Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam tiếng Anh

Phóng to
Dịch tên bản đồ cần thận trọng, nếu không người nước ngoài sẽ hiểu không chính xác [ảnh chụp tại triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu [Hoàng Sa, Trường Sa của VN - những bằng chứng lịch sử] ở dinh Thống Nhất, TP.HCM]

Vụ việc mới đây đại úy Vũ Văn Hiệp phát hiện tấm bản đồ thế giới treo tại một phòng của Trường đại học Chỉ huy - tham mưu New Zealand có một lỗi sai nghiêm trọng khi ghi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thuộc Trung Quốc. Việc này cho thấy còn nhiều người, thậm chí cả những cơ quan, tổ chức ở nước ngoài, chưa hiểu rõ vấn đề nên đã vô tình hiểu sai hoặc để cái sai tồn tại. Do vậy, chúng ta phải tăng cường hơn nữa thông tin về biển Đông cho mọi người trên thế giới biết.

Trong lĩnh vực này, vai trò các mạng chính thống của Nhà nước Việt Nam không hề nhỏ. Muốn người đọc nhận thức được vấn đề, họ phải hiểu được bài viết với những trích dẫn đúng, do đó chúng ta cần nâng cao tính khoa học, tính pháp lý của các bài viết cũng như chất lượng dịch thuật.

Mới đây, nhân đi xem triển lãm trưng bày bản đồ tư liệu - những bằng chứng lịch sử chứng tỏ Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam tổ chức tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam vào tháng 7, tôi thấy một số bản đồ của Trung Quốc được dịch sang tiếng Anh không chuẩn, nghĩa là để nguyên âm Hán Việt cho người Anh đọc. Lấy ví dụ nổi bật nhất là bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ được dịch sang tiếng Anh như sau:

“Map of Hoang Trieu truc tinh dia du toan do. Under the Qing Dynasty, 1904. “Hoang Trieu truc tinh dia du toan do” is China’s oldest map in contemprary times...”.

Cứ tưởng tượng đọc một văn bản tiếng Anh mà tỉnh Vân Nam đáng lẽ phải viết là Yunnan province thì lại là Van Nam province, hay nước Nga được sách báo hay mạng Trung Quốc dịch sang tiếng Việt là nước Eluosi thì chịu sao thấu!

Tôi đã góp ý với ban tổ chức [BTC] phải phiên tên gọi bản đồ theo đúng tiếng Trung Quốc, tức là theo pinyin mới đúng kiểu và người đọc tiếng Anh mới hiểu và tra cứu được. BTC đã nhận ra thiếu sót, tuy lời dịch bản đồ nói trên là do tổ chức khác chứ không phải do BTC triển lãm thực hiện. Rất mừng là sau đó tôi được biết BTC đã chỉnh sửa sai sót trên để trưng bày tại dinh Thống Nhất ở TP.HCM trong các ngày từ 22 đến 28-8.

Tuy nhiên mới đây, đọc tin Trường đại học Bạc Liêu treo “Bản đồ khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam” trước cổng trường, nhưng tấm ảnh cho thấy sai sót dịch thuật nêu trên vẫn tồn tại. Thử tìm kiếm trên mạng xem tên gọi tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” được dịch sang tiếng Anh ra sao, hóa ra rất nhiều mạng chính thống [phiên bản tiếng Anh] của Việt Nam… đều để nguyên tên Hán Việt khi gọi bản đồ này.

Kiểu dịch này cũng xuất hiện trên tờ báo tiếng Anh xưa nay có tiếng khá chuyên nghiệp là Vietnam News trong bài “New book tells of life on Vietnamese islands” ngày 28-1-2013. Đó là chưa kể nhiều trang mạng của báo đài địa phương hoặc đăng lại hoặc có bài riêng, tất cả đều lặp lại lỗi này.

Tôi chưa tìm thấy trang mạng nào dịch đúng là “Huangchao zhisheng diyu quantu”. Qua chuyện này mới thấy chất lượng dịch thuật trong thông tin đối ngoại, đặc biệt trên các ấn phẩm liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ, là vô cùng quan trọng nhưng chưa được giới hữu trách để ý và chấn chỉnh.

NGUYỄN VIỆT LONG

16:38, 12 Tháng Mười Một 2018

Trường Sa và Hoàng Sa là những quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thế nhưng sao tên gọi tiếng Anh của hội thảo lại ghi Biển Đông là South China Sea?Viettimes đề cập vấn đề này.

