Hôm qua tát nước đầu đình nhân vật trữ tình, là ai

Ca dao, có thể nói là một viên ngọc không tì vết, không chỉ kết tinh từ những trăm đắng ngàn cay của một dân tộc anh hùng, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu chính xác nhất vẻ đẹp tâm hồn trong ngần của những người nông dân có tâm hồn nghệ sĩ. Trong đó, bài ca dao “hôm qua tát nước đầu đình” xứng đáng là viên ngọc đẹp nhất.

Hôm qua tát nước đầu đình nhân vật trữ tình, là ai

Mở đầu bài thơ là khung cảnh nên thơ của nông thôn Việt Nam: 

“Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xin.

Hay là em để làm tin trong nhà?

Hình ảnh của mái đình, gốc đa, giếng nước là những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Gợi nhắc về một vùng đất yên bình, trầm mặc, thanh nhàn. Ở trong khung cảnh đó, tình yêu đôi lứa như một nốt nhạc điểm xuyết vào bức tranh của thiên nhiên. Bài ca dao “Tát nước đầu đình” là một bài ca dao viết về đề tài giao duyên của đôi trai gái yêu nhau. Trong đoạn thơ này, chàng trai đã rất chân thành bày tỏ mong muốn làm quen, kết duyên vợ chồng với cô gái, trong các bài ca dao thuộc đề tài này thì bối cảnh của câu chuyện thường là do các nhân vật hư cấu như là cái cớ để bày tỏ, dãi bày tâm sự, đôi khi là tỏ tình, cầu duyên. Chàng trai trong bài ca dao này thì viện vào một lí do rất hài hước, đó chính là để quên áo, nhưng là để quên áo trên cành hoa sen.

Hôm qua tát nước đầu đình nhân vật trữ tình, là ai

Chàng trai yêu thầm cô gái nhưng lại không dám nói, đành mượn cách nói vòng vo, cách nói gián tiếp. Tình yêu ngày xưa không có nhiều cơ hội để bày tỏ, nên chỉ có thể được biểu đạt gián tiếp như vậy. Nó thể hiện sự e ấp của đôi lứa khi yêu. Nguyễn Du cũng từng có những câu thơ:

Tình trong như đã mặt ngoài còn e

Mất áo là cái cớ để tỏ tình: “Nhặt được thì cho anh xin. Hay là em giữ làm tin trong nhà”. Chàng trai đã khẳng định là cô gái đã nhặt được cái áo, anh ta cũng bày tỏ ý định muốn xin lại, nhưng đấy cũng không phải lời nói thật lòng, chỉ là cái cớ để anh ta hỏi dò về tâm ý của cô gái đối với tấm chân tình của mình “Hay là em giữ làm tin trong nhà”. Hình ảnh “ cành hoa sen”  thể hiện rất rõ chàng trai chỉ đang lấy cớ để tiếp cận với cô gái, vì hoa sen không có cành. Vừa muốn người ta biết, lại vừa muốn giấu đi. Đó là những cảm xúc rất thật khi yêu của đôi lứa.

Những câu thơ tiếp theo, ý muốn của chàng trai càng được thể hiện rõ rệt:

“Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Áo anh sứt chỉ đã lâu,

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

Chàng trai kể lể về hoàn cảnh của mình, mẹ già và còn đơn thân, nhằm mục đích gợi ý cho cô gái là mình vẫn còn “ lẻ bóng”. Vẫn tiếp tục sử dụng cách nói gián tiếp, đầy ý tý song cũng thể hiện rất rõ tấm lòng của người con trai. Câu thơ như những lời đẩy đưa, lời tự tình đầy mặn nồng. Ca dao xưa cũng có những  câu thơ mang đầy tính tự tình:

Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.

Hay là:

“Ai làm cho đó xa đây, Cho chim chèo bẻo xa cây măng vòi. Anh ơi nghĩ lại mà coi,

Tấm lòng em ở gương soi nào bằng.

Tuy là lời tỏ tình nhưng vô cùng kín đáo, vẫn mượn chiếc áo, chàng trai nói những lời ý chỉ về tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái, chàng trai đã mến mộ, yêu thầm cô gái từ rất lâu, nhưng có lẽ đến bây giờ mới có đủ can đảm để tỏ tình, nhưng anh chàng vẫn còn rất bất an bởi không biết cô gái có đồng ý hay không. Câu thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn đủ để thay nhân vật truyền tải mục đích của mình. Đó là cái hay của ca dao, hoàn toàn là tấm gương phản chiếu tâm hồn, tâm trạng con người, theo cách chân thực nhất, và cũng giản dị nhất.

Những câu thơ cuối là những câu thơ với lời hứa của chàng trai:

“Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng anh lại giúp cho. Giúp cho một thúng xôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm, Giúp cho đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo. Giúp cho quan tám tiền cheo,

Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.

Đến lúc này thì ý đồ của chàng trai hoàn toàn được bộc lộ, chàng trai đã mạnh dạn bày tỏ tâm ý của mình cho cô gái. Ta có thể thấy, những vật mà chàng trai hứa sẽ trả công cho cô gái đều là những lễ vật hỏi cưới. Từ “giúp” của chàng trai muốn dụ ý rằng sẽ đưa những món lễ vật này sang nhà để ngỏ ý muốn xin cưới cô gái, nếu cô gái đồng ý thì cả hai sẽ thành vợ thành chồng. Nghệ thuật tỏ tình, thổ lộ của người nông dân biểu hiện trong ca dao, dân ca là sự tinh tế, tế nhị đậm đà bản sắc dân tộc, quê hương. Rõ ràng thoạt nhìn, mạch văn và ý tưởng của bài ca dao như mâu thuẫn. Thế nhưng khi ta hiểu được dụng ý của nhân vật trữ tình thì những lời đối thoại trong bài ca dao chính là sự tinh tế, lớp lang trình tự để đạt đến mục đích cuối cùng. Không có lời đối thoại của khách thể là cô gái, thế những ta tin chắc rằng, trước một tấm lòng như thế, một ngôn ngữ thông minh giàu biểu cảm như thế, cô gái sẽ không thể không chấp thuận.

Hình ảnh của những trầu cau, đĩa xôi, vò rượu gợi nhắc về hình ảnh của đám cưới truyền thống, như thể dự báo trước về cái kết có hậu cho tình cảm của một chàng trai. Lối nói hóm hỉnh, gây cười song vẫn không kém phần lãng mạn.

Ca dao không chỉ là bài thơ mà là một phần hồn của dân tộc, mảng ca dao nói về tình yêu đôi lứa đã góp phần không nhỏ để đưa đôi lứa đến gần với nhau hơn. Giữa những hà khắc của xã hội, những ngăn cách của mẹ cha, ca dao vượt qua mọi rào cản đó để cất lên tiếng hát của tình yêu.

Thảo Nguyên

Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao về tình yêu, đôi lứa » Hôm qua tát nước đầu đình

Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao về lao động, sản xuất » Hôm qua tát nước đầu đình

Thơ » Việt Nam » Khuyết danh Việt Nam » Thơ dân gian » Ca dao » Ca dao về hôn nhân, vợ chồng » Hôm qua tát nước đầu đình

Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao có thể xem là thể loại chiếm số lượng lớn nhất. Các bài ca dao này cũng rất phong phú về đề tài, nội dung thể hiện như: về sản xuất, sinh hoạt, phong tục văn hoá…nhưng chiếm đại đa số, khoảng sáu mươi phần trăm nội dung của các bài ca dao, đó chính là về đề tài tình yêu lứa đôi của thanh niên nam nữ, đặc biệt là tình cảm ấy rất hồn hậu, trong sáng, hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng chân thành của trai gái yêu nhau và cái mong muốn được tỏ tình, được lên duyên vợ chồng. Vì vậy mà ca dao còn được đánh giá là những: “viên ngọc quý không tì vết”, không hề có sự gia công hay tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Để chứng minh cho điều này, ta sẽ phân tích thông qua bài ca dao “Tát nước đầu đình”.Bài ca dao “Tát nước đầu đình” là một bài ca dao viết về đề tài giao duyên của đôi trai gái yêu nhau. Trong bài ca dao, chàng trai đã rất chân thành bày tỏ mong muốn làm quen, kết duyên vợ chồng với cô gái, trong các bài ca dao thuộc đề tài này thì bối cảnh của câu chuyện thường là do các nhân vật hư cấu như là cái cớ để bày tỏ, dãi bày tâm sự, đôi khi là tỏ tình, cầu duyên. Chàng trai trong bài ca dao này thì viện vào một lí do rất hài hước, đó chính là để quên áo, nhưng là để quên áo trên cành hoa sen:

Hôm qua tát nước đầu đìnhBỏ quên chiếc áo trên cành hoa senNhặt được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà

Nhân vật trữ tình trong bài ca dao này là một chàng trai, anh ta muốn tỏ tình với cô gái trong làng mà anh ta để ý, vì vậy anh ta đã tìm ra bối cảnh để dãi bày cái tâm sự ấy. Ở đây, anh ta tìm cớ là đi tát nước ở đầu đình, và khi về thì bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sẽ. Ta sẽ phát hiện ngay ra điểm vô lí ở đây, đó là hoa sen đâu có cành, người ta muốn vắt áo thì sẽ tìm một nơi khác chắc chắn hơn chứ không tìm một nơi yếu ớt như hoa sen, vả lại chiếc áo cũng có thể rơi xuống nước bất cứ lúc nào. Thế mới nói, ca dao là sự phản ánh rất tự nhiên, hồn hậu, như một viên ngọc không tì vết. Bởi ở trong bài ca dao này, mục đích anh ta hướng đến là hai câu thơ sau, chứ đâu có kể nể, dãi bày về việc mất áo.Mất áo là cái cớ để tỏ tình: “Nhặt được thì cho anh xin/ Hay là em giữ làm tin trong nhà”. Chàng trai đã khẳng định là cô gái đã nhặt được cái áo, anh ta cũng bày tỏ ý định muốn xin lại, nhưng đấy cũng không phải lời nói thật lòng, chỉ là cái cớ để anh ta hỏi dò về tâm ý của cô gái đối với tấm chân tình của mình “Hay là em giữ làm tin trong nhà”, đây là một câu nghi vấn, chàng trai muốn ở cô gái một câu trả lời, một lời giải đáp cho tâm ý của anh ta. Và chỉ đến ngay câu thơ sau thôi, chàng trai đã bộc bạch hết tâm ý, cũng như tình cmar của mình đối với cô gái, nhưng cách nói rất ý nhị, kín đáo chứ không thẳng tuột, rõ ràng:
Áo anh sứt chỉ đường tàVợ anh chưa có, mẹ già chưa khâuÁo anh sứt chỉ đã lâuMai mượn cô ấy về khâu cho cùng

Khâu rồi anh sẽ trả công

Tuy là lời tỏ tình nhưng vô cùng kín đáo, vẫn mượn chiếc áo, chàng trai nói những lời ý chỉ về tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái, chàng trai đã viện cớ rằng áo bị sứt chỉ, mẹ già chưa thể khâu mà anh ta cũng chưa có vợ nên chiếc áo đã bị rách trong tình trạng như vậy rất lâu rồi. “Sứt chỉ đường tà” ở đây có thể hiểu là chàng trai đã mến mộ, yêu thầm cô gái từ rất lâu, nhưng có lẽ đến bây giờ mới có đủ can đảm để tỏ tình, nhưng anh chàng vẫn còn rất bất an bởi không biết cô gái có đồng ý hay không. Vì vậy đây tiếp tục là một câu hỏi dò về tình cảm của cô gái dành cho mình. Và anh ta cũng đã mạnh dạn dãi bày “Khâu rồi anh sẽ trả công”, với cách nói hình ảnh này thì ta nên hiểu theo nghĩa bóng của nó hơn là nghãi bề mặt, rằng nếu cô gái đồng ý thì chàng trai sẽ hết lòng yêu thương, chung thuỷ với cô gái.
Đến lúc lấy chồng anh sẽ giúp choGiúp cho một thúng xôi vòMột con lợn béo một vò rượu tăm

Giúp cho đôi chiếu em nằm

Và nếu cô gái chịu khâu áo giúp mình thì chàng trai sẽ dốc lòng báo báo công lao ấy, lúc cô gái lấy chồng anh ta sẽ giúp cho một thúng xôi vò, một con lợn béo, vò rượu tăm, chiếu để cho cô gái nằm. Ta có thể nhận thấy đây là những lễ vật rất có giá trị cho ngày cưới của cô gái. Ở đây ta có thể hiểu theo hai cách, cách thứu nhất đó là những vật này cũng là lễ vật mà chàng trai sẽ mang đến hỏi cưới cô gái, nếu như cô gái thuận lòng kết duyên cùng anh ta, hiểu theo cách khác lại thấy được tấm lòng của chàng trai đối với cô gái, thấy được sự chung thuỷ của chàng trai, dù cô gái không lấy mình thì cũng hết lòng chúc phúc “Giúp cho quan tám tiền cheo/ Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”. Tuy nhiên, hai câu thơ cuối cùng lại làm cho ta nghiêng về cách hiểu thứ nhất hơn, bởi nó chính xác là những lễ vật dùng cho đám hỏi.

Như vậy, ca dao thường dùng những hình ảnh, những sự việc ngỡ như rất vô tình và không hề liên quan ấy để nói lên cái hữu tình của nhân vật trữ tình. Khi xưa các chàng trai thường dùng những câu ca dao đầy ý nhị để ướm hỏi, thử lòng các cô gái mà mình yêu. Vì vậy mà ca dao được xem như một viên ngọc sáng, đầy tự nhiên, chân thành yêu thì nói, thích thì sẽ tỏ tình, đúng với sự trong sáng của tình yêu.