Học Mĩ thuật lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực pdf

Hoạt động giáo dục STEM - Lớp 6

Hoạt động giáo dục STEM - Lớp 7

Hoạt động giáo dục STEM - Lớp 8

Hoạt động giáo dục STEM -Lớp 9

Trang Chủ Diễn Đàn > E - CÁC CÂU LẠC BỘ > CLB Giải Trí > Nhạc Hoạ >

Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật Tiểu học [SAEPS] sau 5 năm thử nghiệm và thí điểm thành công tại các trường tiểu học ở một số tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trên cả nước đã tổng kết giai đoạn II

và mở rộng ra quy mô toàn quốc. Dự án đã chứng tỏ tính ưu việt và sự phù hợp với nhu cầu đổi mới về phương pháp dạy - học mĩ thuật tiểu học ở Việt Nam hiện nay. 

Từ năm học 2014 - 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo triển khai phương pháp dạy - học mĩ thuật [DHMT] mới, vận dụng những quy trình DHMT của Dự án SAEPS ở tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc. Bên cạnh việc triển khai các khoá tập huấn về phương pháp và cách tổ chức các hoạt động dạy học mĩ thuật mới theo tinh thần của Dự án SAEPS, Tài liệu Dạy học Mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học là sự đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ Vương quốc Đan Mạch và các nền giáo dục nghệ thuật tiên tiến trên thế giới. Tài liệu được biên soạn với sự giúp đỡ tận tình, tâm huyết của 

Giáo sư Anne Kirsten Fugl - Trường Đại học Zealand, Vương quốc Đan Mạch, đã truyền cảm hứng và giúp cho các giáo viên mĩ thuật [GVMT] tiểu học có thể vận dụng linh hoạt phương pháp dạy học mới vào thực tiễn một cách hiệu quả với mục tiêu:

• Lấy học sinh [HS] làm trung tâm.

• Kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức giúp HS có được các khả năng: 

+ Biểu đạt sáng tạo và giao tiếp thông qua hình ảnh.

+ Khám phá, hiểu và đề cao văn hoá thông qua nghệ thuật thị giác.

+ Hình thành các kĩ năng sống và phát triển năng lực cá nhân thông qua việc học môn Mĩ thuật. 

+ Yêu thích cái đẹp và biết vận dụng vào cuộc sống sinh hoạt, học tập hằng ngày.

Tuy vậy, thực tế việc triển khai phương pháp dạy học mới trên cơ sở Chương trình Giáo dục Mĩ thuật [GDMT] hiện hành còn nhiều bất cập: điều kiện dạy và học mĩ thuật của giáo viên [GV] và HS còn nhiều khó khăn; trình độ chuyên môn, năng lực của GVMT tiểu học còn chưa đồng đều. Ở nhiều nơi, GVMT không được đào tạo chuyên sâu, chưa được tập huấn phương pháp mới hoặc chưa hiểu đúng tinh thần của phương pháp mới nên còn gặp khó khăn, lúng túng trong xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề và thiết kế các hoạt động dạy học. 

Để giúp cho các GVMT tiểu học hiểu rõ những vấn đề chung về DHMT theo phương pháp mới ở Tiểu học, nắm vững các quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới, có kĩ năng trong việc xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề ở từng khối lớp và có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy - học mĩ thuật mới vào Chương trình GDMT hiện hành, đồng thời hướng tới mục tiêu GDMT mới theo định hướng phát triển năng lực cho HS, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã tổ chức biên soạn bộ sách Dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực từ lớp 1 đến lớp 5. 

Bộ sách Dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực lớp 1, 2, 3, 4, 5 giúp cho các cán bộ quản lí giáo dục, các GVMT có thêm hiểu biết về phương pháp dạy - học và các quy trình mĩ thuật mới, cách tổ chức các hoạt động dạy học theo chủ đề của từng khối lớp nhằm đạt hiệu quả thiết thực, phù hợp với thực tế các vùng miền trên tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai DHMT theo phương pháp mới ở Tiểu học và Trung học cơ sở trong Công văn số 2070/BGDĐT- GDTH ngày 12/5/2016. 