Sputnik

Tuần qua tại Đà Nẵng đã diễn ra hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 10 với sự tham gia của đông đảo các học giả trong nước và quốc tế. Có thể nói, hội thảo rất thành công với thông điệp rất quan trọng: Trường Sa và Hoàng Sa là những quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam. Thế nhưng lại có một vấn đề tồn tại không nhỏ là tên gọi tiếng Anh của hội thảo lại ghi Biển Đông là South China Sea [?].

Quả thật, South China Sea là tên gọi quốc tế của Biển Đông nhưng đó là theo cách gọi của Phương Tây vì với họ, vùng biển này nằm ở phía nam nước Trung Hoa. Tuy nhiên, không vì thế mà Việt Nam có thể dùng ngôn từ tiếng Anh này của họ để gọi tên Biển Đông.

Với Hàn Quốc và Triều Tiên, các nước này tiếp giáp với 2 vùng biển là Hoàng Hải [Yelow Sea] ở phía tây và Biển Nhật Bản [Sea of Japan] ở phía đông. Tuy nhiên, trong các bản đồ chính thức của Hàn Quốc và Triều Tiên, Hoàng Hải được gọi là Tây Hải [Seohae] còn Biển Nhật Bản được gọi là Đông Hải [Donghae]. Có thể nói, cách gọi như vậy của Hàn Quốc và Triều Tiên chính là biểu hiện chủ quyền biển, không lệ thuộc vào Trung Quốc và Nhật Bản.

Riêng với nước ta, đành rằng quốc tế đang gọi Biển Đông là South China Seanhưng không vì thế mà chúng ta thừa nhận cách gọi đó. Với các báo chí đối ngoại của Việt Nam, Biển Đông vẫn được gọi là East Vietnam Sea và theo nhiều tổng biên tập của các tờ báo này thì điều đó phải nằm trong ý thức của các phóng viên, biên tập và không ai là không ghi nhớ như vậy.

Không chỉ Việt Nam mà các nước Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, Indonesia cũng không gọi vùng biển này là South China Sea trong các văn bản và bản đồ bằng tiếng Anh mà theo cách gọi riêng của họ. Và cũng đã có những đề xuất của nhiều nước, vùng biển này nên gọi tên chung là Biển Đông Nam Á [South East Asia Sea].

Cũng chính từ thực tế đó, Nhà nước cần có quy định chính thức về tên gọi của Biển Đông ra tiếng nước ngoài để sử dụng cho báo chí và các sự kiện quốc tế không chỉ do Việt Nam tổ chức. Một lần nữa, cũng phải khẳng định lại là từ nay về sau, các hội thảo quốc tế về Biển Đông do Việt Nam tổ chức phải thống nhất tên gọi là East Vietnam Sea chứ không thể sử dụng tên gọi theo thông lệ quốc tế. Chủ quyền của Việt Nam với Biển Đông cùng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi. Chính vì thế, tên gọi Biển Đông sang tiếng Anh với Việt Nam không thể là South China Sea.

Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa, Trường Sa – sự cố hay có ẩn ý?

Nguồn hình ảnh, HOANG DINH NAM/Getty Images

Sự kiện Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đăng bản đồ Việt Nam có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rồi sau đó thay bản đồ mới gây ra nhiều tranh luận.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 17/9 đã lên tiếng liên quan đến "sự kiện bản đồ" mới đây của Đại sứ quán Mỹ.

Biển Đông: Việt Nam cần tính đến kịch bản Trung Quốc 'tấn công' từ nhiều hướng?

Biển Đông: Cố vấn an ninh Mỹ nói tuyên bố chủ quyền của TQ là 'lố bịch'

Quảng cáo

Trước đó, trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Mỹ ngày 9/9 đã đăng bài viết nhìn lại 25 năm quan hệ đối tác Việt Nam - Mỹ. Đáng chú ý, bài viết có kèm hình ảnh bản đồ Việt Nam bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuy nhiên, vào ngày 15/9, sau khi báo chí và dư luận xôn xao, Đại sứ quán Mỹ đã thay bản đồ mới với hình ảnh Hoàng Sa, Trường Sa "biến mất".

Sự cố hay ẩn ý?

Từ TP HCM, thạc sĩ Hoàng Việt - giảng viên luật, nhà nghiên cứu Biển Đông - chia sẻ với BBC News Tiếng Việt: "Khó nhận định đây là ý định rõ ràng của phía Mỹ hay là sự cố nên chúng ta cũng chưa biết rõ được. Tôi nghiêng về khả năng sự cố nhiều hơn vì nếu họ có ý định thì đã không vội vã thay đổi như thế".

"Chắc là sau khi đưa bản đồ này, thấy dư luận chú ý thì họ tìm cách thay bản đồ đó đi", ông nói.

