Hướng dẫn 105 về xét kỷ niệm chương

Đối tượng xét tặng Kỷ niệm chương gồm: 1. Cá nhân là cán bộ, chiến sỹ, công nhân Công an nhân dân; 2. Cá nhân có nhiều thành tích trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự; 3. Cá nhân có thời gian phục vụ trong lực lượng Công an xã, thị trấn [không là lực lượng Công an chính quy], lực lượng bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp; 4. Cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều thành tích, công lao đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội. 5. Cá nhân có quá trình cộng tác với lực lượng Công an nhân dân.

Dự thảo quy định việc xét tặng Kỷ niệm chương trong lực lượng Công an nhân dân theo tiêu chuẩn như sau: Cá nhân là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có thời gian công tác trong lực lượng Công an nhân dân từ 05 năm trở lên nhưng không đủ tiêu chuẩn tặng thưởng Huy chương “Chiến sỹ vẻ vang hạng Ba” thì trước khi nghỉ công tác hoặc chuyển ngành, chuyển công tác khác được xem xét, tặng Kỷ niệm chương.

Tiêu chuẩn xét tặng Kỷ niệm chương trong phong trào Bảo vệ an ninh Tổ quốc là:

  1. Cá nhân là lãnh đạo, cấp ủy các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; lãnh đạo, cấp ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều thành tích trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự và trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
  1. Cá nhân là lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền các quận, huyện và tương đương; lãnh đạo các đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội; lãnh đạo các doanh nghiệp, trường học, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước có nhiều thành tích trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; cơ quan, đơn vị, địa phương do cá nhân phụ trách không có tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội, không xảy ra các vụ việc nghiêm trọng về an ninh, trật tự. Cá nhân giữ một trong các chức vụ trên từ 5 năm trở lên [tính đến thời điểm đề nghị] và đã có ít nhất một lần được Ủy ban nhân dân hoặc Công an các cấp khen thưởng về thành tích bảo vệ an ninh Tổ quốc.
  1. Cá nhân là Trưởng, Phó Trưởng Công an xã, thị trấn, Công an viên [nơi không bố trí Công an chính quy]; tham gia Tổ bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước có thời gian công tác từ 15 năm trở lên đối với nam, 10 năm trở lên đối với nữ, khi đã hoàn thành nhiệm vụ, nghỉ công tác thì được xét tặng Kỷ niệm chương.
  1. Cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế với Bộ Công an Việt Nam trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc; các trường hợp đặc biệt khác có thành tích xuất sắc đột xuất trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.

ể triển khai thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư về tổ chức nghiên cứu quán triệt Nghị quyết Trung ương 3 - khóa X, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu :

1/ Ban Tư tưởng - Văn hóa Thành ủy :

- Chủ trì, phối hợp với Ban An ninh Nội chính Thành ủy, trường Cán bộ Thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức học tập, nghiên cứu quán triệt Nghị quyết này và Chương trình hành động của Thành ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 - khóa X [sẽ ban hành sau]. Tham mưu giúp Ban Thường vụ Thành ủy tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt Thành phố trong tháng 10/2006 để phổ biến, quán triệt Nghị quyết và Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền rộng rãi nội dung Nghị quyết đến nhân dân.

2/ Các quận - huyện ủy, đảng ủy cấp trên cơ sở và cơ sở trực thuộc, đảng đoàn, ban cán sự đảng tổ chức quán triệt Nghị quyết và 2 luật trên tới chi bộ; đồng thời chủ động xây dựng và triển khai Chương trình hành động của địa phương, đơn vị mình thực hiện Nghị quyết Trung ương một cách thiết thực, cụ thể.

Căn cứ Quy chế khen thưởng của tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định số 1564/QĐ-TLĐ ngày 24/12/2014 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động [LĐLĐ] Việt Nam; Hướng dẫn số 149/HD-TLĐ ngày 04/02/2015 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam về việc hướng dẫn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn”, Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục [CĐGD] Việt Nam hướng dẫn xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” như sau:

  1. Hình thức, mục đích tặng Kỷ niệm chương

Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” là hình thức khen thưởng của tổ chức Công đoàn Việt Nam để tặng và ghi nhận công lao, cống hiến của các cá nhân đã có nhiều thành tích góp phần xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam.

