Hiệu lực của văn bản quản lý nhà nước

Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 quy định rất cụ thể thời điểm có hiệu lực của văn bản. Về nguyên tắc thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản. Tuy nhiên, để đảm bảo đủ thời gian cho việc triển khai thi hành văn bản như ban hành văn bản quy định chi tiết, kế hoạch triển khai...cơ quan ban hành văn bản luôn phải quy định một thời gian phù hợp từ thời điểm ban hành đến khi có hiệu lực đảm bảo đủ thời gian để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có điều kiện tiếp cận văn bản, các đối tượng thi hành có điều kiện chuẩn bị thi hành văn bản.

 Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.

Trong một số trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; đăng Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Cùng với việc quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản thì hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật cũng được quy định một cách cụ thể.
Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hành chính đó và phải được quy định cụ thể ngay trong văn bản đó.

Trường hợp có sự thay đổi về địa giới hành chính thì hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương được xác định như sau:

 Trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành nhiều đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được chia vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính mới cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;

 Trường hợp nhiều đơn vị hành chính được nhập thành một đơn vị hành chính mới cùng cấp thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được nhập vẫn có hiệu lực đối với đơn vị hành chính đó cho đến khi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế;

 Trường hợp một phần địa phận và dân cư của đơn vị hành chính được điều chỉnh về một đơn vị hành chính khác thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính được mở rộng có hiệu lực đối với phần địa phận và bộ phận dân cư được điều chỉnh.

Bên cạnh đó Luật ban hành văn bản QPPL quy định các trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

- Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

- Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

 Trường hợp văn bản pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực được quy định một cách rõ hơn tại khoản 2 Điều 38 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP cụ thể như sau:

Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực;

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được quy định chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định chi tiết. Trường hợp không thể xác định được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ;

Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không thể xác định được các nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản đó hết hiệu lực toàn bộ.

06[85]/2014

Mục lục

  • 1.Cơ chế giải quyết “khiếm khuyết” tại Điều 2 Nghị định số 95/2011/NĐ-CP
  • 1.Dẫn nhập
  • 2.Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành
  • 2.Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật – không chính danh và những hệ lụy
  • 5.Một số kiến nghị cụ thể
  • 6.Tài liệu tham khảo

Bàn về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thông qua một vụ án cụ thể

THS CAO VŨ MINH*, THS LÊ QUANG HÀO**

06[85]/2014 - 2014, Trang 10-17

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện thông qua ba phương diện là hiệu lực về thời gian, hiệu lực về không gian và hiệu lực về đối tượng thi hành. Trong đó, hiệu lực theo thời gian của một văn bản quy phạm pháp luật là văn bản phát sinh hiệu lực từ thời điểm nào, khi nào hoặc với điều kiện nào thì chấm dứt hiệu lực. Bài viết phân tích về những bất cập xoay quanh hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thông qua một vụ án cụ thể.


ABSTRACT:

Effect of legal documents is demonstrated through three aspects, namely time, space, and object executed. Among them, the effect of time of legal documents is which moment the legal documents arise; when or how the conditions shall terminate its effect. The paper below will analyze the shortcomings around the effect of legal documents through a specific case.

TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,

Trích dẫn:

×

THS CAO VŨ MINH*, THS LÊ QUANG HÀO**, Bàn về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật thông qua một vụ án cụ thể, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 06[85]/2014, Trang 10-17

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=4cb902ec-71b3-4657-815a-a6da3ebae89b

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

3. Cơ chế giải quyết “khiếm khuyết” tại Điều 2 Nghị định số 95/2011/NĐ-CP

Ngày 29/11/2012, UBND TP. Hồ Chí Minh đã có Công văn số 6208/UBND-TM gửi Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp… về sửa đổi Điều 2 Nghị định số 95/2011/NĐ-CP.

Ngày 28/01/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 694/NHNN-PC gửi Thủ tướng Chính phủ trả lời kiến nghị sửa đổi Điều 2 Nghị định số 95/2011/NĐ-CP của UBND TP. Hồ Chí Minh với nội dung: “Nghị định số 95/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký [20/10/2011] là phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật nên đề nghị của UBND TP.Hồ Chí Minh về việc sửa đổi hiệu lực thi hành quy định tại Điều 2 Nghị định số 95/2011/NĐ-CP là không phù hợp”. Tuy nhiên, với những phân tích kể trên, công văn số 694/NHNN-PC xác định việc ban hành Nghị định số 95/2011/NĐ-CP là“phù hợp với quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật” có vẻ là nhận định khá chủ quan và khiên cưỡng.

