Hình khởi đầu cho chương trình bảo hiểm hàng hóa

Quy tắc chung bảo hiểm hàng máy móc nhập khẩu này áp dụng cho việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển bao gồm giá trị hàng hoá, lãi ước tính nếu có, phí bảo hiểm, cước phí và các chi phí khác liên quan. Quy tắc bảo hiểm hàng máy móc nhập khẩu này còn có thể áp dụng cho cả việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nối tiếp bằng đường bộ, đường sông hoặc đường hàng không.

bảo hiểm hàng máy móc nhập khẩu

Chương II

PHẠM VI BẢO HIỂM

Điều 2:

1. Hợp đồng bảo hiểm hàng máy móc nhập khẩu có thể được ký kết theo một trong những điều kiện sau:

Điều kiện A:

Theo điều kiện này, Người bảo hiểm hàng máy móc nhập khẩu chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ra mất mát, hư hỏng cho hàng hoá được bảo hiểm

Điều kiện B:

theo điều kiện này, Người bảo hiểm hàng máy móc nhập khẩu chịu trách nhiệm đối với:

  1. Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:

[1] Cháy hoặc nổ;

[2] Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;

[3] Tàu đâm va nhau hoặc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;

[4] Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp nạn;

[5] Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh;

[6] Động đất, núi lưả phun hoặc sét đánh;

  1. Những mất mát hư hỏng xảy ra đối với hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau:

[1] Hy sinh tổn thất chung;

[2] Ném hàng khỏi tàu hoặc nước cuốn khỏi tàu;

[3] Nước biển, nước hồ hay nước sông chảy vào tàu, sà lan, hầm hàng, phương tiện vận chuyển, công- ten-nơ hoặc nơi chứa hàng;

c]Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khi đang xếp hàng lên hay dỡ hàng khỏi tàu hoặc sà lan.

  1. Hàng hoá được bảo hiểm bị mất do tàu hạơc phương tiện chở hàng mất tích.

Điều kiện C:

theo điều kiện này Người được bảo hiểm hàng máy móc nhập khẩu chịu trách nhiệm đối với:

  1. Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm có thể quy hợp lý cho các nguyên nhân sau:

[1] Cháy hoặc nổ;

[2] Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật úp;

[3] Tàu đâm va nhau hạơc tàu, sà lan hay phương tiện vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì bên ngoài không kể nước;

[4] Dỡ hàng tạo một cảng nơi tàu gặp nạn;

[5] Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật, hoặc trật bánh.

  1. Những mất mát, hư hỏng xảy ra cho hàng hoá được bảo hiểm do các nguyên nhân sau gây ra:

[1] Hy sinh tổn thất chung;

[2] Ném hàng khỏi tàu;

  1. Hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiện chở hàng mất tích.
  1. Dù hàng hoá được bảo hiểm theo điều kiện “A”, “B” hay “C” trong mỗi trường hợp Người bảo hiểm còn phải chịu trách nhiệm về những tổn thất và chi phí sau đây:

Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác định bằng Hợp đồng chuyên chở và/hoặc theo luật pháp và tập quán hiện hành, đã chỉ ra nhằm tránh hay liên quan đến việc tránh khỏi tổn thất có thể xảy ra do bất kỳ nguyên nhân gì trừ những trường hợp đã loại trừ tại chương III của Quy tắc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu này hay những trường hợp loại trừ khác quy định trong Hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, khi có tổn thất chung Người được bảo hiểm cần hỏi ý kiến Người bảo hiểm trước khi kê khai và ký cam kết tổn thất chung.

Trách nhiệm bảo hiểm hàng máy móc nhập khẩu bắt đầu có hiệu lực khi hàng hoá được bảo hiểm rời kho hoặc nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường. Trách nhiệm bảo hiểm kết thúc tại một trong số các thời điểm sau đây, tuỳ theo trường hợp nào xảy đến trước.

  1. Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng của người nhận hàng hoặc của một người nào khác tại nơi nhận có tên trong hợp đồng bảo hiểm .

hoặc

  1. Khi giao hàng cho bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khi tới hay tại nơi nhận ghi trong hợp đồng mà người bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chọn dùng làm:

[i] Nơi chia hay phân phối hàng, hoặc

[ii] Nơi chứa hàng ngoài quá trình vận chuyển bình thường hoặc

[c] Khi hết hạn 60 ngày khi hoàn thanh việc dỡ hàng hoá bảo hiểm khỏi tàu biển tại cảng dỡ khỏi tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng ghi trên đơn bảo hiểm

2. Nếu sau khi dỡ hàng khỏi tàu biển tại cảng dỡ hàng cuối cùng, nhưng trước khi kết thúc bảo hiểm, hàng hoá được gửi tới một nơi nhận hàng không đúng với địa danh nhận hàng ghi trong đơn bảo hiểm thì bảo hiểm này trong khi giữ nguyên hiệu lực sẽ không mở rộng giới hạn qua lúc bắt đầu vận chuyển tới một nơi nhận hàng khác như vậy.

Tàu chở 700 container bị đâm chìm bất ngờ bốc cháy dữ dội

Chiếc tàu hàng Heung A – Dragon [quốc tịch Hàn Quốc] bị tông chìm trên biển Vũng Tàu ngày 8/11 bất ngờ bốc cháy dữ dội vào chiều nay, 9/11.

Đám cháy được nhìn thấy từ bờ biển Vũng Tàu. Theo đó, lúc 14h30, nhiều người đứng trên bờ biển Vũng Tàu bàng hoàng khi thấy phần giữa thân tàu Heung A – Dragon chở 700 container bị tông chìm rạng sáng 8/11 bốc khói ngùn ngụt.

Tiếp cận hiện trường vụ cháy trên biển, PV thấy khói phát ra từ một container màu xanh nằm lẫn giữ đống container, khói bốc ra có màu vàng và trắng, đặc biệt là mùi khói rất khó chịu như diêm cháy, khét lẹt làm những người tiếp cận con tàu cảm thấy ngạt thở, khó chịu. Do không ai xác định được chất bị cháy là gì nên lo sợ nguy cơ phát nổ có thể xảy ra.

Cận cảnh đám cháy trên tàu Heung A - Dragon. Lập tức các tàu thuộc lực lượng chức năng Vũng Tàu triển khai công tác chữa cháy nhưng gặp nhiều khó khăn do đám cháy trên biển, nằm giữa thân tàu, trang thiết bị chữa cháy thô sơ không đáp ứng được việc chữa cháy.

Lực lượng cứu hộ phun nước nhưng không khống chế được vụ hỏa hoạn. Đến 17h30, đám cháy trên tàu Heung A – Dragon vẫn còn bốc khói nghi ngút và chưa có dấu hiệu tắt. Lực lượng PCCC cũng được triển khai ra hiện trường.

Chủ Đề