Hoàng gogo tv là ai

7 tháng 5 2021

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Ông Trần Văn Hoàng [bên trái] đăng tải video mới với sự xuất hiện của luật sư Lê Ngọc Luân [ở giữa]

Đại diện công ty VinFast và chủ kênh YouTube GoGo TV đã lên tiếng về tranh cãi liên quan đến chất lượng xe.

Cùng lúc, luật sư của GoGo TV bị công kích dữ dội trên mạng.

Sự việc ông Trần Văn Hoàng, chủ kênh YouTube GoGo TV, phản ánh một số vấn đề liên quan đến chất lượng chiếc xe VinFast Lux A2.0 màu trắng biển số 66A-139.45 mà ông đang sử dụng đã gây xôn xao dư luận trong nhiều ngày qua.

VinFast gây tranh cãi khi báo công an xử lý khách hàng phàn nàn

Vingroup 'ép nhân viên' mua sản phẩm của hãng?

Sau đó, việc nhà sản xuất xe VinFast trình báo với công an càng làm nổ ra nhiều tranh cãi.

Mới đây, cả hai phía đã lên tiếng trong cuộc chiến pháp lý được nhiều người quan tâm. Điều đáng chú ý là luật sư bảo vệ quyền lợi cho ông Trần Văn Hoàng đã hứng chịu làn sóng công kích dữ dội trên mạng.

Hai bên nói gì?

Trong video đăng tải ngày 5/5 trên kênh GoGo TV, ông Trần Văn Hoàng đã xuất hiện cùng nhóm pháp lý của hãng luật GoldKey ở TP.HCM.

Trong video, ông Hoàng cho biết sau khi đăng tải video về một số vấn đề mà ông cho là lỗi trên chiếc xe VinFast của mình vào ngày 28/4, ông đã có làm việc với hãng xe này. Hai bên đã có một biên bản làm việc nhưng ông Hoàng không ký vì thấy "không đúng sự thật".

Ông Hoàng nói rằng sau đó không thấy công ty phản hồi gì mà lại thông báo gửi đơn tố cáo tới công an.

"Nhận thấy công an tham gia là mang tính pháp lý rồi, trong khi mình chỉ là một người tiêu dùng thắc mắc với bên bán hàng nhưng lại không nhận được câu trả lời gì, mà chỉ nhận được đơn tố cáo. Do đó, mình cần phải có một tổ chức am hiểu pháp lý tư vấn cho mình, bảo vệ quyền lợi cho một khách hàng như mình," ông Hoàng nói trong video đã đăng tải.

Ông Hoàng cũng cho biết sau khi vụ việc xảy ra, đã có khoảng 40-50 luật sư liên lạc, đặt vấn đề tham gia bảo vệ cho ông trước đơn tố cáo từ công ty VinFast. Cuối cùng, ông đã chọn hãng luật GoldKey.

Đại diện hãng luật GoldKey, luật sư Lê Ngọc Luân cho biết ông và các đồng sự đã theo dõi, tìm hiểu và xem kỹ video ban đầu của ông Trần Văn Hoàng.

"Theo quan điểm của các luật sư, bạn Trần Văn Hoàng đã có một hành xử rất văn minh và đúng pháp luật," ông Luân nói.

Ông cũng bày tỏ hy vọng vụ việc sẽ được giải quyết đúng quy định của pháp luật.

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Trang Facebook Vinfast lên tiếng về vụ việc

Tiếp đó, vào ngày 6/5, ông Hoàng Chí Trung, quyền Phó Tổng giám đốc Kinh doanh VinFast, đã trả lời phỏng vấn Zingnews.vn.

Ông Trung cho biết: "Sự thật lịch sử sửa chữa cho thấy '10 lần phải vào xưởng sửa chữa' là sai. Tổng cộng có 7 lần, trong đó, một lần khách đưa xe vào xưởng là để thay dầu, lọc dầu [ngày 21/1/2021], một lần là thay càng A phía trước bên phải vì xe bị tai nạn [ngày 29/1/2021]. Tức là số lần vào xưởng để sửa lỗi cho là tại xe chỉ có 5. Và trong 5 lần đó cũng có một số hiện tượng khách nêu nhưng thực tế kiểm tra lại không có hoặc có nguyên nhân từ phía người dùng."

Thủ tướng Việt Nam thăm ‘kỳ tích ô tô VinFast’

VinFast 'là niềm tự hào quốc dân'?

Ông Trung thừa nhận có một số lỗi nhưng đã được khắc phục. Trong đó, riêng lỗi "tiếng cửa kêu" thì khách hàng đã đi lại 3 lần mới xử lý xong.

"Về việc khách phải đi lại 3 lần, VinFast đã siết lại trình độ kỹ thuật của các đại lý. Nếu đại lý nào không nghiêm túc chấn chỉnh tay nghề nhân viên sẽ bị cắt quyền đại lý để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng," ông nói với Zingnews.vn.

Đại diện VinFast cũng giải thích quyết định trình báo vụ việc với công an: "Chính vì tôn trọng và bảo vệ quyền lợi tối thượng của khách hàng nên chúng tôi càng phải kiên quyết làm rõ theo hướng công khai minh bạch. Trong vụ việc này, cực chẳng đã chúng tôi mới phải viện đến pháp luật."

Luật sư bị công kích

Cuộc tranh chấp đang bước vào giai đoạn "đấu tranh pháp lý" giữa hai bên.

Tuy nhiên, ngay sau khi ông Trần Văn Hoàng công bố việc chọn hãng luật GoldKey làm đại diện, một cuộc công kích dữ dội, với các thông tin thật giả lẫn lộn, đã diễn ra trên mạng xã hội nhằm vào luật sư Lê Ngọc Luân và nhóm đại diện pháp lý cho ông Hoàng.

"Vụ này mình giữ quan điểm nếu Vin sai thì khách hàng kiện tới luôn còn khách hàng sai thì nên chấp nhận bị kiện cho đúng tinh thần tự do dân chủ kiểu nước ngoài. Nhưng đọc tin này xong thì xin chia buồn với bạn Hoàng GogoTV. Hết chỗ hay sao mà chui vào chỗ Lê Luân," người dùng Facebook tên Tung Duong viết.

Fitch ngừng đánh giá Vingroup vì ông Phạm Nhật Vượng ‘chủ động dừng’

Vinfast và hình ảnh quốc gia

Từ những bình luận kiểu như vậy, nhiều người khác còn đưa ra các thông tin [sai], gây nhầm lẫn như cho rằng luật sư Lê Ngọc Luân chính là "Luân Lê", tức luật sư Lê Văn Luân từng tham gia bào chữa nhiều vụ liên quan đến bất đồng chính kiến.

Không ít người còn cho rằng luật sư Luân bảo vệ quyền lợi cho ông Trần Văn Hoàng chính là người từng bào chữa cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm. Thực ra, người bào chữa cho bà Quỳnh là luật sư Nguyễn Hà Luân.

Cũng có những thông tin đúng nhưng được diễn dịch theo hướng chính trị. Đó chính là việc luật sư Lê Ngọc Luân mới đây làm đại diện pháp lý cho ông Nguyễn Phúc Gia Huy, tức Dưa Leo, trong vụ kiện báo Nhân Dân có bài viết xúc phạm ông Gia Huy.

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Các bình luận có tính công kích luật sư Lê Ngọc Luân và nhóm đại diện pháp lý cho ông Hoàng

"Chắc có tài trợ từ tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài nhằm phá hoại kinh tế dìm Vin vì chuẩn bị tiến sang Cali đại bản doanh của chúng," một người dùng sử dụng tài khoản Lê Đinh Bắc viết.

Những thông tin trái ngược nhau được tung lên trên các diễn đàn báo chí, diễn đàn "chống phản động" trên Facebook trong những ngày qua đang gây rủi ro biến một vụ tranh chấp dân sự thành một vụ việc mang màu sắc chính trị.

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Vụ việc giữa Vinfast và ông Trần Văn Hoàng được Reuters tường thuật

Video liên quan

Chủ Đề