Trên cơ sở đơn khởi kiện của bà PTN, tại phiên Tòa sơ thẩm,Tòa án đã xác định lại thời điểm có hiệu lực của Nghị định số 95/2011/NĐ-CP là sau bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày ký ban hành. Nghị định số 95/2011/NĐ-CP được ký ban hành ngày 20/10/2011 nên theo Tòa án sau ngày 05/12/2011, Nghị định này mới có hiệu lực pháp luật. Trên cơ sở nhận định đó, Tòa án sơ thẩm tuyên hủy quyết định số 79/QĐ – XPHC ngày 07/01/2012 của Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng cách giải quyết của Tòa án sơ thẩm cũng không phù hợp thẩm quyền vì Tòa án không có quyền phán xét về tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành. Theo khoản 1, Điều 10 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét, đình chỉ việc thi hành và trình Quốc hội xem xét, quyết định việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó tại kỳ họp gần nhất. Do đó, trong trường hợp này, chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền xem xét lại tính hợp hiến, hợp pháp của Điều 2 Nghị định số 95/2011/NĐ-CP, song cơ chế này hiện nay chưa được hoàn thiện để thực thi. Quốc hội không có động lực thực sự rõ ràng, trực tiếp để chủ động giải quyết vụ việc đến cùng. Thông thường khi không có những lợi ích hay sự quan tâm rõ ràng, rất khó để cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ của mình một cách chủ động, tích cực[6].


[6]Nguyễn Minh Đức, “Cơ chế giải quyết mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật - nhìn từ một quy định”, Tạp chí Nghiên cứu lập phápsố 16, năm 2012.


1. Dẫn nhập

Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính Trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định: “Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch”. Yêu cầu về tính công khai, minh bạch cũng được thể hiện rất rõ trong khoản 3, Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 [Luật BHVBQPPL2008]“Bảo đảm tính công khaitrong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạchtrong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật”.

Yêu cầu về tính công khai, minh bạch trong hoạt động lập pháp không chỉ thể hiện thông qua chính sách pháp luật, soạn thảo văn bản mà còn phải thể hiện trong các quy định về hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện thông qua ba phương diện là hiệu lực về thời gian, hiệu lực về không gian và hiệu lực về đối tượng thi hành. Trong đó, hiệu lực theo thời gian của một văn bản quy phạm pháp luật là văn bản phát sinh hiệu lực từ thời điểm nào, khi nào hoặc với điều kiện nào thì chấm dứt hiệu lực.

2. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành

Thời điểm có hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật lần đầu tiên được quy định trong Thông tư số 02/BT ngày 11/01/1982 của Bộ trưởng, Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng. Theo đó, tại điểm 5, mục IV Thông tư này quy định: “Cơ quan ban hành văn bản phải định rõ thời gian văn bản có hiệu lực thi hành và phải ghi có hiệu lực bắt đầu từ ngày nào”. Thông tư số 33/BT- CNVPCP của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ ngày 10/12/1992 thay thế Thông tư số 02/BT ngày 11/01/1982 cũng có quy định tương tự là:“Khi quy định thời hạn có hiệu lực của văn bản, cơ quan ban hành văn bản phải tính toán kỹ…”. Từ các quy định này, có thể nhận thấy, thời điểm có hiệu lực của văn bản cũng do chính cơ quan ban hành văn bản tự xem xét, quyết định mà không có tiêu chí cụ thể để xác định. Điều này cũng dẫn đến tình trạng tùy tiện trong việc xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản, ảnh hưởng đến tính thống nhất của pháp luật, dễ vi phạm quyền của cá nhân, tổ chức liên quan.

Để chấm dứt tình trạng này, Nhà nước cần quy định một nguyên tắc chung về thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Đáp ứng yêu cầu đó, Điều 78 Luật BHVBQPPL 2008 quy định: “Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành”. Điều khoản nêu trên có tác dụng lập lại trật tự, kỷ cương trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật, xác định rõ thời điểm mà các cơ quan nhà nước, cá nhân có liên quan được hưởng quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ được quy định trong văn bản.

