Hoa anh đào đà lạt nở bao lâu

Cây mai anh đào

Cây mai anh đào được xem là loài hoa đẹp, độc đáo, thu hút khách du lịch đến với Đà Lạt vào mỗi dịp xuân về. Nó dường như trở thành một nét đẹp tiêu biểu cho vẻ đẹp Đà Lạt vào xuân. Bài viết sau sẽ mang đến cho bạn kiến thức về giống cây này

 Cây mai anh đào là một trong những điểm thu hút đến với Đà Lạt vào mỗi độ xuân về. Loài cây này dường như đã trở thành một nét đẹp đặc trưng cho thành phố sương mù mỗi mùa nở rộ. Mang sắc hồng đẹp thơ mộng, dịu dàng, loài hoa này vẫn đầy sức hấp dẫn với du khách. 

Mùa hoa nở thường là giữa tháng 1, khi đất trời chuyển mình sang xuân. Loài cây này ấn tượng từ tên gọi cho đến cách chúng khiến những con đường rực hồng mỗi khi hoa nở. Vốn dĩ loài cây này có tên như vậy là bởi thân cây thì giống cây đào, cây mận nhưng hoa thì lại có nét giống hoa mai. 

Tìm hiểu cây mai anh đào là cây gì?

  • Tên thường gọi: Mai anh đào hay mai anh đào Đà Lạt.

  • Tên khoa học:  Prunus Cerasoides

  • Họ thực vật: Thuộc chi Prunus [Đào Mận], họ Ochnaceae hay trong tiếng Việt là họ Mai. Đây là một họ thực vật có hoa thuộc bộ Malpighiales. Các loài trong họ Ochnaceae thường gồm các cây gỗ và cây bụi, được tìm thấy ở các khu vực khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới.

  • Nguồn gốc xuất xứ: Tại Việt Nam, loài hoa này được cho rằng có xuất xứ từ Đà Lạt.

  • Phân bố: ở vùng Đông Á và khu vực phía bắc Nam Á nơi có độ cao trên 1000m. Tại Việt Nam, cây mai anh đào được trồng ở đâu thì đáp án là tại Đà Lạt và vùng trung du miền núi phía Bắc.

Đặc điểm của cây mai anh đào

Cây hoa mai anh đào là loại cây cảnh, tại các vùng có điều kiện thời tiết thuận lợi có thể cao đến 30 mét. Loài cây này thường nở hoa vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 2, đến mùa thu đông thì rụng lá. 

Đặc điểm về hình thái 

Lá cây mai anh đào thuộc dạng lá đơn, kích thước lá nhỏ, tán lá thưa, các lá mọc cách nhau và có răng cưa. Trên bề mặt lá cây thường có một lớp lông tơ mịn. 

Thân của loài cây này thuộc loại thân gỗ. Kích thước cây mai anh đào Đà Lạt thuộc tầm trung, chiều cao của cây khi phát triển dao động từ 7-10m, có đường kính gốc khoảng từ 15 đến 50cm. Những cây cổ thụ thì đường kính gốc có thể lớn hơn nữa. Cây có nhánh vừa phải, tán lá và cành cây khá thưa và mềm vì thế sẽ không chiếm diện tích không gian.

Cành cây thường mảnh, khẳng khiu, có phân nhánh thưa và không chiếm nhiều không gian. 

Cây mai anh đào là giống cây với hình dáng khá độc lạ, khác biệt hẳn so với các giống hoa đào khác. Hoa có 5 cánh xếp một cách duyên dáng giống hoa đào rừng, nhưng phủ lên cánh màu không phải là sắc vàng của mai mà đó là sắc hồng phấn dịu dàng, nổi bật là màu đỏ đậm của nhụy hoa ở giữa. Tuy có màu sắc đẹp nhưng loài hoa này lại không có mùi thơm và vị ngọt đặc trưng như nhiều loài hoa khác. 

Quả mai anh đào có màu vàng, hình trứng. Thứ quả này sẽ biến thành màu đỏ khi chín, có vỏ cứng và không có mùi thơm hay vị ngọt. Đây cũng chính là đặc điểm khiến các loài côn trùng không thích loại quả của cây này. 

