Hoa hồng bảo hiểm y tế học sinh

Bảo hiểm y tế cho HS-SV: Đang xem xét lại mức hoa hồng cho nhà trường

VTV.vn - Đại diện BHXH TP Hà Nội cho biết việc trích chuyển 4% tiền thu BHYT từ học sinh, sinh viên cho đại lý đang được xem xét lại và sẽ có giải trình rõ ràng.

Gần đây, việc Bộ Y tế đưa ra mức thu mới với BHYT học sinh, sinh viên đã khiến nhiều người có phản ứng trái chiều. Mức thu tăng cao cộng với những suy đoán về tiền “hoa hồng” cho nhà trường khiến nhiều người không khỏi thắc mắc. Trong cuộc trao đổi với PV VTV News, bà Nguyễn Thị Tám - Trưởng phòng Giám định II BHXH TP Hà Nội đã có những giải trình về điều này.

Đối với số tiền hoa hồng đại lý mà BHYT dành cho nhà trường mà nhiều người vẫn thắc mắc, cơ quan BHXH cũng đã giải trình rõ ràng. Cụ thể, ngày 6/8, BHXH thành phố Hà Nội đã có công văn số 1656/BHXH-PT, theo đó, mức chi cho nơi làm nhiệm vụ thu BHXH tự nguyện của học sinh, sinh viên là 4%. Như vậy, nhà trường làm nhiệm vụ thu sẽ được hưởng mức chi này, và mức chi này cũng đã thực hiện từ trước đây.

Bà Nguyễn Thị Tám - Trưởng phòng Giám định II thuộc BHXH Hà Nội cũng cho biết, BHXH TP Hà Nội đang tham gia góp ý để sửa đổi thông tư liên tịch số 41 của Bộ Y tế sao cho tối ưu và mức hoa hồng 4% này cũng đang được xem xét lại theo phản ánh của người dân.

Bảo hiểm y tế cao hơn học phí: Liệu có hợp lý?

VTV.vn - Các bậc phụ huynh đang rất quan tâm đến việc tăng bảo hiểm y tế học đường, trong đó vấn đề không phải là tăng nhiều hay ít mà tăng có hợp lý hay không?

Theo bà Tám, thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT-BYT-BTC đã quy định, sẽ có một khoản tiền được trích ra từ khoản thu BHXH từ học sinh, sinh viên để dành cho việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà trường, điều này nhằm tăng chất lượng y tế tại cơ sở giáo dục. Khoản tiền này là 7% tỉ lệ được trích chuyển trong số tiền thu BHYT, riêng với các cơ sở giáo dục mầm non, mức trích chuyển là 5% tổng thu quỹ BHYT trên tổng số trẻ đang theo học. Trước đây, mức trích chuyển là 10,8%. Với số tiền như vậy, nhà trường sẽ dùng để chi mua thuốc, vật tư y tế phục vụ việc sơ cứu, xử trí ban đầu cho học sinh, sinh viên khi tai nạn thương tích, các bệnh thông thường trong thời gian học tập, sinh hoạt tại cơ sở giáo dục.

Các điều kiện để cơ sở giáo dục được trích 7% kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu là phải có ít nhất 1 người chuyên trách về y tế, có trình độ tối thiểu là trung cấp y hoặc cán bộ kiêm nhiệm đã được bồi dưỡng công tác Y tế trường học. Các phòng y tế hoặc phòng làm việc riêng có đủ dụng cụ, trang thiết bị để thực hiện việc sơ cứu, xử trí ban đầu khi xảy ra tai nạn. Đối với cơ sở giáo dục ngoài công lập, phải có Quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật Giáo dục và đang tham gia BHXH, BHYT cho giáo viên, người lao động.

Bất cập Luật bảo hiểm y tế [sửa đổi]

Bảo hiểm y tế là một chính sách rất quan trọng với người dân. Vì sao chính sách bảo hiểm y tế mới dù tăng thêm nhiều quyền lợi, nhưng vẫn khiến người bệnh bức xúc?

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của TV Online!

Từ khóa:

Bảo hiểm y tế, BHXH tự nguyện, tăng bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế học đường, bảo hiểm y tế học sinh, bảo hiểm y tế sinh viên

LTS: Đầu năm học mới, không thiếu các cuộc vận động mua bảo hiểm cho học sinh tại các trường, tuy nhiên đằng sau những khoản thu này có tồn tại những bất cập?

Thầy giáo Anh Quân, từ góc độ một giáo viên có bài viết bộc bạch về vấn đề này.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!

Sau bài viết “Bảo hiểm tự nguyện đang bị “bắt buộc” mua ở nhà trường” của tác giả Khánh Ngọc đăng trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của độc giả.