Quy định mang tính nguyên tắc về thời điểm có hiệu lực của một văn bản quy phạm pháp luật là rất cần thiết. Tuy nhiên, một số văn bản được ban hành trong trường hợp khẩn cấp, kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng chống thiên tai, dịch bệnh… thì thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản có thể sớm hơn so với văn bản cùng hình thức, cùng chủ thể ban hành trong trường hợp thông thường [thậm chí có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành]. Quy định linh hoạt này là rất hợp lý và cũng không tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật vì đây thường là văn bản của những thiết chế hoạt động thường xuyên, liên tục [như văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân…] và việc ban hành văn bản nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp là rất cần thiết để đáp ứng tính đa dạng, phức tạp, nhiều biến động của hoạt động quản lý nhà nước[1].

Như vậy, pháp luật hiện hành thừa nhận văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Trong trường hợp này, văn bản phải được đăng ngay trên trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành[2]. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là khi cơ quan nhà nước khi ban hành văn bản mà nội dung có lợi hơn cho đối tượng áp dụng liệu có được quy định hiệu lực kể từ ngày ký hay không thì pháp luật vẫn chưa quy định rõ ràng[3]. Ngược lại, nếu cơ quan nhà nước ban hành văn bản mà nội dung gây bất lợi hơn cho đối tượng áp dụng thì liệu có được quy định hiệu lực kể từ ngày ký hay không? Đây là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt học thuật mà còn mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Trên thực tế đã có không ít trường hợp tranh chấp liên quan đến cách áp dụng pháp luật [thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật] đã được đưa ra toà án để giải quyết.

Đơn cử, ngày 01/11/2011, Hộ kinh doanh cá thể KP do bà PTN làm chủ có hành vi bán 300 USD cho một khách hàng với mục đích kinh doanh ngoại tệ kiếm lời. Công an Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh phát hiện và lập biên bản số 0017340/BB-VPHC về hành vi vi phạm “hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép”quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 18 Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 với mức phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Tuy nhiên, đến ngày 14/12/2011, Công an Quận 3 lập lại biên bản mới số 0017346/BB-VPHC thay thế biên bản số 0017340/BB-VPHC. Theo đó, Công an Quận 3 xác định bà PTN có hành vi vi phạm “hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép”quy định tại khoản 1, Điều 1 Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 với mức phạt tiền từ 300.000.000 đến 500.000.000 đồng.

Ngày 07/01/2012, căn cứ Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 79/QĐ – XPHC xử phạt hành chính đối với bà PTN số tiền là 400.000.000 đồng.

Bà PTN khởi kiện vụ án hành chính vì cho rằng Quyết định số 79/QĐ – XPHC được ban hành không hợp pháp, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của bà.

Trên cơ sở đơn khởi kiện của bà PTN, Tòa sơ thẩm mở phiên xét xử và bản án sơ thẩm số 1408/2012/HC-ST ngày 17/9/2012 có nêu: “Bà PTN có hành vi hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép vào ngày 01/11/2011. Theo quy định tại Điều 83 Luật BHVBQPPL 2008 thì văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi hoạt động ngoại hối mà không được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép vào ngày 01/11/2011 của bà PTN là Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng với với mức phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Ngày 07/01/2012, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đã áp dụng Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 để ban hành Quyết định số 79/QĐ – XPHC xử phạt hành chính đối với bà PTN số tiền là 400.000.000 đồng là không đúng quy định pháp luật như đã viện dẫn ở trên. Do đó, việc khởi kiện của bà PTNyêu cầu hủy Quyết định số 79/QĐ – XPHC ngày 07/01/2012 của Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh là có căn cứ chấp nhận”.

Vì các lẽ trên mà Tòa sơ thẩm tuyên xử:

1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà PTN.

2. Hủy quyết định số 79/QĐ – XPHC ngày 07/01/2012 của Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh.

3. Án phí hành chính:

Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh phải chịu 200.000 VNĐ [Hai trăm nghìn đồng]

Bản án sơ thẩm số 1408/2012/HC-ST ngày 17/9/2012 của Tòa sơ thẩm về vụ PTNđã có hiệu lực pháp luật và không có kháng cáo, kháng nghị.