II. Nguyên tắc xét và tặng Kỷ niệm chương

1. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” được xét tặng hàng năm vào dịp kỷ niệm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam [28/7], hoặc nhân dịp Đại hội CĐGD Việt Nam.

2. Việc tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” thực hiện đúng đối tượng, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và trao tặng Kỷ niệm chương được quy định tại hướng dẫn này phải đảm bảo chính xác, công bằng, dân chủ, công khai và kịp thời.

3. Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” được tặng một lần cho các cá nhân. Những người đã được tặng Huy chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” thì không xét tặng Kỷ niệm chương.

4. Không xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân đang trong thời gian thi hành kỷ luật. Thời gian chịu hình thức kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.

5. Chưa xét tặng Kỷ niệm chương đối với cá nhân đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc liên quan đến các vụ án mà chưa có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

III. Đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện xét tặng Kỷ niệm chương

1. Đối tượng, tiêu chuẩn

  1. Cá nhân công tác trong tổ chức Công đoàn:

- Cán bộ công đoàn chuyên trách [cán bộ công tác tại Cơ quan CĐGD Việt Nam, hoặc cán bộ công tác tại các công đoàn cơ sở [CĐCS] và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hưởng lương từ nguồn tài chính công đoàn]; ủy viên Ban Chấp hành CĐCS trở lên có thời gian công tác công đoàn liên tục, hoặc không liên tục cộng dồn từ đủ 20 năm công tác công đoàn trở lên. Thời gian tham gia công tác công đoàn không chuyên trách được nhân hệ số 1,5 để tính xét tặng; thời gian tham gia công tác công đoàn không chuyên trách trong các CĐCS tại các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước được nhân hệ số 2 để tính xét tặng.

- Cán bộ CĐCS, cấp trên trực tiếp cơ sở và cán bộ công đoàn trong ngành là ủy viên Ban Chấp hành CĐGD Việt Nam, ủy viên Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ủy viên Ban Chấp hành và ủy viên Ủy ban kiểm tra Tổng LĐLĐ Việt Nam liên tục 02 khóa.

- Cán bộ công đoàn trong ngành giữ chức danh Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam trọn 01 khóa.

  1. Cá nhân có công lao đóng góp xây dựng tổ chức Công đoàn

Cá nhân có công lao trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp công tác, hoặc hỗ trợ góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn có thời gian giữ chức vụ từ đủ 5 năm trở lên gồm:

- Cấp cơ sở: Bí thư, phó bí thư Đảng ủy; chủ tịch Hội đồng quản trị; giám đốc, hiệu trưởng; Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các đơn vị, trường học, doanh nghiệp có số lượng từ 1000 đoàn viên công đoàn trở lên.

- Cấp trên trực tiếp cơ sở: Bí thư, phó bí thư đảng ủy; giám đốc, phó giám đốc các Đại học Quốc gia, Đại học Vùng; chức danh cấp trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội của Đại học Quốc gia, Đại học Vùng.

- Cấp Trung ương: Lãnh đạo Cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo [Bộ trưởng, thứ trưởng; ủy viên Ban cán sự Đảng; vụ trưởng, cục trưởng; viện trưởng và tương đương trở lên].

  1. Cá nhân là người nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài có công xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị với CĐGD Việt Nam và công đoàn các đơn vị trực thuộc CĐGD Việt Nam, lập hồ sơ đề nghị CĐGD Việt Nam xem xét, trình Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định.
  1. Trường hợp đặc biệt, cán bộ, nhà giáo và người lao động trong ngành có hành động dũng cảm hy sinh vì sự nghiệp xây dựng CĐGD Việt Nam, lập hồ sơ đề nghị CĐGD Việt Nam xem xét, trình Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam quyết định truy tặng.

2. Điều kiện

  1. Đối với cá nhân công tác trong tổ chức Công đoàn:

- Trong thời gian xét tặng Kỷ niệm chương, phải có 03 năm liên tục liền kề với năm đề nghị xét tặng hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, công đoàn được giao.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch CĐCS, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được xét tặng Kỷ niệm chương khi có 03 năm liên tục CĐCS được công nhận vững mạnh, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đạt loại tốt liền kề với năm đề nghị tặng Kỷ niệm chương.

  1. Đối với cá nhân có công lao đóng góp xây dựng tổ chức Công đoàn

Trong thời gian xét tặng Kỷ niệm chương phải có 05 năm liền kề với năm đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương có thành tích trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp công tác góp phần đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách với cán bộ, nhà giáo và người lao động theo quy định của pháp luật và bảo đảm điều kiện cho tổ chức Công đoàn hoạt động theo Luật Công đoàn Việt Nam.

  1. Đối với các cá nhân khác

Có thành tích xuất sắc trong việc củng cố quan hệ hợp tác, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn ngành.

IV. Hồ sơ đề nghị, quy trình tiếp nhận, thẩm định xét tặng và tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương

1. Hồ sơ đề nghị tặng Kỷ niệm chương gồm:

- Tờ trình đề nghị của đơn vị theo mẫu [phụ lục số 1];

- Danh sách đề nghị xét tặng kỷ niệm chương theo mẫu [phụ lục số 2, 3];

- Bản khai cá nhân đề nghị xét tặng Kỷ niệm chương có xác nhận của công đoàn cơ sở theo mẫu [phụ lục số 4].

- Hồ sơ lập 02 bộ, 01 bộ gửi CĐGD Việt Nam, 01 bộ lưu tại đơn vị đề nghị.

2. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và quyết định tặng Kỷ niệm chương

  1. Ban Thường vụ công đoàn các đơn vị trực thuộc CĐGD Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn, thẩm định, xét duyệt hồ sơ và tổng hợp danh sách trình CĐGD Việt Nam.
  1. Giao cho Ban Tổ chức CĐGD Việt Nam chịu trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp danh sách trình Hội đồng thi đua CĐGD Việt Nam xét duyệt và thẩm định hồ sơ đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét tặng Kỷ niệm chương. Hồ sơ của các đơn vị nộp về CĐGD Việt Nam [qua Ban Tổ chức] muộn nhất vào ngày 20/6 hằng năm.
  1. Các trường hợp tặng Kỷ niệm chương cho người nước ngoài giao cho Ban Tổ chức CĐGD Việt Nam chịu trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp danh sách báo cáo Hội đồng thi đua CĐGD Việt Nam xem xét, gửi Ban Đối ngoại và Ban Tổ chức Tổng LĐLĐ Việt Nam thẩm định hồ sơ trình Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam xem xét quyết định.

3. Tổ chức trao tặng Kỷ niệm chương

- Việc trao tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân phải được tổ chức trang trọng tại các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc công đoàn cấp cơ sở.

- Thời gian tổ chức trao tặng vào dịp kỷ niệm ngày thành lập CĐGD Việt Nam [22/7], ngày thành lập Công đoàn Việt Nam [28/7] hằng năm hoặc hội nghị, đại hội công đoàn.

  1. Các quy định khác

1. Quyền và trách nhiệm của các cá nhân được tặng Kỷ niệm chương

- Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương được nhận Kỷ niệm chương, giấy chứng nhận theo Quyết định của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam và tiền thưởng theo quy định.

- Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương có trách nhiệm giữ gìn, tiếp tục phát huy truyền thống, đóng góp xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng lớn mạnh.

2. Xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc tặng Kỷ niệm chương chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đề nghị xét tặng.

- Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về việc xét tặng Kỷ niệm chương theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo; Luật Thi đua khen thưởng hiện hành. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định của pháp luật.

VI. Tổ chức thực hiện

Hướng dẫn này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về CĐGD Việt Nam [qua Ban Tổ chức] – số 02 Trịnh Hoài Đức, Hà Nội; điện thoại: 043 8230016; email: bantochuc@congdoangdvn.org.vn hoặc địa chỉ “tochuc” trên trang lãnh đạo website congdoangdvn.org.vn./.

Chủ Đề