Hướng dẫn cách cho con bú nằm năm 2024

Tư thế cho con bú đúng sẽ giúp trẻ nhỏ hấp thu nguồn sữa mẹ tốt nhất, giảm các nguy cơ hóc sặc, đầy hơi… Nhưng cho con bú với tư thế nào mới là đúng và thoải mái cho cả mẹ và con? Hãy cùng tìm hiểu tư thế cho con bú đúng cách trong bài viết này mẹ nhé.

Để có tư thế cho con bú đúng, các mẹ nên ngồi ở tư thế thoải mái. Mẹ bế bé bằng 2 tay sao cho mặt bé đối diện với vú mẹ, và đầu với thân phải thẳng hàng. Khi cho ngậm ti, nên áp sát bé vào người, bụng bé sát bụng mẹ và cằm bé phải chạm vào vú mẹ. Miệng bé cần há to và ngậm hết cả vùng quầng ngực để sữa có thể ra dễ dàng hơn. Mẹ có thể kê thêm một chiếc gối mềm để đỡ cổ của bé không bị mỏi.

Mẹ nên cho bé bú hết một bầu sữa rồi mới chuyển qua bầu còn lại. Việc này vừa giúp bé có thể bú được sữa cuối (lượng sữa giàu dinh dưỡng nhất) vừa kích thích giúp vú sản sinh ra lượng sữa mới.

Nguyên tắc đơn giản nhất khi cho con bú mà các mẹ cần nhớ là giữ đầu và lưng của bé thẳng hàng, mặt của bé hướng thuận vào bầu vú. Tư thế này sẽ giúp con bú dễ dàng, thoải mái nhất. Mẹ có thể tham khảo một vài tư thế cho con bú đúng cách dưới đây:

Hướng dẫn cách cho con bú nằm năm 2024
Tư thế cho con bú ngồi: Mẹ ngồi thẳng lưng, kê gối vào lưng bé.

Hướng dẫn cách cho con bú nằm năm 2024
Tư thế cho con bú nằm: Mẹ và bé nằm song song, miệng bé ngang tầm quầng vú mẹ

Hướng dẫn cách cho con bú nằm năm 2024
Tư thế cho con bú nằm ngang: Mẹ bế và đỡ lưng bé, giữ đầu và lưng của bé thẳng, bé hướng mặt vào quầng vú mẹ

2/ Sai lầm cần tránh khi cho con bú:

Để bé ngậm mỗi đầu ti khi bú là tư thế hoàn toàn sai khi cho bé bú. Cách làm này khiến bé phải ngậm chặt đầu ngực để hút sữa. Lâu dần khiến sữa không thể thoát ra và cũng làm mẹ cảm thấy đau. Bé gắng sức nhưng lại không mút được nhiều sữa, sẽ dẫn đến chán bú và ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ, mẹ có nguy cơ bị dứt sữa sớm.

Hướng dẫn cách cho con bú nằm năm 2024
So sánh cách bé ngậm bắt vú đúng và sai cách

Các mẹ cũng nên chú ý đến việc đảm bảo đầu, cổ của con thẳng hàng. Nhiều mẹ chỉ bế mỗi phần đầu bé, còn phần thân thì bế lỏng lẻo, hoặc bế con nằm ngửa và quay mặt của con vào bầu vú. Điều này khiến cổ của bé bị trẹo, rất khó nuốt sữa, bé sẽ mệt mỏi và quấy khóc nhiều. Lâu dài, con sẽ chán bú và bỏ bú khi tư thế cho con bú của mẹ không đúng.

Trong một vài tuần đầu sau sinh, việc phải cho bé bú sau mỗi 2 đến 3 giờ một lần có thể khiến nhiều mẹ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Vì vậy, nhiều mẹ thường chọn cách cho con bú nằm để được nghỉ ngơi, cảm thấy thư giãn hơn mà vẫn đảm bảo trẻ sơ sinh được bú đúng cữ.

Trên thực tế, tư thế cho bé bú nằm thường là nằm nghiêng. Mặc dù việc điều chỉnh tư thế cho con bú nằm không gây nhiều khó khăn nhưng nhiều mẹ sinh con lần đầu sẽ chưa biết cách thực hiện như thế nào cho đúng. Trong bài viết sau, bạn có thể tham khảo chi tiết các bước cho bé bú khi nằm đảm bảo sự thoải mái nhưng vẫn giúp trẻ bú mẹ được dễ dàng.