Theo chúng tôi, sở dĩ lực lượng chức năng phải lập lại biên bản mới vì thời điểm bà PTNcó hành vi vi phạm thì Nghị định số 202/2004/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 95/2011/NĐ-CP. Do đó, để phù hợp với nguyên tắc áp dụng pháp luật thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải viện dẫn Nghị định số 95/2011/NĐ-CP chứ không phải là Nghị định số 202/2004/NĐ-CP[4].

Khoản 1 Điều 83 Luật BHVBQPPL 2008 quy định:

“Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực”.

Nghị định số 95/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/10/2011, ngày 01/11/2011, bà PTN thực hiện hành vi vi phạm. Do đó, việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng Nghị định số 95/2011/NĐ-CP để xử phạt bà PTN là hoàn toàn đúng nguyên tắc áp dụng luật. Đây là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, vấn đề đáng bàn ở đây là Điều 2 Nghị định số 95/2011/NĐ-CP lại quy định: “Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành”. Theo đó, ngày 20/10/2011 là ngày ký ban hành cũng đồng thời là ngày có hiệu lực của văn bản này. Vậy cơ sở pháp lý cho cách quy định này nằm ở đâu? Để trả lời cho câu hỏi này, theo chúng tôi, cần xem xét những quy định pháp luật cụ thể:

Theo khoản 1, Điều 78 Luật BHVBQPPL 2008 thì: “Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành”.

Như vậy, có thể hiểu, nếu một cơ quan nhà nước muốn quy định văn bản “cóhiệu lực kể từ ngày ký ban hành” thì phải rơi vào “tình trạng khẩn cấp” hoặc“thiên tai, dịch bệnh”. Việc ban hành Nghị định số 95/2011/NĐ-CP – nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng chắc chắn không liên quan đến tình trạng “thiên tai, dịch bệnh”. Vậy văn bản này có được ban hành trong “tình trạng khẩn cấp” hay không?

Theo khoản 12, Điều 84 Hiến pháp năm 1992 [sửa đổi, bổ sung năm 2001] quy định:Quốc hội là cơ quan quy định về tình trạng khẩn cấp. Khoản 6, Điều 103 Hiến pháp lại quy định: Chủ tịch nước là người công bố, ban bố tình trạng khẩn cấp. Khoản 6, Điều 112 Hiến pháp quy định: Chính phủ có quyền thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước. Vào thời điểm này, không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào ban bố, công bố tình trạng khẩn cấp. Chính vì vậy, có thể kết luận Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ra đời cũng không nhằm “quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp”. Bên cạnh đó, Nghị định số 95/2011/NĐ-CP được đăng Công báo vào ngày 30/10/2011 - tức là 10 ngày sau khi ký ban hành[5]. Như vậy, Nghị định số 95/2011/NĐ-CP tuy được đăng công báo nhưng cũng không đảm bảo thời gian đăng công báo trong tình trạng khẩn cấp. Theo chúng tôi, nếu Nghị định số 95/2011/NĐ-CP được đưa tin rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng và đăng Công báo đúng thời gian quy định theo thủ tục văn bản được ban hành trong tình trạng khẩn cấp thì cá nhân, tổ chức đã biết và hiểu rõ đối với hành vi vi phạm cũng như mức tiền phạt tăng lên. Điều này sẽ giúp cá nhân, tổ chức nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của họ để từ đó hạn chế việc khiếu kiện hành chính liên quan đến quyết định xử phạt.


* ThS Luật học, Giảng viên Khoa Luật Hành chính – Nhà nước, Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh.

** ThS, Sở Tư pháp Tp. Hồ Chí Minh.

[1]Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh[2010], Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam,Nxb. Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 151.

[2]Theo đoạn 2, Khoản 1 Điều78 Luật BHVBQPPL 2008.

[3]Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh[2012], Giáo trình Xây dựng văn bản pháp luật, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 270.

[4]Điều 81 Luật BHVBQPPL 2008 quy định về những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực như:

“1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

3. Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

[5]Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ngày 20/10/2011 được đăng Công báo số 543 + 544 ngày 30/10/2011.


4. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật – không chính danh và những hệ lụy

Đối với lĩnh vực hệ trọng, động chạm trực tiếp đến quyền và lợi ích công dân, cơ quan, tổ chức và nhất là đối vớivăn bản quy phạm pháp luật, cần quy định chung rằng chúng chỉ bắt đầu có hiệu lực sau một khoảng thời gian nhất định kể từ ngày công bố. Thời gian bắt đầu hiệu lực có thể được xác định tùy thuộc vào tính chất vấn đề, vùng miền khác nhau sao cho đối tượng thi hành đủ thời gian nhận được thông tin về văn bản mới ban hành đó, thậm chí còn phải hiểu, chuẩn bị điều kiện thực hiện. Nếu không rất dễ vi phạm quyền công dân, cơ quan, tổ chức[7]. Thực tế cho thấy, sự không công khai, minh bạch trong việc quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật có thể dẫn đến những hệ lụy lớn không chỉ cho các bên liên quan mà thậm chí ảnh hưởng đến một phạm vi xã hội nhất định.

Đối với đối tượng chịu sự tác động của văn bản quy phạm pháp luật:Có thể thấy rằng, đây là nhóm đối tượng chịu thiệt thòi trực tiếp nhất từ việc vi phạm tính công khai, minh bạch trong việc xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Quyền lợi của đối tượng chịu sự tác động sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Ví dụ: do không biết về ngày có hiệu lực của văn bản nên người dân không biết quyền của họ đến đâu và nghĩa vụ như thế nào; vi phạm nghĩa vụ sẽ phải gánh chịu chế tài gì? Điển hình trong vụ án kể trên, bà PTNđã không biết được mức tiền phạt quy định trong văn bản mới gấp nhiều lần mức tiền phạt được quy định trong văn bản cũ vừa hết hiệu lực. Trên phương diện pháp luật, điều này là không thể chấp nhận được trong một hệ thống pháp luật hiện đại: nguyên tắc an toàn pháp lý không được đảm bảo, quan hệ giữa nhà nước - công dân thiếu sự công khai, minh bạch.

Đối với chủ thể áp dụng pháp luật: Chính chủ thể áp dụng pháp luật cũng phải chịu những hậu quả nhất định như áp dụng pháp luật không thống nhất, nguy cơ áp dụng luật sai là rất phổ biến… Hơn nữa, nếu tổ chức, cá nhân không được biết về sự “hiện diện” của văn bản quy phạm pháp luật, phản ứng tất yếu của họ sẽ là phản đối quyết định áp dụng pháp luật của người có thẩm quyền. Từ đó, dễ dẫn đến khiếu nại, khởi kiện, tăng thêm gánh nặng cho hoạt động hành chính, vốn đã thường xuyên quá tải. Tòa án hành chính cũng phải gánh thêm nhiều vụ xét xử nếu giải quyết bởi con đường hành chính không ổn thỏa. Đó là chưa kể đến những cơ quan, đoàn thể nhất định cũng có thể phải chịu ảnh hưởng nếu người liên quan cầu viện tới họ trong việc giải quyết tranh chấp như trong vụ án bà PTN nêu trên.

Như đã phân tích, việc cơ quan nhà nước ban hành văn bản có nội dung gây bất lợi hơn cho đối tượng áp dụng mà lại quy định thời điểm hiệu lực kể từ ngày kýkhông chỉ ảnh hưởng đến tính thống nhất của hệ thống pháp luật mà còn tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Ban hành một văn bản mà đối tượng chịu sự tác động không biết, không có thông tin chính xác về nội dung văn bản này là sự vi phạm nghiêm trọng yêu cầu về tính công khai, minh bạch. Trong khi đó, đặc trưng của hoạt động quản lý nhà nước là mang tính công khai nên các văn bản quy phạm pháp luật cũng vì thế mà phải được ban hành, truyền tải đến đối tượng áp dụng một cách công khai như đăng công báo, niêm yết các văn bản đã được ban hành… Minh bạch hóa theo yêu cầu của luật, có nghĩa là khi chủ thể có thẩm quyền ban hành những vấn đề liên quan đến việc quản lý thì mọi cá nhân, tổ chức đều có điều kiện tiếp cận[8]. Trong trường hợp văn bản được xác định “có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành”,nếu không được đăng Công báo, niêm yết kịp thời thì cá nhân, tổ chức rất khó tiếp cận, để từ đó hiểu và chuẩn bị các điều kiện thực hiện. Điều này cũng vi phạm cam kết WTO về minh bạch hóa pháp luật trong suốt quy trình xây dựng pháp luật[9].