Mỗi cuốn sách gồm ba phần:

Phần thứ nhất:  Những vấn đề chung về dạy - học mĩ thuật theo phương pháp mới ở Tiểu học

Trong phần này, nội dung cơ bản gồm:

1. Vài nét về DHMT trong giáo dục hiện đại ở Tiểu học 

2. Hình thành và phát triển các năng lực của học sinh thông qua DHMT

3. Yêu cầu cơ bản khi tổ chức hoạt động DHMT ở trường tiểu học theo phương pháp mới của Dự án SAEPS

4. Xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức các quy trình mĩ thuật mới

5. Đánh giá trong hoạt động DHMT

Các nội dung 1 và 2 nhằm giúp GVMT có những hiểu biết cơ bản, đầy đủ về DHMT theo định hướng phát triển năng lực cho HS thông qua việc đổi mới phương pháp DHMT hiện nay.

Nội dung 3 là những yêu cầu cơ bản đối với GV khi vận dụng phương pháp dạy học mới vào việc thực hiện chương trình giáo dục mĩ thuật hiện hành về: chuẩn bị nội dung dạy học [chủ đề, thời lượng,…]; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện dạy học [vật liệu, không gian học tập,…]; vai trò của GV trong tổ chức dạy - học theo phương pháp mới.

Nội dung 4 liên quan đến việc thực hành của GV khi xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề và vận dụng những phương pháp, quy trình mĩ thuật mới trong tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với điều kiện thực tế và năng lực của HS.

Nội dung 5 về đánh giá HS tiểu học trong hoạt động GDMT theo định hướng phát triển năng lực cá nhân.  

Phần thứ hai: Các quy trình dạy - học mĩ thuật theo phương pháp mới

Quy trình 1: Vẽ cùng nhau và sáng tác các câu chuyện

Quy trình 2: Vẽ biểu cảm

Quy trình 3: Vẽ theo âm nhạc

Quy trình 4: Xây dựng cốt truyện

Quy trình 5: Tạo hình ba chiều – Tiếp cận theo chủ đề

Quy trình 6: Điêu khắc – Nghệ thuật tạo hình không gian

Quy trình 7: Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn

Nội dung cơ bản của phần này là giới thiệu về bảy quy trình mĩ thuật theo phương pháp DHMT mới của Dự án SAEPS nhằm giúp cho GV hiểu rõ và biết cách lựa chọn, tổ chức các hoạt động dạy học hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của vùng miền và đối tượng HS.

Phần thứ ba: Gợi ý tổ chức dạy - học mĩ thuật tích hợp theo chủ đề dựa trên nội dung Chương trình Giáo dục Mĩ thuật hiện hành

Nội dung phần này mang tính gợi mở bằng những ví dụ cụ thể của mỗi chủ đề ở từng khối lớp, khuyến khích và truyền cảm hứng để GV có thể tìm tòi, sáng tạo và vận dụng linh hoạt vào thực tế dạy học của mình trên cơ sở cấu trúc chung của một kế hoạch dạy học như sau:

l Tên chủ đề [số tiết]

l Mục tiêu HS cần đạt

l Phương pháp và hình thức tổ chức

l Chuẩn bị [của GV/HS]

l Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 

+ Hướng dẫn tìm hiểu

+ Hướng dẫn thực hiện

+ Hướng dẫn thực hành

+ Tổ chức trưng bày, giới thiệu và đánh giá sản phẩm

l Tổng kết chủ đề

l Vận dụng - Sáng tạo

Đây là bộ sách đầu tiên về phát triển năng lực cho HS ở môn Mĩ thuật nên có thể khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong các thầy cô giáo, quý độc giả đóng góp ý kiến để cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản.

Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: 

Phòng Khai thác và Quản lí đề tài, Công ty Cổ phần Sách Giáo dục tại thành phố Hà Nội. 

Địa chỉ: Nhà D, Toà Vinaconex 1, 289A Khuất Duy Tiến, Trung Hoà, 

Cầu Giấy, Hà Nội.

Trân trọng cảm ơn!

Các tác giả

 I. MỤC TIÊU: [Chung cho cả bài bài dạy]

1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.

 1.1: Kiến thức: Nêu đươc tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú.

 1.2: Kỹ năng: Tạo hình được mặt nạ con thú theo ý thích.

 1.3: Thái độ: Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn.

 2. Mục tiêu phát triển năng lực.

 2.1. Định hướng các năng lực được hình thành.

 - NL 1: Năng lực quan sát.

 - NL 2: Năng lực tìm hiểu về chủ đề:

 - NL 3: Năng lực ghi nhớ và thái độ.

 - NL 4: Năng lực thực hành.

 - NL 5: Năng lực vận dụng Sáng tạo vào thực tiển.

2.2. Bảng mô tả các năng lực được hình thành.

Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật định hướng - Phát triển - Năng lực khối lớp 3 - Bài 1, 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

GIÁO ÁN MĨ THUẬT Định hướng - Phát triển - Năng lực Khối lớp: 3 GVBM: .. Môn: Mĩ Thuật Đan Mạch Lớp: 3 Ngày soạn: 00/00/2018 ĐT: 0905225088 Tuần: 00 đến Tuần: 00 Ngày dạy: 00/00/2010 đến 00/00/2018 Tiết: 00 đến Tiết: 00 00/00/2010 đến 00/00/2018 Tên bài dạy: Bài 1: Chủ đề: NHỮNG CHỮ CÁI ĐÁNG YÊU [Thời lượng 2 tiết] I. MỤC TIÊU: [Chung cho cả bài bài dạy] 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 1.1: Kiến thức: Nhận ra và nêu được đặc điểm của kiểu chữ nét đều,vẻ đẹp của chữ trang trí. 1.2: Kỹ năng: Tạo dáng và trang trí được chữ theo ý thích. 1.3: Thái độ: Giới thiệu và nhận xét nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình. 2. Mục tiêu phát triển năng lực. 2.1. Định hướng các năng lực được hình thành. - NL 1: Năng lực quan sát. - NL 2: Năng lực tìm hiểu về chủ đề: - NL 3: Năng lực ghi nhớ và thái độ. - NL 4: Năng lực thực hành. - NL 5: Năng lực vận dụng Sáng tạo vào thực tiển. 2.2. Bảng mô tả các năng lực được hình thành. Nhóm năng lực Năng lực thành phần Mô tả mức độ thực hiện trong bài học Nhóm NL chung NLR B1 Năng lực quan sát. - HS biết cách quan sát trong bài học. NLR B2 Năng lực tìm hiểu về chủ đề: - HS tìm hiểu về chủ đề: NLR B3 Năng lực ghi nhớ và thái độ. - HS hứng thú, ghi nhận khi làm được các Sản phẩm theo chủ đề. NLR B4 Năng lực thực hành. - HS làm được các Sản phẩm cá nhân hoặc theo nhóm. NLR B5 Năng lực vận dụng Sáng tạo vào thực tiển. - HS hiểu bài. Vận dụng - Sáng tạo - Và làm ra các mô hình, Sản phẩm để áp dụng vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tranh ảnh,băng nhạc. - Tranh sản phẩm các đề tài của học sinh năm trước. - PHT 1 [Nội dung phiếu học tập.] - PHT 2 [Nội dung phiếu học tập.] 2. Chuẩn bị của học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, .. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức. 2. Cả lớp hát đầu giờ. 3. Kiểm tra bài cũ: Nội dung kiểm tra, câu hỏi? phương pháp kiểm tra. 4. Kiểm tra đồ dùng học tâp. 5. Bài mới: Giới thiệu chủ đề: “Những chữ cái đáng yêu”. [Tiết 1] TT NDDH Hoạt động của GV Hoạt động của HS Năng lực được Phát triển Nội dung 1 - Giới thiệu chủ đề: “Những chữ cái đáng yêu” A.Phương pháp dạy học: * Hình thức dạy học: + Gợi mở: + Trực quan: + Luyện tập, thực hành: - Hướng dẫn vẽ và làm các sản phẩm theo chủ đề: B.Cách tiến hành: 1/ HĐ 1: Tìm hiểu . - Giới thiệu chủ đề: “Những chữ cái đáng yêu” - Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm. - Yêu cầu HS quan sát hình 1.1 và 1.2 sách HMT lớp 3 [Tr 5] rồi thảo luận với nội dung câu hỏi? + Độ dày của các nét trong một chữ cái có bằng nhau không ? + Chữ cái có các nét bằng nhau là kiểu chữ gì ? + Những chữ các được tạo dáng và trang trí như thế nào ? [ Bằng nét và màu sắc ] + Yêu cầu quan sát H1.3 và chỉ ra cách trang trí của các chữ cái trong hình với câu hỏi ? + Chữ L được trang trí như thế nào ? + Chữ G được trang trí bằng những họa tiết gì ? + Chữ nào được trang trí bằng những nét thẳng ? * GV chốt ý : + Chữ nét đều là chữ có độ dày của các nét chữ bằng nhau trong một chữ cái. Chữ nét đều có dáng cứng cáp, chắc khỏe người ta thường dùng để kẻ các khẩu hiệu. + Chữ trang trí có thể là chữ có các nét đều nhau hoặc nét thanh nét đậm. + Có nhiều cách để trang trí chữ. Có thể sử dụng các nét cơ bản đã học để tạo dáng chữ và vẽ thêm họa tiết trang trí. * Hướng dẫn thực hiện: - Yêu cầu HS quan sát H1.4 và 1.5 và suy nghĩ trả lời ? + Em sẽ tạo dáng chữ gì ? + Em dùng nét, màu sắc, họa tiết như thế nào để trang trí ? * GV chốt ý : - Các em có thể vận dụng nhiều cách để trang trí chữ, thỏa sức sáng tạo. VD: Chữ C các em có thể đưa hình ảnh con Tôm hay chữ O là hình ảnh mèo dodemon, m là con voi,Nhưng khi tạo dáng và trang trí chữ có độ rộng, cao tương đối bằng nhau để ghép thành từ có nghĩa và phù hợp với nhau về cách trang trí. * Cũng cố dặn dò : - Chuẩn bị tiết sau. - Học sinh lắng nghe. - Học sinh quan sát. - HS trả lời câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi. - Học sinh quan sát và trả lời. - Học sinh quan sát và trả lời. - HS trả lời câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi. - Học sinh thực hiện cá nhân. - HS lắng nghe. - Học sinh thực hiện bài vẽ theo GV. - Học sinh quan sát và trả lời. - HS trả lời câu hỏi. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. NLR R2 NLR R1 NLR R1 NLR R3 NLR R4 NLR B3 [Tiết 2] TT NDDH Hoạt động của GV Hoạt động của HS Năng lực được Phát triển Nội dung 2 * Thực hành và tổ chức trưng bày sản phẩm. 2/ HĐ 2: Thực hành. - Các nhóm có thể thảo luận thống nhất chọn chữ có ý nghĩa để phân công và cùng nhau vẽ trang trí. * Hoạt động cá nhân : - GV hướng dẫn phác thảo nét chữ vào tờ giấy sao cho có bố cục tương đối hợp lý về chiều cao, rộng của chữ cái được tạo dáng. - Sử dụng nét, màu để tạo họa tiết trang trí cho chữ cái theo ý thích. - Hoạt động tiếp nối, HS hoàn thiện bài . * Tổ chức trưng bày và giới thiệu sản phẩm. - Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. [sản phẩm cá nhân hoặc nhóm] - Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. + Các chữ cái của nhóm em được tạo dáng và trang trí như thế nào? [Cách sử dụng đường nét, màu sắc và họa tiết] + Em có nhận xét gì về độ dày của các nét chữ trong một chữ cái? + Cụm từ được ghép của nhóm em có nghĩa gì? Các chữ được ghép đã đẹp chưa? + Em thích bài tập của nhóm nào? - Hãy nhận xét về cách tạo dáng chữ, đường nét, màu sắc trong các chữ cái của nhóm bạn. Em học hỏ được điều gì ở bài vẽ của nhóm bạn? * Tổng kết chủ đề: - GV nhận xét tiết học. - GV đánh giá. - Đánh giá giờ học, thuyên dương HS tích cực, động viên, khuyến khích các HS chưa hoàn thành bài. - YC học sinh tự đánh giá bài học của mình vào sách MT [Tr 9]. * Vận dụng - Sáng tạo: - HS dựa trên cơ sở những đường nét đã học, HS kẻ lại những chữ cái đáng yêu và trang trí cho đẹp. * Cũng cố dặn dò : - Chuẩn bị tiết sau. - Học sinh thực hành bài vẽ. - Học sinh thực hiện bài làm thành bức tranh về chữ, theo tư vấn, gợi mở thêm của GV. - Các HS lên trưng bày sản phẩm theo hướng dẫn của GV. - Lần lượt các HS lên thuyết trình câu chuyện và thuyết trình về sản phẩm của mình theo các hình thức khác nhau, các HS khác đặt câu hỏi cùng chia sẻ và bổ sung cho bạn. - HS trả lời theo nhóm. - HS trả lời. - HS nhận xét. - HS trả lời theo nhóm. - HS nhận xét. - HS tự đánh giá. - HS tích vào ô hoàn thành o - HS tích vào ô chưa hoàn thành o theo đánh giá riêng của bản thân. - HS ghi nhớ, thực hành, sáng tạo. - HS Lắng nghe. NLR R4 NLR R4 NLR R4 NLR R5 IV. CÂU HỎI BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC H/S: - Câu hỏi 1: .. - Câu hỏi 2:... - Câu hỏi 3:... Nội dung Nhận biết [Mô tả yêu cầu cần đạt] Thông hiểu [Mô tả yêu cầu cần đạt] Vận dụng [Mô tả yêu cầu cần đạt] Vận dụng cao [Mô tả yêu cầu cần đạt] Nội dung 1.1 Nội dung 2.1 Nội dung 3.1 Nội dung 4.1 * Rút kinh nghiệm: . GIÁO ÁN MĨ THUẬT Định hướng - Phát triển - Năng lực Khối lớp: 3 GVBM: Môn: Mĩ Thuật Đan Mạch Lớp: 3 Ngày soạn: 00/00/2018 Tuần: 00 đến Tuần: 00 Ngày dạy: 00/00/2010 đến 00/00/2018 Tiết: 00 đến Tiết: 00 00/00/2010 đến 00/00/2018 00/00/2010 đến 00/00/2018 Tên bài dạy: Bài 2: Chủ đề: MẶT NẠ CON THÚ [Thời lượng 3 tiết] I. MỤC TIÊU: [Chung cho cả bài bài dạy] 1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. 1.1: Kiến thức: Nêu đươc tên và phân biệt được một số mặt nạ con thú. 1.2: Kỹ năng: Tạo hình được mặt nạ con thú theo ý thích. 1.3: Thái độ: Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. 2. Mục tiêu phát triển năng lực. 2.1. Định hướng các năng lực được hình thành. - NL 1: Năng lực quan sát. - NL 2: Năng lực tìm hiểu về chủ đề: - NL 3: Năng lực ghi nhớ và thái độ. - NL 4: Năng lực thực hành. - NL 5: Năng lực vận dụng Sáng tạo vào thực tiển. 2.2. Bảng mô tả các năng lực được hình thành. Nhóm năng lực Năng lực thành phần Mô tả mức độ thực hiện trong bài học Nhóm NL chung NLR B1 Năng lực quan sát. - HS biết cách quan sát trong bài học. NLR B2 Năng lực tìm hiểu về chủ đề: - HS tìm hiểu về chủ đề: NLR B3 Năng lực ghi nhớ và thái độ. - HS hứng thú, ghi nhận khi làm được các Sản phẩm theo chủ đề. NLR B4 Năng lực thực hành. - HS làm được các Sản phẩm cá nhân hoặc theo nhóm. NLR B5 Năng lực vận dụng Sáng tạo vào thực tiển. - HS hiểu bài. Vận dụng - Sáng tạo - Và làm ra các mô hình, Sản phẩm để áp dụng vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH: Chuẩn bị của giáo viên: Chuẩn bị tranh ảnh con vật, các mặt nạ con thú. - Tranh sản phẩm các đề tài của học sinh năm trước. - PHT 1 [Nội dung phiếu học tập.] - PHT 2 [Nội dung phiếu học tập.] 2. Chuẩn bị của học sinh: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, .. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức. 2. Cả lớp hát đầu giờ. 3. Kiểm tra bài cũ: Nội dung kiểm tra, câu hỏi? phương pháp kiểm tra. 4. Kiểm tra đồ dùng học tâp. 5. Bài mới: Giới thiệu chủ đề: “Mặt nạ con thú” [Tiết 1] TT NDDH Hoạt động của GV Hoạt động của HS Năng lực được Phát triển Nội dung 1 - Giới thiệu chủ đề: “Mặt nạ con thú” A.Phương pháp dạy học: * Hình thức dạy học: + Gợi mở: + Trực quan: + Luyện tập, thực hành: - Hướng dẫn vẽ và làm các sản phẩm theo chủ đề: B.Cách tiến hành: 1/ HĐ 1: Tìm hiểu. - Giới thiệu chủ đề: “Mặt nạ con thú” - Yêu cầu HS quan sát hình và thảo luận trả lời câu hỏi ? + Trong hình có mặt nạ của những con vật gì ? + Có sự đối xứng trong hình dáng của các mặt nạ không ? + Màu sắc của các mặt nạ như thế nào ? + Mặt nạ thường được làm bằng chất liệu gì ? + Em thường thấy trên mặt nạ có đường nét biểu cảm gì ? * GV chốt ý : - Mặt nạ con thú rất phong phú , đa dạng, có thể che một nửa hoặc cả khuôn mặt. mặt nạ có dạng 2D [ hai chiều] hoặc 3D [ 3 chiều] - Mặt nạ thường được vẽ cân đối theo chiều dọc, màu sắc rực rỡ tương phản, có biểu cảm cao như cáu giận, hài hước , hung dữ.. - Mặt nạ con thú thường được sử dụng trong các trò chơi dân gian trong các lễ hội truyền thống như tết trung thu, tết cổ truyền * Cách thực hiện. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm hiểu cách thực hiện. - GV chốt lại ghi nhớ: - Cách làm mặt nạ con thú: - Gấp đôi hoặc kẻ trục dọc lên khổ giấy A4 để vẽ hình các bộ phận hai bên sao cho bằng nhau , cân đối. + Vẽ hình mặt nạ vừa với khuôn mặt mình, chú ý vẽ biểu cảm trên khuôn mặt đó. Và vẽ màu theo ý thích. + Cắt mặt nạ ra khỏi giấy hoặc bìa.Làm them đai , vòng để đội đầu, đính khuy hai bên để luồn dây hoặc làm cán cầm cho mặt nạ. * Thực hành. - Yêu cầu HS thực hành cá nhân, vẽ và trang trí chiếc mặt nạ vào giấy vẽ. * Nhận xét- đánh giá. - Tạo ngân hàng hình ảnh để HS nhận xét, cảm nhận về đường nét. * GV chốt ý : nhận xét. - Nhận xét tiết học. * Cũng cố dặn dò: - Chuẩn bị tiết sau. - Học sinh lắng nghe. - HS thảo luận, quan sát đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS ghi nhớ. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thực hiện. - HS thảo luận nhóm. - HS lắng nghe ghi nhớ. - HS thực hiện - HS lắng nghe. - HS thực hành. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. - HS lắng nghe. NLR B2 NLR B1 NLR B3 NLR B3 NLR B4 NLR B3 NLR B4 NLR B4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • MI THUAT DINH HUONH PHAT TRIEN NANG LUC lop 3_12395599.docx

Video liên quan

Chủ Đề