Đặc điểm sinh trưởng 

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, loài cây này là loài cây bản địa của Việt Nam. Mặc cho nguồn gốc gây ra nhiều tranh cãi, cây mai anh đào Đà Lạt vẫn có nhiều đặc điểm sinh trưởng đặc biệt phù hợp với thời tiết tại Việt Nam. 

Cứ vào tháng 10 hằng năm, những chiếc lá cây bắt đầu rụng dần đi. Lúc này, trên cây chỉ thấy trơ những nhánh khẳng khiu như những cánh tay đang vươn mình trong cái se lạnh của Đà Lạt vào đông. Khi trời chuyển sang mùa xuân khoảng vào tháng giêng, mùa của trăm hoa đua nở, mùa của sự tươi mới, xanh tốt thì cây này cũng vậy. 

Thời gian nở hoa của cây kéo dài khoảng một tháng. Sau đó, cây sẽ bắt đầu ra lá và ẩn mình trong đám lá xanh kia là những chùm trái xinh xinh màu tím đỏ. Dường như mỗi mùa, nó đều có một vẻ đẹp riêng và cứ thế thầm lặng tô vẻ đẹp cho đất trời.

Công dụng và giá trị của cây mai anh đào

Không chỉ là một trong những cây cảnh được yêu thích nhất, loài cây xinh đẹp này còn mang đến những giá trị về kinh tế và có những đóng góp hữu ích cho đời sống. 

Giá trị với ngành thực phẩm

Nhờ hương vị thơm ngon, quả chín có thể dùng để ăn hay ngâm rượu, chế biến thành các loại rượu bồi bổ cơ thể. 

Giá trị với ngành y học

Về công dụng đối với ngành y học, theo dược sĩ Nguyễn Thọ Biên, đây là loài cây có thể dùng để làm thuốc chữa bệnh. Theo đó, trong quả mai anh đào chứa glycoside, vitamin, acid hữu cơ; nhân hạt chứa prumasetin [isoflavon], amgdalin, pudumetin [flavon], sakurametin. Trong vỏ cây này lại có chứa sakuranin, flavonon glycoside, neosakuranin [chalcon glycosid]. Cả thân và lá cây cũng chứa các chất flavanone glycoside là Puddumin A, B. 

Ngoài ra, thân và lá cây cũng có chứa các chất chống co thắt và chất chống oxy hóa, có thể sử dụng làm thuốc hạ sốt, giảm đau, chữa bệnh ho và hen suyễn. Vỏ thân sắc lấy nước uống chữa sốt, ho, tiêu chảy. Nhân hạt, thân còn dùng làm thuốc chữa đau khớp, sỏi thận, sỏi bàng quang. Trong lá, hạt, vỏ cây có chứa chất đắng hydrogen cyanide - chất có tác dụng kích thích hô hấp và cải thiện tiêu hóa, có lợi trong việc điều trị ung thư, nhưng dư thừa nó có thể gây suy hô hấp và tử vong. 

Trên thực tế, người Ấn Độ có thể điều chế thuốc chữa gãy xương hay các chứng đau nhức khớp từ vỏ cây mai anh đào. Cành loài cây này cũng được dùng để chữa thuốc trị sỏi thận. Ở Thái Lan, người ta lại dùng vỏ cây để chữa ho, sổ mũi, nghẹt mũi, bong gân, tiêu chảy,.... 

Giá trị cảnh quan

Với vẻ đẹp đặc trưng, đây là một loại cây cảnh được trồng để tôn thêm vẻ đẹp cho không gian. Nó là biểu tượng tiêu biểu cho vẻ đẹp của mùa xuân ở Đà Lạt hơn trăm năm qua, thu hút lượng lớn khách du lịch đến đây để ngắm hoa nở vào mỗi dịp xuân về. Nếu thiếu những cánh hoa mai anh đào duyên dáng vào mỗi mùa xuân thì dường như mùa xuân sẽ mất đi phần nào ý nghĩa, đường phố cũng kém đi vẻ tươi vui ngày nào. 