Vừa qua, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nghị định này cũng quy định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành[10]. Như đã trình bày, việc Nghị định số 81/2013/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành không phải vì “tình trạng khẩn cấp” hoặcthiên tai, dịch bệnh”mà có thể vì một lý do khác. Khoản 2 Điều 8 Luật BHVBQPPL 2008 quy định: “Văn bản quy định chi tiết phải quy định cụ thể, không lặp lại quy định của văn bản được quy định chi tiết và phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm được quy định chi tiết”. Với quy định này thì có thể hiểu rằng Nghị định số 81/2013/NĐ-CP – nghị định quy định chi tiết cho Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012phải được ban hành và có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Đáng tiếc là quy định này của Luật BHVBQPPL 2008 không được triệt để tuân thủ. Cụ thể, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực ngày 01/7/2013, tuy nhiên, mãi đến ngày 19/7/2013thì Nghị định số81/2013/NĐ-CP mới được ban hành. Có thể vì lý do cần nhanh chóng đưa luật vào cuộc sống nên Điều 33 của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP mới quy định: “Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/7/2013 [kể từ ngày ký ban hành]”.

Một vấn đề cũng cần được giải quyết là “nếu cơ quan nhà nước ban hành văn bản mà nội dung có lợi hơn cho đối tượng áp dụng thì liệu có được quy định hiệu lực kể từ ngày ký hay không”?Trong thực tế, hiện nay vẫn có rất nhiều các văn bản được ban hành theo cách này. Đơn cử là Thông tư số28/2009/TT-BTC ngày 10/02/2009 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi có hiệu lực kể từ ngày ký[11]và áp dụng cho các Tờ khai Hải quan hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày 16/02/2009. Thông tư này rõ ràng quy định có lợi hơn cho đối tượng chịu sự tác động nhưng với những phân tích ở trên, khó có cơ sở pháp lý thỏa đáng để viện dẫn cho việc tuỳ tiện xác định thời điểm hiệu lực của văn bản trong trường hợp này. Bên cạnh đó, nếu Thông tư số 28/2009/TT-BTC đã có hiệu lực từ ngày ký – tức ngày 10/2/2009 thì vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng cho câu hỏi tại sao Thông tư này không áp dụng cho các Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đăng ký với cơ quan Hải quan kể từ ngày này mà phải đợi đến ngày 16/02/2009 mới áp dụng.


[7]Nguyễn Cửu Việt [2008], Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 98.

[8]Cao Vũ Minh, “Công văn và những nhầm lẫn với quyết định quản lý nhà nước”,Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5, năm 2013.

[9]USAID - Ủy ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Các văn kiện gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới – WTO của Việt Nam, Hà Nội, 2006, tr. 196.

[10]Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 được đăng Công báo số 459 + 460 ngày 07/8/2013.

[11]Thông tư số 28/2009/TT-BTC ngày 10/2/2009 được đăng Công báo số 129 + 130 ngày 20/2/2009.


5. Một số kiến nghị cụ thể

Thứ nhất, cần quy định cụ thể các trường hợp văn bản có hiệu lực sớm hơn 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Theo tác giả,khoản 1, Điều 78 Luật BHVBQPPL 2008 cần được sửa đổi như sau:

“Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.

Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nếu thuộc các trường hợp sau:

- Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp hoặc tình trạng cấp thiếttrong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

- Trường hợp cấp bách để giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, kinh tế - xã hội hoặc để ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định.

- Trường hợp để kịp thời thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc đã có kế hoạch gia nhập”.

Nếu thực hiện tốt yêu cầu này sẽ hạn chế được tình trạngchủ thể có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật tùy tiện xác định thời điểm hiệu lực của văn bảnđảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, việc xác định cụ thể các trường hợp cơ quan nhà nước có thể ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcó hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành sẽ đáp ứng yêu cầu kịp thời điều chỉnh các quan hệ xã hộimới phát sinh trong hoạt động quản lý, điều hành, tránh những vướng mắc không đáng có như hiện nay[12].

Thứ hai, cần nhận thức rằng, ngay cả trong trường hợp ban hành văn bản có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành”thì chủ thể ban hành vẫn cần phải đáp ứng những điều kiện luật định cụ thể bởi nếu bỏ qua các điều kiện này thì rất dễ vi phạm tính công khai, minh bạch trong việc ban hành văn bản. Là một thành viên của WTO thì tính công khai, minh bạch của pháp luật phải được đề cao. Do đó, bên cạnh quy định về các trường hợp “văn bản có hiệu lựckể từ ngày công bố hoặc ký ban hành” cần phải ghi nhận nguyên tắc công khai văn bản quy phạm pháp luật.

