúng. Đây là hệ thống tri thức được xác lập trên căn cứ xác đáng có thể kiểm tra được và có tính ứng dụng trong các hoạt động phát triển đất nước hay bất cứ hoạt động nào cần tới vận dụng sâu tri thức. Tri thức khoa học được phân thành tri thức kinh nghiệm và tri thức lý luận. 

Tri thức khoa học và tri thức thông thường khác nhau nhưng lại bổ trợ cho nhau đề cùng tồn tại. Tri thức khoa học tuy phức tạp hơn tri thức thông thường nhưng nó có thể xuất phát từ tri thức thông thường, phải có những cảm nhận, đánh giá khách quan từ tri giác thì tri thức khoa học mới có cơ sở để tiến hành những nghiên cứu một cách sâu sắc. 

>> Xem thêm: Phân tích công việc là gì

Tri thức khoa học có vai trò đối với đời sống xã hội 

Như đã nhấn mạnh, tri thức có vai trò hết sức quan trọng góp phần tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loại. Tri thức gắn liền với nền văn minh loài người, con người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn nội hàm mới của tri thức mà không ngừng tư duy sáng tạo ra tri thức, dần dần xây dựng và hoàn thiện hệ thống tri thức mới. Tri thức bao trùm trên nhiều ngành nghề, vocation, lĩnh vực từ lao động sản xuất [công, nông nghiệp] tới cả chính trị, giáo dục, văn học, nghệ thuật, y tế, luật pháp, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc,… 

Trong thời đại ngày nay tri thức lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nó góp mặt và trở thành lực lượng lao động trực tiếp quan trọng nhất. Nhờ sự góp mặt của tri thức tạo ra những thay đổi lớn lao không chỉ trong quản lý và sản xuất kinh doanh mà con tác động làm thay đổi đáng kể cuộc sống của con người theo chiều hướng tích cực hơn. Có thể thấy từ khi có sự tác động của tri thức khoa học, các suy nghĩ và nhận thức của con người có sự thay đổi hơn rất nhiều. Đã từ lâu những quan điểm cổ hủ, những định kiến lạc hậu đã được thay thế bằng những quy nghĩ, tư duy mới hiện đại hơn, phù hợp với xu thế hơn. 

Con người không chỉ biết mà phải áp dụng được cả tri thức và tri thức khoa học coi đó là kim chỉ nam cho các hành động nhằm cải tạo thế giới đáp ứng toàn diện nhu cầu vật chất của cuộc sống con người. Vì vậy để biết cách áp dụng được những kiến thức của tri thức khoa học vào đời sống xã hội, con người phải chủ động học tập không ngừng và liên tục bởi kiến thức rất rộng và bao la, con người không chỉ học trong ngày một ngày hai mà học cả đời chưa chắc cũng chưa biết hết được. Và tất nhiên, theo thời gian kiến thức có thể được phát hiện ra thêm bổ sung vào kho tri thức, con người phải dám gạt bỏ những tri thức đã lỗi thời, tiếp thu và có nhận xét những tri thức đã có rồi tìm mọi cách để tiếp cận những tri thức mới. Hãy là một tế bào sống tốt để nuôi dưỡng sự sống cho cả một xã hội văn minh. 

Xem thêm: Creative là gì

2.2. Vai trò của tri thức khoa học đối trong kinh tế 

Tri thức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế 

Trong phát triển kinh tế, không cần nói ai trong số chúng ta cũng biết tri thức đóng vai trò rất quan trọng cho ra đời những phát minh khoa học kỹ thuật phục vụ, hỗ trợ - supporting cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhờ tri thức mà những suy nghĩ tưởng như không thể lại thành có thể và giờ đây chúng ta đang được sống trong nền kinh tế tri thức. Đó là nền kinh tế có sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Trong nền kinh tế tri thức, những ngành áp dụng được nhiều thành tựu mới nhất của khoa học,công nghệ và dựa vào tri thức như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, những ngành nghề hot trong tương lai ở Việt Nam… nhưng những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp, ngành công nghiệp trọng điểm cũng không nằm ngoài danh sách được thừa hưởng và ứng dụng khoa học công nghệ cao. Sở dĩ các nước phát triển ngày nay có tốc độ phát triển nhanh là do sản phẩm của họ có hàm lượng trí tuệ cao, hàm lượng giá trị do trí tuệ tạo ra và đã được kết tính khéo léo trong sản phẩm. Xã hội đã tạo nên một nền kinh tế tri thức mà sản phẩm được sản xuất dựa trên thành tựu mới của khoa học công nghệ, dựa trên những tri thức mà con người đã đạt được ngày càng phong phú, đáp ứng tốt những yêu cầu về vật chất cũng như tinh thần của con người. 

Tuy nhiên tri thức khoa học cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực đến nền kinh tế dẫn đến tồn tại nhiều mặt trái của nền kinh tế hiện nay đó là có sự phân hóa giữa nước giàu, nước nghèo về nhiều yếu tố như thu nhập, tuổi thọ, giáo dục và chất lượng cuộc sống,… Điều gì cũng có hai mặt đó là điều tất yếu khách quan tồn tại trên thế giới này bởi vậy nếu xã hội muốn áp dụng thành tựu của tri thức khoa học thì phải chấp nhận cả những tác động tiêu cực trên. Có như vậy mọi thứ mới dung hòa được đề cùng tồn tại trong một thế giới. 

Xem thêm: Potential là gì

Trên đây là những thông tin về tri thức khoa học là gì? Hy vọng với những chia sẻ hữu ích mà Timviec365.vn đã cung cấp trong bài viết này độc giả sẽ có thêm kiến thức mới bổ sung cho vốn tri thức còn thiếu sót của bản thân. Độc giả hãy thường xuyên truy cập Timviec365.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin mới mỗi ngày nhé!

Video liên quan

Chủ Đề