Tuy nhiên, ông Hoàng Việt cũng đưa thêm giả thuyết: "Có thể phía Mỹ đưa ra một chủ ý nào đó nhưng sau đó, phía Việt Nam cảm thấy điều này không có lợi cho họ trong bối cảnh căng thẳng quan hệ Mỹ - Trung. Làm như vậy khác nào dẫn đến việc Trung Quốc nghĩ Việt Nam đi theo Mỹ để chống lại Trung Quốc. Vì vậy, có thể Việt Nam đã yêu cầu phía Mỹ thay bản đồ đó đi".

Nguồn hình ảnh, Facebook Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội

Chụp lại hình ảnh,

Bản đồ có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được Đại sứ quán Mỹ đăng tải ngày 9/9

Sự kiện Mỹ đăng tải bài viết kèm bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa, hai quần đảo vốn là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc cùng nhiều quốc gia khác, đã tạo ra một không khí sôi nổi trên mạng xã hội. Nhiều người Việt phấn khởi khẳng định đây là động thái cho thấy Mỹ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

Khang Vũ, người tự giới thiệu đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành an ninh Đông Á và vũ khí hạt nhân tại Đại học Boston, viết trên Twitter cá nhân: "Đại sứ quán Mỹ kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt - Mỹ bằng tấm bản đồ có Hoàng Sa và Trường Sa. Đây có phải là một tín hiệu cho thấy Mỹ ủng hộ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này?"

Không khí hồ hởi thể hiện rõ trên các diễn đàn mạng xã hội của người Việt, trong đó đa phần cho rằng Mỹ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam. Nhiều người bình luận: "Sự kiện chưa từng có", "Mỹ là đối tác tốt chưa từng có".

Bộ Ngoại giao Việt Nam phản ứng

Trái với sự vui mừng trước đó, sau khi Đại sứ quán Mỹ thay bản đồ mới không có Hoàng Sa và Trường Sa, một không khí giận dữ bao trùm các mạng xã hội.

Tính đến sáng 18/9, bài viết của Đại sứ quán Mỹ trên Facebook đã nhận được 6.900 lượt thả biểu tượng cảm xúc, trong đó có tới 5.500 biểu tượng giận dữ. Trong số hơn 1.700 bình luận dưới bài viết, nếu như các bình luận trước ngày 15/9 gồm nhiều từ cảm thán như "tuyệt vời", "hoan hô chính phủ Mỹ", thì sau đó tất cả các bình luận đều có nội dung bày tỏ sự thất vọng.

"Mỹ lật nhanh như lật bánh tráng vậy. Thế nên Việt Nam cần đề phòng", một người tên Huyen Nguyen bình luận trên bài viết này.

Nguồn hình ảnh, Chụp màn hình

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều bình luận bức xúc dưới bài viết trên trang Facebook của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội về vụ việc.

Trang Facebook của Trung tâm Dữ liệu Hoàng Sa, một nhóm hoạt động về chủ quyền biển đảo tại Việt Nam, đã đăng bài viết với nhan đề "Sự tráo trở của nước Mỹ".

"Sau 6 ngày đã đánh bay mất '2 củ khoai' nhà chúng tôi… Chợt nhớ ra Mỹ mang danh họ nhà Lươn từ lâu... Ai còn mong chờ Mỹ giúp Việt Nam thì hãy tìm cho ra '2 củ khoai' rồi hãy chờ", tác giả viết.

"Hai củ khoai" trong đoạn trích trên được hiểu là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng

Trên Facebook của mình, Facebooker Mai Quốc Ấn lên tiếng: "Tôi yêu cầu Đại sứ quán Mỹ lập tức thay đổi bản đồ minh họa có đầy đủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa!".

BBC News Tiếng Việt đã liên lạc bằng email tới Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội vào hôm 16/9 nhưng chưa nhận được bình luận chính thức về vấn đề này.

Phía chính phủ Việt Nam dù không đề cập trực diện động thái của Mỹ nhưng đã tận dụng dịp này để đưa ra thông điệp quen thuộc.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 17/9 ở Hà Nội, khi được hỏi về sự việc Mỹ thay thế bản đồ nói trên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: "Việt Nam nhất quán lập trường quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam".

"Lập trường nhất quán và xuyên suốt nêu trên của Việt Nam đã được bày tỏ nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau, kể cả tại Liên Hiệp Quốc và được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ", bà Hằng khẳng định.

Lập trường của Mỹ như thế nào?

Trái ngược với các phản ánh giận dữ, phê phán nhằm vào Mỹ, nhiều người cho rằng không ủng hộ chủ quyền của các bên tranh chấp tại Biển Đông là chính sách ngoại giao nhất quán của Washington và điều đó sẽ không thay đổi.

Nhà báo Đỗ Hùng viết trên Facebook cá nhân: "Lưu ý là Mỹ phản đối Trung Quốc ở Biển Đông là phản đối trò bắt nạt, phản đối các yêu sách của Trung Quốc vốn đã bị Tòa án Trọng tài thường trực bác bỏ hồi năm 2016. Tuy nhiên, lập trường của Mỹ về các tranh chấp cụ thể đối với các thực thể tại Biển Đông, trong trường hợp này là Hoàng Sa và Trường Sa, vẫn là không công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với tuyên bố chủ quyền của bất cứ bên nào".

Theo nhà báo Đỗ Hùng, "lợi ích của Việt Nam thì Việt Nam cứ đòi, cứ đấu tranh bảo vệ chứ không nên kỳ vọng Mỹ sẽ bảo vệ, đòi hỏi giùm".

"Vấn đề của Việt Nam là xử lý các phản ứng của Mỹ theo hướng có lợi nhất cho mình, chứ không phải kỳ vọng Mỹ sẽ ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam theo cách đó", ông viết thêm.

Tuyên bố của Mike Pompeo về Biển Đông “là rất đáng hoan nghênh”

Tuyên bố của Mỹ về Biển Đông: ‘Chưa từng có, nhưng cần thêm hành động cụ thể’

Tiến sĩ Lương Hoài Nam cũng chia sẻ quan điểm trên Facebook cá nhân: "Chính sách của Mỹ hàng chục năm nay là không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Không chỉ Mỹ, mà tất cả các cường quốc khác cũng vậy. Chính sách đó sẽ không thay đổi dù Tổng thống Mỹ là ai. Mỹ và các đồng minh bảo vệ tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và điều này cũng sẽ không thay đổi".

"Chúng ta nên ủng hộ nhà nước bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông bằng kiến thức, sự hiểu biết thay vì ngộ nhận, đem gán cho Mỹ hay cho các quốc gia khác những điều không đúng với chính sách, quan điểm của họ [làm như thế về bản chất là lừa dối nhau]. Càng không nên chia sẻ các tin giả, các thuyết âm mưu gây chia rẽ dân tộc", ông kết luận.

Bỏ qua Facebook tin, 1

Nội dung không có

Xem thêm ở FacebookBBC không chịu trách nhiệm nội dung các trang ngoài.

Cuối Facebook tin, 1

Trao đổi với BBC News Tiếng Việt, thạc sĩ Hoàng Việt cho rằng có lẽ người ta chú ý tới việc này vì Mỹ là một cường quốc mà Mỹ và Trung Quốc đang có những vấn đề căng thẳng trên Biển Đông.

Ông nhận xét: "Nói cho cùng thì thế giới này, Mỹ vẫn là một siêu cường lớn nhất nên những gì Mỹ nói, Mỹ làm đều ảnh hưởng không chỉ riêng Việt Nam mà toàn thế giới".

"Nếu không có Mỹ, khó có quốc gia nào ngăn ngừa được tham vọng và hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Chính vì vậy, những thái độ, phát biểu của Mỹ đặc biệt quan trọng không chỉ với Việt Nam, mà với các quốc gia ASEAN có liên quan đến vấn đề Biển Đông", ông phân tích.

Nguồn hình ảnh, Google Map

Chụp lại hình ảnh,

Quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc kiểm soát, Việt Nam tuyên bố chủ quyền

Thạc sĩ Hoàng Việt cũng lưu ý tranh chấp hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa chỉ là một phần của tranh chấp trên Biển Đông và là câu chuyện rất phức tạp.

"Nếu muốn giải quyết sẽ phải đưa ra những cơ chế trước Tòa án Quốc tế. Mỹ, Úc hay Anh thì không thể thay thế Tòa án Quốc tế để phán quyết rằng đây thuộc chủ quyền của quốc gia này hay quốc gia khác", ông giải thích.

Theo ông Hoàng Việt, Mỹ cần đưa ra tiếng nói thận trọng, không thể thích Việt Nam thì khẳng định đó là của Việt Nam.

"Tranh chấp Trường Sa liên quan đến nhiều quốc gia, trong đó có những quốc gia là đồng minh với Mỹ, trong khi Việt Nam chỉ là quan hệ đối tác với Mỹ. Nếu công nhận là của Việt Nam thì những quốc gia như Philippines, Malaysia sẽ như thế nào?", ông Việt nêu vấn đề.

Video liên quan

Chủ Đề