Hình ảnh xây dựng trái phép di sản văn hóa năm 2024

“Ca trù, Cải lương... đều là những di sản quý cần phải bảo vệ, nhưng điều quan trọng là phải làm sao để những di sản này sống được bằng nội lực của mình trong cuộc sống đương đại”.

Hình ảnh xây dựng trái phép di sản văn hóa năm 2024

Thư viện hình ảnh về di sản văn hóa Việt dự kiến sẽ được đưa lên mạng internet vào năm sau

Trong số 15 doanh nhân xã hội được Trung tâm hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng CSIP vinh danh năm 2011 này, Trương Công Tú (Giám đốc Công ty TNHH MTV VietPictures) là doanh nhân duy nhất dấn thân vào một lĩnh vực vốn xưa nay rất nhạy cảm với 2 chữ kinh doanh- văn hóa. Với dự án xây dựng Thư viện hình ảnh về di sản văn hóa Việt, Trương Công Tú mong muốn góp một phần công sức của mình để truyền cảm hứng yêu văn hóa tới người Việt, đặc biệt lớp trẻ, thúc đẩy tích cực hơn tới công tác bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống.

Bảo tồn bằng cách truyền cảm hứng yêu văn hóa tới công chúng!

Trong khi các nhà nghiên cứu văn hóa truyền thống đang rất lo âu trước khả năng sống còn của nhiều di sản văn hóa như Ca trù, Cải lương... và ra sức kêu gọi cần phải bảo tồn những di sản văn hóa này theo các cách khác nhau như đưa văn hóa truyền thống vào giảng dạy trong nhà trường,... thì Trương Công Tú lại có một quan điểm khá cởi mở về bảo tồn di sản văn hóa. Theo anh, những di sản văn hóa cần phải sống bằng nội lực của nó. Ca trù, Cải lương... đều là những di sản quý cần phải bảo vệ, nhưng điều quan trọng là phải làm sao để những di sản này sống được bằng nội lực của mình trong cuộc sống đương đại, chứ không thể làm theo cách bắt mọi người phải xem, phải nghe. “Một khi người ta đã không thích nghe Ca trù mà cứ bắt họ phải nghe thì không phải là cách bảo tồn hay. Bảo tồn văn hóa chứ không thể cưỡng ép về văn hóa”, Công Tú chia sẻ.

Theo anh, hệ thống di sản văn hóa cần phải tự thân sống bằng nội lực của nó mới có sức sống bền vững. Và để làm được điều ấy thì chúng ta phải tìm cách khơi gợi lên những nội lực của nó và có chiến lược đầu tư rõ ràng, cụ thể. Anh nói: “Một số quốc gia phát triển tới một mức nào đó, họ lấy một vài di sản văn hóa làm đại diện cho đất nước mình, như Nhật có trà đạo, samurai, thực chất, nó không còn sống trong cuộc sống hàng ngày nữa, nhưng họ bỏ tiền ra để dựng lại. Việt Nam cũng có thể tham khảo cách làm của họ. Nhưng một khi đã bỏ tiền ra đầu tư giữ gìn những nét văn hóa đặc sắc của mình thì cần phải có chiến lược truyền thông để xây dựng về nó”.

Trước những ý kiến trái chiều về ý tưởng của mình, Trương Công Tú bày tỏ: “Mỗi người có một quan điểm riêng. Trong công việc, tôi có hệ thống cố vấn riêng cho mình, đó là những người do tôi lựa chọn, họ có thể làm công tác quản lý hay công tác văn hóa tại các địa phương, nhưng quan trọng là họ có chung triết lý bảo tồn văn hóa với tôi”.

Với Trương Công Tú, bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc là cần thiết nhưng phải bảo tồn trên cơ sở khơi gợi, làm cho mọi người thấy được cái hay, cái đẹp của di sản văn hóa chứ không phải là ép buộc mọi người phải thấy nó hay, nó đẹp. “Có nhiều cách bảo tồn văn hóa, cách của tôi là truyền cảm hứng yêu văn hóa tới mọi người để mọi người thấy yêu văn hóa và gần văn hóa hơn. Bảo tồn là để giữ những nét tinh hoa của di sản văn hóa”- anh nói.

