Học văn bằng 2 đại học ngoại ngữ năm 2024

Theo thông tin từ giảng viên một trường đại học tại TP.HCM, một số đồng nghiệp của ông khi nộp hồ sơ xét tuyển tiến sĩ ở Trường đại học Sài Gòn, Trường đại học Sư phạm TP.HCM đã bị trường từ chối.

Theo ông này, lý do là không đủ chuẩn đầu vào ngoại ngữ do bằng cử nhân tiếng Anh (văn bằng 2 hình thức từ xa) Trường đại học Trà Vinh cấp có số lượng tín chỉ ít. Muốn được công nhận phải học bổ sung một số tín chỉ.

Một người khác cho biết cũng nghe thông tin Trường đại học Y Dược TP.HCM không công nhận bằng cử nhân ngôn ngữ Anh (văn bằng 2) do Trường đại học Trà Vinh cấp khi xét tuyển tiến sĩ.

Hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh. Các trường đào tạo theo hình thức trực tuyến hoặc trực tiếp.

Chương trình đào tạo ngành ngôn ngữ Anh (văn bằng 2, hình thức đào tạo từ xa) của Trường đại học Trà Vinh có 84 tín chỉ.

Trong đó, có 4 tín chỉ về tổng quan e-learning, 8 tín chỉ ngoại ngữ 2, 72 tín chỉ chuyên ngành.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, các trường đại học khẳng định không có việc không công nhận bằng cử nhân ngoại ngữ văn bằng 2 hoặc phải học bổ sung để được công nhận đầu vào tiến sĩ.

Đại diện Trường đại học Sài Gòn cho biết tất cả bằng cử nhân ngoại ngữ hợp pháp đều được công nhận khi xét tuyển đầu vào tiến sĩ. Bằng cử nhân ngoại ngữ văn bằng 2 cũng là bằng cấp năm trong hệ thống văn bằng quốc gia. Trường chỉ thực hiện xác minh văn bằng do người học nộp vào.

Tương tự, PGS.TS Phạm Nguyễn Thành Vinh - trưởng phòng đào tạo sau đại học Trường đại học Sư phạm TP.HCM - cho biết thông tin này không chính xác. Ông này cho biết bằng cử nhân ngoại ngữ hợp pháp đều được công nhận. Đây là quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

"Tuy nhiên trường có quy trình xác nhận văn bằng, chứng chỉ. Văn bằng, chứng chỉ do người học nộp vào đều được trường gửi công văn xác nhận với nơi cấp.

Điều này nhằm đảm bảo tính pháp lý cũng như quyền lợi cho người học, tránh những rắc rối sau này" - ông Vinh nói.

Trong khi đó, PGS.TS Mai Phương Thảo - trưởng phòng đào tạo sau đại học Trường đại học Y Dược TP.HCM - cho biết trường hợp không được chấp nhận có thể do người học mới hoàn thành chương trình cử nhân ngôn ngữ Anh mà chưa có bằng tốt nghiệp.

"Theo quy định, thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển tiến sĩ ứng viên phải có bằng cử nhân ngoại ngữ. Một số trường có thể chấp nhận giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời. Theo quy định, trường chấp nhận bằng cử nhân ngoại ngữ (văn bằng 2) nếu đó là bằng hợp pháp sau khi xác nhận văn bằng" - bà Thảo cho biết thêm.

Theo thông tư 18/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tuyển sinh, đào tạo tiến sĩ, ngoài các quy định liên quan chuyên môn khi tuyển sinh còn có yêu cầu về ngoại ngữ.

Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ: bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài.

Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp. Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.

Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết yêu cầu về trình độ chuyên môn phù hợp, năng lực ngoại ngữ, kinh nghiệm công tác và những yêu cầu khác đối với người dự tuyển tùy theo đặc điểm của từng lĩnh vực, ngành đào tạo và chương trình đào tạo cụ thể của cơ sở đào tạo trên cơ sở những yêu cầu tối thiểu quy định tại điều này.

Không phân biệt loại hình đào tạo

Luật Giáo dục đại học 2018 quy định văn bằng giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương.

Người học hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định, hoàn thành các nghĩa vụ, trách nhiệm của người học thì được hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng ở trình độ đào tạo tương ứng.

Khác biệt giữa các loại hình đào tạo chỉ là về thời gian đào tạo và kỹ thuật tổ chức, quản lý đào tạo. Luật quy định không phân biệt về giá trị văn bằng các hình thức đào tạo khác nhau.

Thông tư 27/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học.

Theo đó, không ghi thông tin về hình thức đào tạo như chính quy hay tại chức hay vừa làm vừa học… trong nội dung chính của văn bằng như quy định trước đây.

Do nhu cầu lớn, nhiều trường đại học đã đua nhau mở ngành, việc tuyển sinh-đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa hiện cũng đang được nhiều cơ sở đào tạo quảng cáo rầm rộ với "đầu vào dễ dàng, đầu ra thuận lợi" khiến dư luận lo ngại khó kiểm soát chất lượng.

Trường đại học "đua nhau" mở ngành

Bằng cử nhân Tiếng Anh có giá trị suốt đời và được xem là "giấy thông hành" khi được sử dụng vào rất nhiều mục đích, từ làm thạc sĩ, tiến sĩ đến bổ nhiệm, nâng ngạch đối với cán bộ công chức trong cơ quan Nhà nước.

Hiện có 2 hình thức đào tạo văn bằng 2 là hệ chính quy, học tập trung tại trường và hệ không chính quy, học theo hình thức vừa làm vừa học, đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa. Luật Giáo dục đại học được thông qua ngày 19/11/2018 quy định, bằng đại học chính quy và tại chức có giá trị như nhau cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người học theo học các hình thức đào tạo khác nhau khi tốt nghiệp đại học.

Học văn bằng 2 đại học ngoại ngữ năm 2024
Các chương trình đào tạo từ xa văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội. Ảnh minh họa

Thời gian đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh giao động từ 2 đến 2,5 năm tùy thuộc vào chương trình đào tạo của mỗi trường và ngành tốt nghiệp ở văn bằng thứ nhất; lịch học cũng được tổ chức linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng người học khác nhau. Đặc biệt, văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh có giá trị vĩnh viễn trong khi các chứng chỉ như B1, B2 chỉ có thời hạn 2 năm. Xuất phát từ những ưu điểm trên, các chương trình đào tạo văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh hiện đang có sức hút đối với người học.

Bên cạnh những cơ sở đào tạo có thương hiệu lâu đời thì nhiều trường đại học không có thế mạnh và truyền thống về đào tạo ngoại ngữ cũng "đua nhau" mở ngành đào tạo văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh. Thậm chí, một số đơn vị dù là đại học vùng, đại học địa phương nhưng vẫn thông báo tuyển sinh trên phạm vi toàn quốc đối với hình thức đào tạo từ xa, học 100% online, không cần xét tuyển đầu vào, cam kết đầu ra.

Chỉ cần gõ từ khóa "văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh" là hàng loạt quảng cáo về các loại hình đào tạo văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh của nhiều trường đại học đã tràn ngập trên Facebook của người dùng như: "Sở hữu bằng đại học dễ dàng với ưu điểm không thi tuyển đầu vào, thủ tục nhanh chóng; học 100% online, phù hợp cho người đi làm; rút ngắn thời gian học xuống còn 20 tháng, lấy bằng sớm, tiết kiệm chi phí, bằng cử nhân có giá trị vĩnh viễn".

Với các chương trình đào tạo online "nở rộ" như hiện nay, chất lượng đào tạo do đó cũng rất khó kiểm soát. Bên cạnh đó, trên thực tế, giữa các chương trình đào tạo, quá trình đào tạo, thi cử đang có sự "khó" và "dễ" khác nhau tùy thuộc vào uy tín của từng cơ sở đào tạo cũng như mục tiêu thật sự của người học đã dẫn đến kết quả đào tạo giữa các trường đang có độ vênh nhất định. Hệ quả là có hiện tượng học viên vì muốn nhanh chóng sở hữu tấm bằng đã chuyển từ cơ sở đào tạo uy tín, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sang cơ sở đào tạo dễ dãi hơn…

Chị N.H.L, một người từng tham gia học văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh cho biết: Cũng như các tấm bằng đại học khác, văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh có giá trị vĩnh viễn, rất thuận lợi cho việc học cũng như làm việc sau này mà thời gian học lại linh hoạt. Trong khi đó, để có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên, đáp ứng chuẩn đầu ra Tiếng Anh đối với trình độ tiến sĩ không phải là điều dễ dàng. Đó là chưa kể, việc làm luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ trên thực tế nhiều khi không đúng tiến độ dẫn đến tốt nghiệp có thể trễ hạn một vài năm. Các chứng chỉ Tiếng Anh thường chỉ có thời hạn tối đa 2 năm nên người học cũng rất dễ không đảm bảo đủ điều kiện để tốt nghiệp. Cán bộ đào tạo sau đại học ở một trường ĐH tại Hà Nội cũng thừa nhận, một thực tế không thể phủ nhận là văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh đang là một trong những yêu cầu tối thiểu để người học tham gia các chương trình, bậc học cao hơn hoặc bổ nhiệm, nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Bên cạnh đó, việc học văn bằng 2 thường nhẹ nhàng, dễ dàng hơn học chương trình cử nhân Ngôn ngữ Anh chính quy. Đơn cử như người học được giảm khối lượng kiến thức đại cương do đã được học từ văn bằng 1 nên số tín chỉ, khối lượng kiến thức còn lại trong chương trình đào tạo ít hơn so với chương trình chính quy tập trung. Đầu vào cũng dễ hơn nên chất lượng học viên văn bằng 2 nhìn chung thường thấp hơn chương trình chính quy tập trung. Hiện nhiều trường khi học viên đạt đầu vào thạc sĩ đã quảng bá luôn việc "bao học Ngôn ngữ Anh" nhằm hợp thức hóa chứng chỉ B1, B2.