Đáng lưu ý, có không ít ý kiến cho rằng: “Giáo viên bán bảo hiểm được nhận hoa hồng nên các trường mới nhiệt tình thế”.

Là giáo viên có hơn 20 năm thâm niên trong nghề, cũng đã từng ấy năm tư vấn, vận động và không ít lần tham gia “đòi” tiền học sinh buộc gia đình các em phải mua bảo hiểm, nhưng chưa bao giờ bản thân tôi nhận được một đồng hoa hồng nên cũng cảm thấy bức xúc, đành lên tiếng “rửa oan” cho đồng nghiệp.

Bảo hiểm là khoản tiền cần đóng quen thuộc với mỗi học sinh khi bắt đầu năm học mới [Ảnh: thanhnien.vn].

Tiền bảo hiểm học sinh thường được bán vào đầu mỗi năm học nên phụ huynh thường gọi bằng cụm từ quen thuộc “tiền trường”.

Nhiều năm về trước, tiền bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn cũng chỉ khuyến khích gia đình phụ huynh tham gia.

Do một số Hiệu trưởng cũng muốn trường mình tham gia đầy đủ để được nhận thưởng [bảo hiểm thường treo thưởng cho những trường tham gia 100%].

Bảo hiểm tự nguyện đang bị “bắt buộc” mua ở nhà trường

Tiền thưởng thường được xung vào công quỹ hoặc mua sắm thêm một số trang thiết bị còn thiếu cho trường.

Bởi chỉ dăm ba triệu bạc được thưởng mà chia cho vài chục con người thì được mấy đồng?

Để học sinh tham gia đầy đủ việc mua bảo hiểm cũng chẳng dễ dàng gì, ngoài việc tư vấn cặn kẽ, giáo viên phải ra sức thuyết phục, thậm chí vào tận nhà học sinh để vận động.

Gặp Hiệu trưởng tâm lý chỉ động viên giáo viên cố gắng trong việc vận động phụ huynh mua bảo hiểm cho con.

Gặp Hiệu trưởng khó tính, thích thành tích lại đưa chỉ tiêu thu đủ bảo hiểm về các lớp và đây cũng là một trong những tiêu chí xét thi đua giáo viên vào cuối năm học.

Thế rồi, không ít giáo viên cũng vì thành tích cá nhân, vì không muốn tên mình bị nêu lên và càng không muốn “thua chị kém em”, nên ra sức vận động, nhắc nhở học sinh về “đòi” ba mẹ mua bảo hiểm đúng thời hạn.

Ngoài số tiền thưởng vì tham gia bảo hiểm 100%, phía bảo hiểm cũng trích lại khoảng 1,5% bảo hiểm y tế để mua thuốc, bông băng cho phòng y tế phục vụ chính các em học sinh.

Vài năm trở lại đây, nhiều trường học nhận được công văn nhắc nhở của các cấp chính quyền về việc bán bảo hiểm ở các trường học, họ nhấn mạnh:

Cay đắng buổi họp "tiền đâu" đầu năm học!

“Đây là nhiệm vụ chính trị nên giáo viên phải toàn tâm, là bảo hiểm toàn dân nên bắt buộc học sinh phải tham gia đầy đủ”.

Đã là “nhiệm vụ chính trị” thầy cô giáo chủ nhiệm nào dám lơ là? Họ làm vì trách nhiệm cột trên đầu chứ hoàn toàn chẳng phải vì tiền hoa hồng nhiều hay ít, có hay không...

Viết giấy, gọi điện thoại nhắc nhở, dặn học sinh hàng ngày… Giáo viên vất vả là thế nhưng người được thụ hưởng lại là Hiệu trưởng và kế toán các trường.

Năm nào cũng vậy, cứ vào mỗi dịp hè, Hiệu trưởng [Phó Hiệu trưởng] và kế toán các trường học đều được phía bảo hiểm tài trợ toàn phần một chuyến du lịch dã ngoại. Số tiền bỏ ra cho hai người trong mỗi chuyến đi đôi khi gần cả chục triệu đồng.

Nhiều giáo viên cũng tâm tư “cốc mò cò xơi”.

Thiết nghĩ, đừng tổ chức đi chơi cho hai người, phía bảo hiểm chi lại cho các trường số tiền này để mua lại bảo hiểm cho một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì đáng quý biết bao.

Anh Quân

“Ngoài mức hoa hồng 4%, các nhà trường còn được trích thêm 7% tiền chi chăm sóc sức khỏe ban đầu cho HSSV [trước đây theo quy định cũ là 12%] là quá cao”, vị chuyên gia nói. 