Liên quan đến công khai văn bản quy phạm pháp luật thìkhoản 2 Điều 78 Luật BHVBQPPL 2008 quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các văn bản quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh”.Tuy nhiên, quy định này lại mâu thuẫn với chính khoản 1 Điều 78 Luật BHVBQPPL 2008 vì khoản 1 lại quy định các văn bản thuộc nội dung trên phải đăng Công báo chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Sự phủ định lẫn nhau thể hiện ở điểm nếu áp dụng theo khoản 2 thì văn bản không cần phải đăng công báo nhưng nếu không đăng thì lại vi phạm khoản 1[13].

Trên cơ sở đề xuất những sửa đổi khoản 1 Điều 78 Luật BHVBQPPL 2008 như kiến nghị ở trên, khoản 2 Điều 78 Luật BHVBQPPL 2008 cũng cần có những thay đổi nhất định nhằm đáp ứng về mặt kỹ thuật lập pháp. Theo chúng tôi, khoản 2 Điều 78 Luật BHVBQPPL 2008 cần được sửa đổi như sau: “Các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành phải được đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành và phải được đăng ngay trên Trang thông tin về xây dựng pháp luật của Chính phủ, Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng”. Quy định này vừa bảo đảm tính công khai của văn bản quy phạm pháp luật vừa loại trừ sự mâu thuẫn như đã phân tích ở trên.

Thứ ba, tác giả chính của Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ - Thomas Jefferson từng nói: “Trong các vấn đề quyền lực, đừng nói thêm gì nữa về lòng tin vào đức tính tốt của con người, mà phải trói anh ta lại bằng sợi đây xích hiến pháp để anh ta không làm được những điều ác”[14]. Cơ chế chịu trách nhiệm là cơ sở quan trọng nhất để ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu về thời điểm có hiệu lực của văn bản. Hiện nay, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 và Nghị định số 40/2010/NĐ-CP có quy định người soạn thảo, ban hành văn bản trái pháp luật phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, hai văn bản này đều có những khiếm khuyết. Cụ thể, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 chỉ quy định về bồi thường thiệt hại khi ban hành văn bản cá biệt sai trái chứ không quy định về bồi thường thiệt hại khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật sai trái. Nghị định số 40/2010/NĐ-CP tuy có quy định chế tài đối với người, cơ quan ban hành văn bản trái pháp luật nhưng cũng chỉ mang tính “tuyên ngôn” chung chung chứ không cụ thể[15]. Do đó, chúng tôi đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ trách nhiệm của những chủ thể này.


[12]Giữa năm 2009, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XII, đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản, Luật này được Quốc hội thông qua ngày 19/6/2009, được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 29/6/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2009. Đây là một trường hợp điển hình về thời điểm có hiệu lực của văn bản“sớm hơn 45 ngàykể từ ngày công bố hoặc ký ban hành” vì từ ngày công bố đến ngày có hiệu lực chỉ có 32 ngày. Đây là một quyết định sáng suốt của Quốc hội vì đạo luật đã đáp ứng kịp thời những đòi hỏi của thực tiễn, giải quyết được những vướng mắc thủ tục hành chính về giải ngân, về đất đai… trong đầu tư, xây dựng ở thời điểm đó. Tuy nhiên, cách làm này lại vi phạm các quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật.

[13]Dương Hồng Thị Phi Phi, “Về quy định hiệu lực theo thời giantrong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008”, Tạp chí Nghiên cứu lập phápsố 8, năm 2014.

[14]The Papers of Thomas Jefferson, Volume 30, ed., Barbarra B. Oberg [Princeton University Press, 2003], p. 541.

[15]Khoản 2 Điều 34 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP quy định: “Việc xem xét trách nhiệm tập thể, trách nhiệm cá nhân được thực hiện như sau:

Cơ quan ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật phải tổ chức việc kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể và báo cáo cơ quan cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật, đồng thời, xem xét trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc ban hành văn bản có nội dung trái pháp luật;

Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kỷ luật cán bộ, công chức.”


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề