Học sinh tiểu học có phải đóng tiền xây dựng không

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerBuilder:

  • Việc làm Hà Nội
  • Việc làm tiếng nhật tại Đà Nẵng
  • Việc làm tại Hải Phòng

So với quyết định số 73/2000/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội đang được áp dụng, nhiều trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn Thủ đô đã thu thêm những khoản… không thấy có trong quy định. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng giáo viên tiểu học, tuyển dụng giáo viên toán THCS tại Hà Nội.

Theo phản ánh của bạn đọc, tình trạng tương tự cũng diễn ra ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. 

Quy định một đằng...

Sau khi báo Tiền phong đăng bài: “Phí đầu năm, hồ nghi nhưng chẳng dám kêu”, nhiều phụ huynh gửi ý kiến về tòa soạn, phản ánh việc phải đóng nhiều khoản tiền “lạ”, thường dưới danh nghĩa Hội Cha mẹ học sinh tự nguyện quyên góp.

Vậy, theo quy định hiện nay, học sinh ở các trường trên địa bàn thành phố Hà Nội phải đóng những khoản tiền gì?

Ông Nguyễn Quang Đông Thành - Phó chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, những khoản thu của các trường mầm non, tiểu học, THCS hiện áp dụng theo Quyết định số 73/2000/QĐ - UB của UBND thành phố Hà Nội ban hành năm 2000. Theo đó, ở bậc mầm non, mức thu học phí là 15.000 đồng/tháng đối với học sinh có cha và mẹ làm nông nghiệp [riêng học sinh có cha và mẹ làm nông nghiệp thuộc huyện Sóc Sơn: 10.000 đồng/tháng]. Học sinh có cha hoặc mẹ làm các nghề khác: 50.000 đồng/học sinh [mẫu giáo] và 70.000 đồng/học sinh [nhà trẻ]. Các khoản thu khác ở bậc học này gồm: Chi phí bán trú: 25.000 đồng/học sinh/tháng [học sinh có cha và mẹ làm nông nghiệp đóng không quá 20.000 đồng/tháng]; các khoản thu hộ để chi cho học sinh: Tiền ăn cho bữa chính và phụ không quá 3.500/học sinh/ngày; học phẩm: không quá 60.000 đồng/học sinh/năm; mua đồ dùng cá nhân cho học sinh: Không quá 100.000 đồng/học sinh/năm; chi phí học ngày thứ Bảy theo nguyện vọng [không kể tiền ăn]. Các trường có tổ chức học hè [theo kế hoạch cho phép của Sở] cũng chỉ được thu học phí, tiền ăn cho các cháu như trong năm học. Đối với tiểu học, học sinh được miễn học phí. Các khoản thu khác theo quy định là: Thu hỗ trợ cho các hoạt động phục vụ học sinh tiểu học: 10.000 đồng/học sinh/tháng [học sinh có cha và mẹ làm nông nghiệp: 5.000 đồng/học sinh/tháng]; thu học hai buổi ngày: 50.000 đồng/học sinh/tháng. THCS, mức học phí được quy định: Học sinh có cha mẹ làm nghề nông: 15.000 đồng/tháng [cha mẹ học sinh ở Sóc Sơn: 10.000 đồng]; các thành phần khác: 20.000 đồng/học sinh/tháng. Các khoản thu khác: thu học 2 buổi/ngày: Không quá 70.000 đồng/học sinh/tháng. Cũng quyết định trên cho biết, mức thu đóng góp xây dựng trường cao nhất không quá 40.000 đồng/học sinh/năm [học sinh có cha mẹ làm nông nghiệp không quá 20.000 đồng/học sinh/năm]. Ngoài các khoản thu trên đây, Quyết định 73 của UBND thành phố Hà Nội nêu rõ: Các trường tuyệt đối không được thu thêm một khoản nào khác”. 

“Lách luật” một nẻo...


 

Học sinh của một trường ở Hà Nội trong giờ học

Theo Hướng dẫn số 3390 liên ngành của UBND TP Hà Nội ban hành ngày 11/11/2002, về thực hiện thu chi, quản lý học phí và các khoản được thu khác ở các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề công lập theo Quyết định số 73, khoản thu hỗ trợ tiểu học của khối tiểu học được chi cho các nội dung: Điện chiếu sáng, quạt mát, nước uống cho học sinh, bảo vệ trông xe đạp, vệ sinh trường lớp, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi, thuê thêm giáo viên dạy họa, nhạc, thể dục… trang trí trường lớp, các cuộc thi dành cho giáo viên. Tuy nhiên, ngoài quỹ hỗ trợ giáo dục, nhiều trường lại thu riêng các khoản này như: quỹ chi cho bảo vệ và các cô giáo không đứng lớp có quà trong các dịp lễ 5.000 đồng/em, tiền trang trí lớp học 30.000 đồng/em, tiền bảo trì máy tính, cơ sở vật chất 50.000 đồng/năm [bên cạnh đó là tiền xây dựng trường 40.000 đồng/năm]. Phụ huynh có con đang học một trường mầm non trên địa bàn quận Đống Đa [Hà Nội] cho biết, trong buổi họp phụ huynh đầu năm, nhà trường phổ biến với cha, mẹ tự mua vòng, bóng… để các cháu tập thể dục [dù đã phải đóng học phí]. Nhưng có phụ huynh nêu ý kiến nhờ trường mua hộ cho thống nhất. Vậy là, phụ huynh lại… đóng tiền để các cô mua dụng cụ cho trẻ. Thậm chí, những em học nâng cao bồi dưỡng học sinh giỏi chiều thứ Bảy cũng phải đóng 40.000đồng/tháng.

Ngoài ra, theo phản ánh của phụ huynh, nhiều trường thu riêng tiền nước uống: 5.000 đồng/em/tháng, phục vụ than, củi, nước, chi phí nhà bếp và trông bán trú: 60.000đồng/tháng, dụng cụ nhà ăn: 25.000 đồng/năm, vệ sinh môi trường: 3.000 đồng/tháng [thuê lao công làm vệ sinh hàng tháng; mua bổ sung dụng cụ vệ sinh các lớp hàng tháng, mua nước tẩy rửa nhà vệ sinh]…

Trên thực tế, theo quy định, những khoản tiền trên đã nằm trong khoản thu hỗ trợ tiểu học. Vậy nhưng, ở nhiều trường, học sinh vẫn phải đóng những khoản này riêng biệt. Tương tự, hướng dẫn liên ngành thuộc UBND thành phố Hà Nội cũng nêu rõ, ở bậc mầm non, tiền học phí cũng được trích để “…Bổ sung kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo: 20% [hỗ trợ các hoạt động chuyên môn: hội giảng, hội thao, hội diễn, tổ chức hội thi…”. Thế nhưng, nhiều trường vẫn tách riêng những khoản đóng góp này thành quỹ và kêu gọi phụ huynh đóng góp vào đầu năm. Điều đáng nói, nhiều khoản đóng góp được đưa ra dưới dạng Hội Cha mẹ học sinh tự nguyện, đề xuất và đóng góp như tiền mua bàn học cho cô giáo, tiền kẻ bảng, bảo trì máy tính, trang trí lớp học… chứ không phải do nhà trường thu.

Và vì muốn con “hay chữ”, vì tâm lý “người sao ta vậy”, các bậc cha mẹ đành phải “tự nguyện” đóng góp nhiều khoản ngoài quy định một cách… bắt buộc.

Ngày 11/9/2008, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn chỉ đạo về việc công khai các khoản thu chi đầu năm. Công văn nêu rõ: Tất cả các trường phải thông báo công khai tất cả các khoản thu, chi đầu năm học: Bao gồm các khoản thu chi từ học phí, các khoản thu khác, các khoản thu theo thỏa thuận, thu tự nguyện của người dân và các tổ chức cho nhà trường.

“Đối với các khoản thu theo thỏa thuận: Nhà trường phải thực hiện đúng quy trình thỏa thuận với cha mẹ học sinh, đảm bảo dân chủ, công khai [phải có văn bản thỏa thuận tới từng cha mẹ học sinh về cả mức thu và nội dung chi và được sự nhất trí của hội nghị cha mẹ học sinh các lớp]”.

Liên quan đến một trường tiểu học ở Hà Tĩnh yêu cầu đầu năm phụ huynh đóng các khoản mua bàn ghế, bảng... đã khiến dư luận tranh cãi thời gian gần đây.

Học sinh phải đóng tiền bàn, ghế, bảng để... có chỗ ngồi

Tháng 8/2022, trường Tiểu học Kỳ Trinh tổ chức họp lớp đối với phụ huynh khối lớp 01 để phổ biến những quy định, kế hoạch đón các em bước vào năm học mới [Năm học 2022 - 2023, tại Trường Tiểu học Kỳ Trinh có ba lớp 01 với hơn 100 em học sinh].

Thời điểm này, giáo viên chủ nhiệm ở ba lớp 01 thông báo tới phụ huynh việc con em họ phải đóng các khoản như: Bàn, ghế, bảng... để có đủ cơ sở vật chất đáp ứng việc dạy và học.

Mức thu cụ thể tại lớp 1C như sau: Mỗi học sinh đóng 550.000 đồng tiền bàn ghế, 173.000 đồng tiền bảng, 250.000 đồng tiền quỹ lớp và rèm cửa. Tổng cộng mỗi em phải đóng 973.000 đồng. Hai lớp còn lại cũng đóng mức tương tự, khoảng 01 triệu đồng/em.

Về vấn đề này, giáo viên chủ nhiệm cho rằng là "nhập gia tùy tục" và “không đồng ý nộp, sang tuần không có bàn ghế cho con em ngồi học "...

Theo kế hoạch của nhà trường, sẽ mua 45 bộ bàn ghế, ba bảng để học sinh lớp 1 vào học; đối với lớp 2, do bàn ghế cũ hỏng nên cũng mua 26 bộ bàn ghế, toàn bộ vận động đóng góp từ học sinh.

Phụ huynh học sinh đa số không đồng tình việc đóng góp khoản mua bàn ghế, nhưng vẫn phải nộp vì sát năm học mới, lo sợ con em không có đủ cơ sở vật chất để đáp ứng việc học.

Thông tin từ bà Nguyễn Thị Thuỷ - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Trinh, việc học sinh đóng góp tiền mua bàn ghế, bảng không phải là tài sản của nhà trường. Đây là thoả thuận giữa phụ huynh mua bàn cho con học. Và nếu phụ huynh không thoả thuận thì buộc lớp đó phải dừng lại, không học. "Người nào không đồng tình thì tự chọn cho con mình môi trường khác để học tập hay chuyển đi đâu thì tuỳ". Câu trả lời của vị Hiệu trưởng hiện gay ra nhiều bức xúc trong dư luận.

Theo ông Phạm Trung Hiếu – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Trinh, năm 2022 - 2023, trường vận động theo hai hình thức đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trong lớp học và ngoài lớp học. Hiện tại, trường mới chỉ vận động mua sắm cơ sở vật chất trong lớp đối với học sinh lớp 01 và lớp 02. Theo ông, bàn ghế, bảng là tài sản học sinh và theo học sinh suốt 05 năm học và nếu không có hai hạng mục này thì không thể giảng dạy được vì đây là tài sản thiết yếu.

Đại diện lãnh đạo trường khẳng định vận động đóng góp trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc và đây là khoản thu được chính quyền địa phương cho phép thu.

Theo quy định, đầu năm nhà trường được thu những khoản gì?

Hiện nay, các khoản thu nhà trường được thu đầu năm học quy định rải rác tại một số văn bản khác nhau, cụ thể:

- Tiền học phí: Theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP, đây là khoản thu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với thực tế của các vùng trên địa bàn của mình.

- Tiền Bảo hiểm y tế học sinh: Theo khoản 21 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi năm 2012 và điểm đ khoản 1 Điều 7 và điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức thu mỗi em là 4,5% mức lương cơ sở [hiện nay là  67.050 đồng/tháng] nhưng được Nhà nước hỗ trợ tối thiểu 30% mức đóng.- Tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường: Theo Điều 7 Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT, đây là khoản thu thỏa thuận giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.

- Tiền quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu: Theo Điều 9 Thông tư 26/2009/TT-BGDĐT, khoản thu này lấy từ nguồn kinh phí chi thường xuyên của nhà trường, đóng góp của học sinh, sinh viên hoặc các nguồn thu hợp pháp khác và phải được công khai thu, chi.

- Tiền phục vụ bán trú: Tiền ăn, chăm sóc bán trú, trang thiết bị phục vụ bán trú: Do từng tỉnh quy định

- Tiền học 2 buổi/ngày: Do từng tỉnh quy định

- Tiền học phẩm cho học sinh mầm non: Do từng tỉnh quy định

- Tiền nước uống học sinh: Do từng tỉnh quy định

- Tiền viện trợ, quà, biếu, tặng, cho: Theo Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT, nhà trường được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để mua sắm trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị phục vụ nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục và hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong cơ sở giáo dục.

Đặc biệt, Thông tư này nêu rõ, không vận động tài trợ để chi trả: thù lao giảng dạy; các khoản chi liên quan trực tiếp cho cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên, các hoạt động an ninh, bảo vệ; thù lao trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; thù lao duy trì vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; các chi phí hỗ trợ công tác quản lý của cơ sở giáo dục

Đáng chú ý, khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định, những khoản sau ban phụ huynh không được phép quyên góp:

- Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện;

- Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường;

- Bảo vệ an ninh nhà trường;

- Trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh;

- Vệ sinh lớp học, vệ sinh trường;

- Khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường;

- Mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường;

- Hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục;

- Sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.

Trên đây là giải đáp nhà trường được thu những khoản tiền nào đầu năm học? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề