Hội cựu chiến binh là tổ chức gì năm 2024

Theo đó, cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, bao gồm:

- Cán bộ, chiến sĩ đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức trước cách mạng tháng Tám năm 1945 như:

+ Đội tự vệ đỏ

+ Du kích Ba Tơ

+ Du kích Bắc Sơn

+ Cứu quốc quân

+ Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân

+ Các đơn vị vũ trang khác do Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức và lãnh đạo.

- Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế từ ngày 30/4/1975 trở về trước.

- Cán bộ, chiến sĩ, dân quân, tự vệ, du kích, đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm đã tham gia chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc bao gồm:

+ Đội viên đội công tác vũ trang trong vùng địch tạm chiếm ở miền Bắc từ ngày 20/7/1954 về trước;

+ Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Bắc từ ngày 27/01/1973 trở về trước;

+ Cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ, du kích tập trung ở miền Nam từ ngày 30/4/1975 trở về trước.

- Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc từ ngày 30/4/1975 về trước.

- Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam, dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc bao gồm:

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ, chiến sĩ dân quân, tự vệ đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.

Lưu ý: Các đối tượng trên không được công nhận là Cựu chiến binh trong các trường hợp sau:

- Người đầu hàng địch; phản bội; người vi phạm kỷ luật bị tước danh hiệu quân nhân; công nhân viên quốc phòng bị kỷ luật buộc thôi việc;

- Người bị kết án tù mà chưa được xoá án tích.

Cựu chiến binh là gì? Cựu quân nhân khác cựu chiến binh như thế nào? [Hình từ Internet]

Cựu quân nhân khác cựu chiến binh như thế nào?

Cựu quân nhân là một khái niệm rộng hơn cựu chiến binh. Tất cả cựu chiến binh đều là cựu quân nhân, nhưng không phải tất cả cựu quân nhân đều là cựu chiến binh.

Cựu chiến binh là những người đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, là những người có nhiều đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ được coi là một lực lượng chính trị - xã hội quan trọng của đất nước.

Tiêu chí

Cựu quân nhân

Cựu chiến binh

Định nghĩa

Những người đã từng phục vụ trong lực lượng vũ trang, bao gồm cả quân đội nhân dân và quân đội của chế độ cũ.

Những người đã từng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bao gồm cả chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Chế độ ưu đãi

Được hưởng một số chế độ ưu đãi của Nhà nước và xã hội, nhưng không nhiều như cựu chiến binh.

Được hưởng nhiều chế độ ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội, như: trợ cấp hàng tháng, ưu tiên trong khám chữa bệnh, giáo dục,...

*Lưu ý: Nội dung so sánh chỉ mang tính chất tham khảo

Cựu chiến binh được hưởng những quyền lợi gì?

Căn cứ Điều 7 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2005 quy định quyền lợi của Cựu chiến binh như sau:

- Cựu chiến binh là người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Cựu chiến binh được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất, kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của Chính phủ.

- Cựu chiến binh nghèo được ưu tiên vay vốn ngân hàng chính sách, các nguồn vốn ưu đãi khác để sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích xóa đói, giảm nghèo, được cấp thẻ bảo hiểm y tế và được hưởng các chính sách khác đối với người nghèo.

- Cựu chiến binh hết tuổi lao động, cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập được Nhà nước và xã hội tiếp nhận, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng xã hội.

- Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan quân sự, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh Việt Nam và gia đình tổ chức tang lễ và được hưởng tiền mai táng theo quy định của Chính phủ.

- Cựu chiến binh được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Ban liên lạc Cựu quân nhân theo quy định của Điều lệ Hội, của pháp luật.

Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng gì?

Theo đó, Hội Cựu chiến binh Việt Nam có những nhiệm vụ như sau: - Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Việt Nam có bao nhiêu hội viên cựu chiến binh?

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Hội Cựu chiến binh Việt Nam diễn ra từ ngày 29 - 31/12/2022 với sự tham dự của 506 đại biểu thay mặt cho gần 3 triệu hội viên trên toàn quốc.

Câu lạc bộ cựu quân nhân là gì?

Theo Nguyên Chủ tịch Hội CCB xã Hữu Đạo nhiệm kỳ 2017 - 2022 ông Dương Văn Huỳnh chia sẽ: “Cựu quân nhân là lực lượng đã được rèn luyện trong quân ngũ, có sức khỏe và phẩm chất tốt để tham gia vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội và các phong trào ở địa phương.

Chi hội CCB là gì?

Chính vì vậy, Chi hội CCB ấp luôn tổ chức thăm hỏi hội viên khi bệnh tật, ốm đau; thăm viếng khi gia đình hội viên có hữu sự. Đối với công tác thực hiện quy chế dân chủ, CCB là những người tích cực tham gia trong tất cả các tổ vận động, cũng như các buổi hội họp và đóng góp nhiều ý kiến hữu ích cho địa phương.

Chủ Đề