Nổi bật với sắc hồng rực rỡ mỗi mùa hoa nở, loài hoa này rất được yêu thích vì điểm tô cho khủng cảnh nơi nó xuất hiện. Mỗi mùa hoa anh đào nở,  lúc này trên cây chỉ thấy toàn hoa, không thấy lá. Nhìn như xa cảm thấy nó như một cây đuốc màu hồng đang bừng cháy giữa trời Đà Lạt.  Khi những bông hoa đồng loạt bung nở, bạn quan sát kỹ sẽ thấy hoa mọc chi chít từ gốc đến ngọn dường như không có kẽ hở. Cây hoa đã diện cho mình một chiếc áo hồng thật duyên dáng và vô cùng thu hút để đón chào năm mới cùng người dân và du khách đến thăm thành phố mộng mơ Đà Lạt.

Vẻ đẹp của hoa cũng rất phù hợp để trồng ở các công trình hay các khu vực công cộng như công viên,.... Với đặc điểm không có mùi hương hay vị ngọt đặc trưng, loài hoa này hoàn toàn không thu hút các loài côn trùng nên an toàn ngay cả khi có trẻ nhỏ trong nhà.

Giá trị kinh tế

Một trong những giá trị kinh tế nổi bật nhất của cây mai anh đào đó là có tác dụng kích cầu du lịch. Thay vì phải đến tận Nhật Bản, Hàn Quốc, người Việt và khách du lịch có thể ngắm những đóa hoa nở hồng rực ngay tại Việt Nam. Mỗi mùa xuân, vào khoảng từ cuối tháng 1 đến tháng 2, loài hoa này lại nở rộ, thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan. 

Đặc biệt, vào mỗi mùa hoa nở, sẽ có một số lễ hội và hoạt động thú vị được tổ chức. Thời gian diễn ra thường là vào cuối tháng 2 hàng năm. Những lễ hội này thường được tổ chức tại Đà Lạt, thu hút sự tham gia của hàng ngàn khách du lịch, mang lại bầu không khí đầu xuân hân hoan, nhộn nhịp. 

Gỗ cây mai anh đào cũng được đánh giá là một loại gỗ tốt. Gỗ cây này cứng, thường không bị mối mọt phá hại nên được ưa chuộng dùng để đóng nội thất trong nhà, điêu khắc thành dây chuyền, tràng hạt. Người ta cũng lựa những cành cây đẹp, thẳng và cứng cáp để làm gậy chống.

Ý nghĩa của cây mai anh đào

Đây là loài hoa tượng trưng cho mùa xuân, biểu trưng của đức tính khiêm nhường, nhẫn nhịn và một sức sống mãnh liệt. Loài hoa này cũng gắn liền với hình ảnh đất nước mặt trời mọc Nhật Bản. Nhiều người ví von rằng vẻ đẹp của loài hoa cũng giống như vẻ đẹp của người phụ nữ Á Đông, trong sáng, mong manh nhưng cũng rất sâu sắc, thu hút, say đắm lòng người.

Kỹ thuật trồng cây mai anh đào

Chọn giống

  • Chọn mua cây giống mai anh đào ở những cơ sở uy tín, chất lượng.

  • Cây giống được chọn phải là những cây xanh tốt, không sâu bệnh, có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt.

  • Đây là giống cây ưa sáng vì thế nên trồng cây ở những nơi có ánh sáng tốt.

  • Nên đào hố và bón tốt cho cây từ 7-10 ngày trước khi trồng.

Ngoài ra có thể trồng cây bằng hạt giống nhưng hiệu suất thành công sẽ không cao như khi trồng bằng cây giống.

Các phương pháp nhân giống

Tỷ lệ nhân giống tự nhiên của cây khá thấp, chỉ từ 1 - 2%. Theo các chuyên gia cây xanh, để nhân giống cây mai anh đào thành công cần tỉ mỉ từ bước thu hoạch trái chín và thu lượm hạt. Sau khi được thu hoạch, hạt quả được rửa sạch, phơi khô và ủ hạt để nảy mầm. 