Hiểu văn hóa để cân bằng cuộc sống

Để truyền cảm hứng yêu văn hóa tới mọi người, Trương Công Tú đã quyết tâm dấn thân vào con đường làm văn hóa, mà theo anh là không rẻ chút nào, thậm chí rất tốn kém. Lên kế hoạch, vạch ra những dự án để tôn vinh những nét đẹp văn hóa của dân tộc, khơi gợi tình yêu văn hóa nơi mỗi người và cũng là chiến lược kinh doanh trong lĩnh vực tinh thần đòi hỏi Tú phải tập trung nhiều sức lực và tâm huyết. Dự án làm thư viện hình ảnh về di sản văn hóa Việt ra đời là một trong số đó.

Chia sẻ về ý tưởng thành lập thư viện này, Trương Công Tú cho biết: “Công việc trước kia của tôi gắn bó với phim tài liệu (làm đạo diễn tại Đài truyền hình Việt Nam), suốt 5 năm trời gắn bó những tài liệu, những thước phim, tôi nhận ra rằng chúng ta chưa có một hệ thống gì. Mỗi năm tôi làm 3 đến 4 phim, sau 5 năm thì mọi thứ vẫn quá ít ỏi. Vì vậy, tôi muốn làm một thư viện hình ảnh để mọi người không chỉ có thể xem một lần mà còn xem được những lần sau. Tôi muốn những giá trị văn hóa phải mang tính ứng dụng”.

Đây sẽ là một thư viện đặc biệt gồm những hình ảnh về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được sắp xếp theo một hệ thống trước sau với tiêu chí chọn lựa nhất định: di sản văn hóa nguy cấp làm trước, chưa nguy cấp làm sau, nghệ nhân cao tuổi được ưu tiên trước, hay tiêu chí vùng miền (vùng miền nào vấn đề văn hóa đang là cấp bách thì làm trước)... Với những nghệ nhân thì thư viện sẽ lưu giữ hình ảnh của các cụ từ cuộc sống tới các bài bản nghệ thuật, với các di sản văn hóa vật thể sẽ ghi lại chi tiết những nét đẹp của kiến trúc... Từ những hình ảnh tư liệu này, Trương Công Tú còn biến thành những sản phẩm văn hóa khác nhau như đĩa DVD, tủ sách, các chương trình truyền hình, truyền hình internet, các giáo trình lịch sử-văn hóa... để đưa ra cộng đồng.

Cuốn giáo trình Văn hóa và Cuộc sống do Trương Công Tú biên soạn mới được thử nghiệm tại ĐH FPT như là một môn phụ đạo giảng dạy cho sinh viên. Cuốn sách là tập hợp những nghiên cứu về văn hóa của những nhà nghiên cứu mà Tú thấy hợp lý, cần cho cuộc sống nhưng được thể hiện một cách dễ tiếp cận hơn với mọi người và vẫn đầy sức hấp dẫn. Với cuốn giáo trình này, Tú cũng kiêm luôn vai trò người thầy. Những bài giảng về văn hóa theo cách tiếp cận mở của anh rất được sinh viên hưởng ứng. Tú chia sẻ: dù chỉ mới bắt đầu nhưng tôi tin cách làm này sẽ hiệu quả vì nó khác với những gì mọi người đã được học. Các bạn sẽ được chứng kiến, được tận mắt nhìn và được trải nghiệm. Kết quả cuối cùng ra sao phụ thuộc vào người học, còn người dạy chỉ cung cấp công cụ. Đôi khi trong quá trình này, người dạy cũng được học thêm vì nhiều bạn lại có những phát hiện mới”.

Dù cũng đã nhiều năm làm công việc gắn với văn hóa, nhưng với Tú, mọi thứ vẫn chỉ là bắt đầu. Chọn một con đường đi khác với những nhà nghiên cứu, Tú bảo anh muốn làm văn hóa nhiều đáp số chứ không muốn ép buộc mọi người phải lựa chọn cái này. Với những gì đã và đang làm, anh mong nó sẽ dần dần, từ từ ngấm trong mỗi người cũng như với chính bản thân anh, những hệ giá trị văn hóa cứ dần được làm đầy thêm theo cách tiếp nhận riêng của mình. “Nếu anh biết những tri thức văn hóa thì hệ giá trị ấy sẽ giúp anh sống dễ dàng hơn. Đó không phải cái để tôi khoe mà để cân bằng trong cuộc sống, để mình sống tốt hơn”- chiêm nghiệm này đã được Tú rút ra từ chính kinh nghiệm của mình và cũng là điều anh muốn gửi gắm tới mọi người, nhất là lớp trẻ hiện nay.