Cần tăng cường kiểm soát chất lượng

Sự phát triển quá "nóng" của các chương trình đào tạo văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh trong thời gian gần đây khi các trường đua nhau mở ngành và quảng cáo đào tạo online rầm rộ, đặc biệt là sau bê bối "mua bằng" tại Trường Đại học Đông Đô (Hà Nội) đã khiến dư luận ít nhiều nghi ngại về chất lượng đào tạo của loại hình này. Một số ý kiến cho rằng, nên chăng văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh ở các trường đại học cũng nên đặt thời hạn 2 năm giống các chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế.

Sau 2 năm, kiến thức có thể mai một, thiếu tính cập nhật, người học cần học và lấy bằng mới để đáp ứng tiêu chuẩn của cơ quan hiện đang làm việc hoặc cơ sở đào tạo trong trường hợp học lên bậc cao hơn. Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng, đề xuất đặt thời hạn đối với văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh là không phù hợp cả về pháp lý lẫn thực tế.

Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, văn bằng có giá trị vĩnh viễn vì nó xác nhận người học hoàn thành một khối kiến thức nghề nghiệp. Nếu đặt vấn đề văn bằng 2 ngoại ngữ phải có thời hạn giá trị nhất định thì văn bằng 2 của các ngành khác cũng phải có thời hạn nhất định. Điều này nhìn chung là vô lý. Cũng theo phân tích của ông Nghĩa, vấn đề đặt ra là tại sao các học viên không dùng các chứng chỉ quốc tế mà lại đi tìm học văn bằng 2? Một phần bởi việc học văn bằng 2 hiện nay dễ hơn trong khi các chứng chỉ quốc tế đòi hỏi ôn luyện, thi cử nghiêm túc, khó hơn. Để xảy ra tình trạng đó là do các trường đào tạo không nghiêm túc chứ không phải tại tấm bằng. Nếu các trường đào tạo nghiêm túc, văn bằng 2 vẫn rất có giá trị.

TS Lê Viết Khuyến, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam thì nhìn nhận, việc đổ xô đi học văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh hiện nay có một phần bắt nguồn từ các quy định, yêu cầu bằng cấp của các cơ quan tuyển dụng, cơ sở đào tạo. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian vừa học vừa làm, dẫn đến có hiện tượng "học giả, bằng thật". Ông Khuyến đề xuất các cơ quan nhà nước, cơ sở đào tạo sau đại học cần đặt ra tiêu chí riêng. Chẳng hạn những người đã tốt nghiệp đại học muốn học lên bậc cao hơn, cần đáp ứng đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết hoặc phải có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế.

TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT cũng cho rằng, cần tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo văn bằng 2 nói chung, văn bằng 2 ngôn ngữ Anh nói riêng. Cơ quan quản lý nhà nước, ở đây là Bộ GD&ĐT phải thường xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục thông qua việc ứng dụng công nghệ trong quản lý, yêu cầu 3 công khai, xử lý nghiêm khi vi phạm.

Cùng với đó, các cơ sở đào tạo phải nâng cao trách nhiệm giải trình với xã hội, trách nhiệm với người học cũng như uy tín của mình. Và cuối cùng, bản thân người học cũng phải hướng đến việc "thực học, thực tài, thực nghiệp". Về phía Bộ GD&ĐT cần rà soát, kiểm tra các cơ sở đào tạo văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh để có biện pháp quản lý chặt chẽ, có hình thức xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm.

Học văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh ở đâu?

Trường Đại học Sài Gòn..

Trường Đại học Cửu Long..

Trường Đại học Mở TP. HCM..

Trường Đại học Tôn Đức Thắng..

Trường Đại học Kinh tế TP. HCM..

Trường Đại học Sư phạm TP. HCM..

Trường Đại học Ngoại thương TP. HCM..

Trường Đại học Ngân hàng TP. HCM..

Văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh học phí bao nhiêu?

Được Thủ tướng Chính Phủ trao tặng Biểu tượng vàng về đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Thời gian học theo hệ thống tín chỉ được quy định như thế nào? Học phí văn bằng 2 tiếng anh là bao nhiêu và phải nộp như thế nào? – Tổng học phí phải nộp = Số tín chỉ phải học x 340.000 đồng/1 tín chỉ.

Học văn bằng 2 tiếng Anh là gì?

Văn bằng đại học thứ hai (tiếng Anh là Degree 2) là văn bằng cấp cho những người đã có ít nhất một bằng tốt nghiệp đại học, sau khi hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo đại học của ngành đào tạo mới, có đủ điều kiện để công nhận và cấp bằng tốt nghiệp đại học.

Học văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh mất bao lâu?

Theo quy định của Nhà trường, thời gian học văn bằng 2 tiếng Anh sẽ kéo dài trong khoảng 2 năm (trong trường hợp các bạn không nợ môn, thi lại nhiều). Đây cũng là khoảng thời gian trung bình để đào tạo văn bằng 2 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.