Hạt cây sẽ được ủ trong đất sạch pha với cát, phủ một lớp bao bố dày lên trên và cần tưới nước mỗi ngày để duy trì độ ẩm cần thiết. Sau khi được ủ khoảng 30 ngày, những hạt nào khỏe sẽ lần lượt nảy mầm. Thông thường, ngay khi hạt cây nứt ra, người trồng sẽ đem gieo xuống đất để cây con có thể phát triển khỏe mạnh. 

Quá trình trồng

Trong quá trình trồng cây có thể lưu ý một số yếu tố sau để giúp cây bén rễ nhanh hơn và mang lại những mùa hoa sai nụ nhất.

Chuẩn bị đất trồng: 

Đất trồng cần được xử lý sao cho tơi xốp và đảm bảo tính thoát nước tốt. Loài cây này dễ bị chết úng, do đó, nếu trồng trong chậu, cần chọn chậu có kích thước vừa phải để tránh ứ đọng quá nhiều nước. 

Mật độ trồng:

Vì loài cây này ưa thông thoáng, tán rộng nên cần đảm bảo mật độ trồng cây không quá dày để cây có thể phát triển cành, lá và chiều cao một cách tự nhiên. 

Cách trồng cây mai anh đào

Một vài mẹo nhỏ để chăm sóc cây:

  • Đảm bảo lượng nước vừa đủ cho cây.

  • Cây đã bắt đầu ra rễ sau 1 tháng thì tiến hành bón phân cho cây, phân bón cho cây có thể là phân NPK và ure, hòa tan tưới xung quanh gốc.

  • Cứ 1 tháng thì tiến hành bón phân cho cây một lần.

  • Phải làm sạch cỏ và vun gốc thường xuyên cho cây.

  • Mặc dù đây là giống cây không nhiều sâu bệnh nhưng người trồng cũng cần theo dõi để phát hiện sâu bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thời.

  • Khi trồng được tầm 2 tháng thì nên tuốt bỏ lá để cây tập trung vào việc phát triển nụ và hoa.

Kỹ thuật chăm sóc cây mai anh đào

Để có thể chăm sóc cây phát triển thật tốt, mang lại những mùa hoa rực rỡ tuyệt đẹp, cần lưu ý về các kỹ thuật chăm sóc quan trọng dưới đây. Nhiều người thắc mắc mai anh đào trồng ở hà nội được không thì câu trả lời là có.

Cách tưới nước

Kể từ khi gieo hạt và ủ mầm, cần đảm bảo lượng nước đầy đủ để cây có thể nảy mầm và phát triển khỏe mạnh. Kể từ thời điểm mầm cây được chuyển vào túi, cần cắm thêm cây dương xỉ để giữ ẩm, tạo bóng râm cho đất cũng như đảm bảo tưới nước đầy đủ và đều đặn. Đặc biệt, cần lưu ý tưới nước đủ và thường xuyên trong 6 tháng đầu tiên kể từ khi nảy mầm để cây có thể phát triển tốt. Chế độ tưới nước trong khoảng thời gian này là đặc biệt quan trọng. 

Cách cắt tỉa, tạo tán

Khi cây đủ cứng cáp, hãy bắt đầu tỉa cành cho cây để cây phát triển tốt hơn, có nhiều nhánh con hơn. Thông thường, thời gian tỉa cây phù hợp và tốt nhất là vào khoảng tháng 7. Khi trồng được tầm 2 tháng thì nên tuốt bỏ lá để cây tập trung vào việc phát triển nụ và hoa.

Cách bón phân

Khi chuẩn bị đất cho cây, có thể sử dụng thêm phân chuồng để trộn vào đất, giúp cây có thêm dinh dưỡng để phát triển. Tỉ lệ trộn phân với đất có thể áp dụng theo công thức 1 phân chuồng : 4 phần đất. Sau khi trộn đất thật đều có thể sử dụng để trồng cây giống. Tuy nhiên, lưu ý không sử dụng phân hóa học vì có thể làm chết cây. Sau khi cây đã phát triển khỏe mạnh, đợi đến mùa mưa nên bón thêm các loại phân cần thiết cho cây. 

Ánh sáng 

Khi ủ hạt giống hoặc ở giai đoạn cây mới lên mầm, cần đảm bảo che chắn ánh sáng mạnh cho cây. Sau khoảng 6 tháng, có thể để cây tùy ý phát triển trong môi trường tự nhiên với đầy đủ ánh sáng để cây phát triển toàn diện và có sức đề kháng tốt hơn. 

Nhiệt độ và độ ẩm

Cây thường ưa khí hậu lạnh, mát mẻ như Đà Lạt hay các vùng núi Lai Châu, Lạng Sơn. Vì thế, lưu ý thời tiết nơi trồng mai không được quá nóng, nắng. Nếu thời tiết không phù hợp có thể gây chết cây hay cây yếu, phát triển còi cọc, không thể ra hoa. 

Làm cỏ 

Trong quá trình ươm trồng cây, cần lưu ý thường xuyên làm và dọn cỏ ở gốc cây. Điều này giúp cho cây tiếp nhận chất dinh dưỡng tốt hơn từ đó phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, đừng quên vun xới gốc cho cây để bảo vệ rễ cây. 

Các bệnh thường gặp ở cây mai anh đào và cách phòng trừ

Thông thường, cây phát triển trong tự nhiên rất khỏe mạnh và ít sâu bệnh. Tuy nhiên vẫn cần theo dõi thường xuyên để có thể phát hiện sâu bệnh hại và có biện pháp xử lý kịp thời. 

Bệnh thủng lá

Đây là căn bệnh khá dễ gặp ở các loài cây cảnh, kể cả cây mai anh đào, gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp của cây. 

Biểu hiện của bệnh này là bắt đầu xuất hiện các đốm nhỏ có viền màu vàng trên lá sau đó dần lan rộng ra. Nguyên nhân gây ra bệnh này là do vi khuẩn Xanthomonas pruni Dowson. Loại vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cây khi môi trường bị ứ nước hay không thông thoáng.

Cách xử lý: Thường xuyên cắt tỉa, loại bỏ các cành cây già, yếu, đảm bảo khu vực trồng cây thông thoáng để phòng bệnh cho cây. Bón phân có hàm lượng đạm cao, phân hữu cơ cũng giúp cây tăng đề kháng. Trong trường hợp cây bệnh, phun lưu huỳnh hết hợp vôi 3-5oBe hoặc Zineb 0,2% lên lá. Hoặc hỗn hợp Sunfat kẽm, vôi, nước theo tỷ lệ 1:4:240 để phun lên toàn bộ cây. 

Bệnh xoăn lá

Bệnh này sẽ ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của cây. Biểu hiện của bệnh khi còn mới là lá sẽ dày lên và chuyển sang màu xanh xám. Sau đó, lá sẽ bị xoăn lại và có màu đỏ hoặc tím. Cuối cùng, sẽ có lớp bột màu trắng xám trên bề mặt lá, rồi lá chuyển qua màu nâu và rụng đi.

Nguyên nhân là do nấm túi ngoài [Taphrina deformans Berk] gây ra. 

Cách xử lý: Ngay khi cây có biểu hiện bị bệnh, hãy loại bỏ những lá bệnh và xử lý bằng cách đốt để hạn chế lây lan. Sau đó, sử dụng hợp chất lưu huỳnh và vôi loãng 3-5oBe được pha với nước phun liên tục mỗi tuần 1 lần, thực hiện 2 đến 3 lần.  

Sâu đục thân

Đây là một loại bệnh khó phát hiện và điều trị, gây ảnh hưởng khá nhiều đến cây trồng. 

Biểu hiện thường gặp là những lá hay chồi non sẽ bị héo dần, sau đó gây héo cành, nhánh và cuối cùng gây rụng lá, chết cây. Bệnh này sẽ gây ra các lỗ nhỏ do sâu đục gây ra.  

Nguyên nhân gây bệnh là do sâu non của loài xén tóc chui và và ăn mòn bên trong thân cây. 

Cách xử lý: Sử dụng một số loại thuốc như Dipterec, Bi 5850EC, hay Sherpa 25EC… để phun lên toàn bộ cây. Đồng thời, pha thuốc với liều nặng để bơm vào lỗ sâu đục. 