Theo vị chuyên gia này, cơ quan BHXH trích 7% quỹ khám chữa bệnh BHYT để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu [CSSKBĐ] cho HSSV tại các trường học. Do đó, số HSSV tham gia BHYT càng đông thì nguồn quỹ để lại cho nhà trường dùng để CSSKBĐ tại trường càng lớn. Số tiền không nhỏ này được sử dụng cho các khoản như: mua thuốc, dụng cụ y tế thiết yếu phục vụ sơ cứu, xử lý ban đầu cho HSSV không may bị ốm đau, tai nạn tại trường học; tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe cho HSSV đầu năm học; mua tài liệu, dụng cụ phục vụ giảng dạy để tổ chức các bài học ngoại khóa về giáo dục sức khỏe; mua sắm các tài liệu, dụng cụ phục vụ cho hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thông về sức khỏe tại trường học, xử lý vệ sinh môi trường; phòng, chống các bệnh lây lan trong phạm vi nhà trường và trả phụ cấp cho cán bộ y tế nhà trường...

Theo đại diện Ban Thu [thuộc BHXH Việt Nam], để sử dụng nguồn kinh phí CSSKBĐ hiệu quả, đảm bảo quyền lợi cho các em HSSV, trước tiên Hiệu trưởng các trường phải công bố số tiền BHYT được trích lại. Từ đó, cán bộ y tế trường học phối hợp với kế toán lập dự toán chi với các nội dung: chi tiền lương, phụ cấp cho cán bộ y tế; chi hỗ trợ khám sức khỏe định kỳ đầu năm học; chi mua thuốc thiết yếu, trang thiết bị - vật tư y tế; chi hỗ trợ các hoạt động tư vấn giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh; chi tập huấn chuyên môn y tế; chi chuyên chở HSSV bị bệnh, tai nạn đi cấp cứu...

PHHS các lớp học tại trường tiểu học Võ Trường Toản [Q.10, TPHCM] đều đã được thông báo và đóng BHYT theo mức 15 tháng và tăng 4,5% ngay từ trước khi khai giảng năm học 2015-2016. Ảnh: Quốc Ngọc.

Về mặt quản lý nhà nước, ngành Y tế, GD&ĐT, Tài chính cần phải có trách nhiệm hướng dẫn cụ thể hơn về nội dung, hình thức, thủ tục, cách thức chi và quyết toán nguồn kinh phí CSSKBĐ đã cấp cho các trường học để khắc phục tình trạng thừa tiền mà HSSV lại không được chăm sóc sức khỏe.

Trong khi đó, một lãnh đạo BHXH Việt Nam cho biết, về số tiền CSSKBĐ cho HSSV, ngành BHXH thường chuyển nguồn quỹ này cho các trường kịp thời. Ngoài ra, còn hướng dẫn nhà trường sử dụng quỹ, quyết toán với cơ quan BHXH theo quy định nhưng nhiều trường học còn lúng túng trong việc sử dụng, tiến độ giải ngân chậm, dẫn đến chậm quyết toán với cơ quan BHXH. “Thậm chí, các trường học chưa xác định được nguồn quỹ chăm sóc sức khỏe ban đầu với các nguồn do ngân sách Nhà nước cấp và các nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện công tác y tế học đường”, một lãnh đạo BHXH Việt Nam nói.

Cũng theo lãnh đạo BHXH Việt Nam, qua kiểm tra việc sử dụng nguồn kinh phí CSSKBĐ tại các trường học, tình trạng phòng y tế tại các trường phần lớn còn nghèo nàn, thiếu các trang thiết bị CSSKBĐ cho HSSV, trong khi tiền kết dư thì lên cả trăm triệu đồng. Thậm chí, tại nhiều trường học, Hiệu trưởng không thông báo số tiền được trích lại. Hầu hết viên chức làm công tác kế toán, y tế trường học còn lúng túng không biết các quy định về nội dung chi, mức chi, thủ tục thanh toán… theo quy định hiện hành.

Theo ông Nguyễn Đình Khương, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, trong năm học này, số HSSV tham gia BHYT khoảng 12 triệu người, tương đương số tiền thu khoảng hơn 6.000 tỷ đồng. Theo ông Khương, trong việc thu BHYT của HSSV, ngành Giáo dục cũng phải có trách nhiệm.

Được biết, tính đến 31/5/2015, số thu BHYT được 19.589 tỷ đồng, đạt 33,8% kế hoạch, tương đương Quỹ BHYT được sử dụng là 17.631 tỷ đồng. Quỹ BHYT đã chi trả khám chữa bệnh cho 50,1 triệu lượt bệnh nhân BHYT, trong đó, 54,3 triệu lượt người khám chữa bệnh ngoại trú; 4,8 triệu lượt người điều trị nội trú với tổng số tiền 17.734 tỷ đồng.

Video liên quan

Chủ Đề