Nhện đỏ

Đây là một bệnh xuất hiện ở một số cây và rất nguy hiểm bởi nếu cây bị tấn công bởi nhện đỏ thì sức khỏe cây sẽ bị suy yếu, thậm chí là chết.

Biểu hiện thường gặp là lá cây sẽ ngả màu vàng trong thời gian ngắn, cành non bị héo, khô và chết. Đồng thời khi quan sát sẽ thấy dưới mặt lá có lớp tơ mỏng, trắng lấm tấm.

Nguyên nhân gây ra căn bệnh này là do loài nhện đỏ. Chúng ăn các biểu bì và chích hút mô dịch của cây. 

Cách xử lý: Khi phát hiện bệnh cần lập tức cách ly cây để hạn chế lây lan. Sau đó, sử dụng thuốc Comite 73EC, Ortus 5SC, Pegasus 500SG, Danitol 10EC,… theo liều lượng hướng dẫn trên bao bì để phun cho cây. Phun liên tục 2-3 lần mỗi lần cách nhau 7-10 ngày. 

Cây chảy nhựa

Chảy nhựa là một trong những dấu hiệu cây bị bệnh và có thể dẫn đến chết khô nếu không xử lý kịp thời. 

Biển hiện của bệnh này là vỏ cây, đặc biệt là tại những vị trí phân nhánh bị nứt ra và chảy nhựa vàng trong suốt. Sau đó, lớp nhựa chuyển sang màu nâu đỏ và lồi vết bệnh lên, đồng thời lá cây cũng ngả vàng. 

Nguyên nhân gây hiện tượng này có thể do thời tiết quá rét, có sương muối hoặc do nấm bệnh, một số loài sâu đục thân như xén tóc, cát đinh gây ra. 

Cách xử lý: Để phòng trừ và trị bệnh này, có thể dùng thuốc Aliette 80WP hay Bio Fugi pha liều lượng vừa đủ để phun lên cây.

Giá cây mai anh đào

Giá mua cây mai anh đào trên thị trường dao động khoảng từ 15.000 đồng cho đến 35.000 đồng tùy kích thước chiều cao, chất lượng cây cũng như cách ươm và chăm sóc trước đó của chủ vườn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy những nơi bán cây mai anh đào tại đà lạt lớn hơn theo đường kính hay vòng khoanh cây với mức giá khác. Chế độ chăm sóc như cách bón phân, các lượt phun thuốc, phun phòng bệnh từ khi được ươm giống cũng sẽ ảnh hưởng đến mức giá của cây giống.

Để tìm được nơi mua cây giống mai anh đào với mức giá hợp lý và chất lượng nhất, bạn có thể liên hệ các vườn ươm như Cây xanh Hoàng Gia để được tư vấn chi tiết hơn. 

Tại sao nên mua cây giống mai anh đào tại cây xanh Hoàng Gia

Nếu bạn đang có ý định trồng loại cây này, hãy tìm kiếm những địa chỉ cung cấp cây giống, cây công trình giá tốt mà vẫn đảm bảo chất lượng. Việc lựa chọn được các cây giống khỏe mạnh sẽ giúp quá trình trồng và chăm sóc cây tốt hơn. 

Cây xanh Hoàng gia là đơn vị bán cây mai anh đào lớn, cung cấp cây giống, cây cảnh, cây con uy tín trên thị trường. Tự hào là đơn vị nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ để bạn lựa chọn được mẫu cây phù hợp với yêu cầu nhất. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

cây vú sữa công trình

cây phượng tím

cây hoa ban tây bắc

cây hoa lài Nhật

Chủ đề liên quan:

Thiết kế vườn hoaNhà vườn đẹpThiết kế cảnh quanCây công trình có hoa đẹp

Liên hệ đặt mua cây xanh | Cây mai anh đào

Quý khách muốn đặt mua hoặc bán cây này vui lòng liên hệ

Cây Xanh Hoàng Gia - Đem thiên nhiên đến ngôi nhà của bạn

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Cây Xanh Hoàng Gia [mst 1001152053]

Email: 

Chủ Đề