Những trường hợp mẹ nên chọn tư thế cho bé bú nằm

Nhìn chung, mẹ có thể chọn cách cho con bú nằm trong nhiều trường hợp khác nhau. Mặc dù cho con bú khi ngồi thường là tư thế phổ biến nhưng không thể phủ nhận, có những lúc việc nằm cho bé bú có thể rất tuyệt vời và hữu ích, đặc biệt là trong những trường hợp như:

Sau sinh mổ

Nằm nghiêng cho con bú là một trong những tư thế phù hợp với các mẹ sinh mổ. Có thể nói, việc áp dụng cách cho con bú nằm sẽ giúp bạn cho con bú thoải mái hơn một chút vì ở tư thế này, trẻ sơ sinh gần như không đè lên vết mổ của mẹ.

Khi mẹ không cảm thấy thoải mái với việc ngồi cho bú

Nhiều mẹ thường cảm thấy không thoải mái khi ngồi cho con bú, có thể vì mẹ chưa quen với vòng 1 quá lớn sau sinh hoặc ngồi trong thời gian dài có thể gây mỏi lưng, cổ và cánh tay. Trong trường hợp này, việc đổi sang tư thế nằm nghiêng cho con bú sẽ giúp mẹ thấy dễ chịu hơn.

Mẹ vẫn còn ở bệnh viện

Hướng dẫn cách cho con bú nằm năm 2024

Thời gian nằm viện sau sinh là giai đoạn mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều. Do đó, việc áp dụng tư thế cho con bú nằm nghiêng sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời, mẹ cũng có thể tranh thủ nhờ đến sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc y tá để biết rõ và áp dụng đúng cách cho con bú nằm.

Cách cho con bú nằm thường hữu ích khi mẹ cần cho bé bú đêm

Trẻ sơ sinh thường cần được cho bú sau mỗi 2 đến 3 giờ nên bạn không tránh khỏi việc phải dậy cho trẻ bú đêm. Do đó, việc áp dụng tư thế bú nằm cho trẻ sơ sinh có thể giúp mẹ được thoải mái hơn và không quá mệt mỏi khi thức đêm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc cho trẻ sơ sinh ngủ chung giường với mẹ có thể không an toàn. Do đó, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị rằng bạn nên đặt bé trở lại cũi hoặc nôi của trẻ khi kết thúc mỗi cữ bú.

Mẹ tiết quá nhiều sữa

Nếu nguồn sữa mẹ dồi dào và mẹ tiết sữa quá nhanh, cách cho con bú nằm nghiêng có thể giúp trẻ kiểm soát được dòng sữa. Khi mẹ nằm nghiêng, trọng lực sẽ ít ảnh hưởng đến phản xạ xuống sữa (milk letdown) và có thể giúp sữa thừa chảy ra khỏi khóe miệng của em bé dễ dàng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Hướng dẫn chi tiết cách cho con bú nằm

Hướng dẫn cách cho con bú nằm năm 2024

Một trong những lợi ích tốt nhất của việc cho con bú ở tư thế nằm là các mẹ có cơ hội được nghỉ ngơi trong khi bé bú mẹ. Sau đây là hướng dẫn đơn giản giúp mẹ biết cách cho con bú nằm đảm bảo sự thoải mái và bé bú mẹ dễ dàng:

  • Đầu tiên, đặt bé nằm trên giường lớn, ghế sofa hoặc sàn nhà có lót thảm. Nếu chọn nằm trên giường, bạn cần lưu ý để chăn, gối ở xa mặt của bé để hạn chế rủi ro.
  • Tiếp theo, mẹ nằm xuống cạnh em bé. Bạn cần chọn tư thế nằm nghiêng và kê một chiếc gối dưới đầu, đảm bảo gối không ở gần trẻ. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm gối tựa lưng hoặc kê giữa hai chân nếu điều đó khiến bạn cảm thấy thoải mái.
  • Đặt một cánh tay của bạn nằm dưới đầu hoặc chiếc gối mà bạn đang kê. Sử dụng cánh tay còn lại để đỡ và hướng đầu bé về phía ngực của mẹ, miệng bé đối diện với núm vú và đầu gối của bé sẽ sát với hông của mẹ. Bạn cũng có thể dùng thêm gối đặt sau lưng bé để hỗ trợ và ngăn bé dịch chuyển ra xa trong lúc cho bú.
  • Kiểm tra và đảm bảo tai, vai và hông của bé nằm trên một đường thẳng. Điều này sẽ giúp trẻ bú mẹ dễ dàng hơn.
  • Khi đưa bé về phía vú mẹ, nếu trẻ không há miệng thì bạn nên dùng ngón tay hoặc núm vú chạm nhẹ vào má, môi của trẻ để kích thích phản xạ mở miệng tìm vú mẹ. Đối với trẻ sơ sinh lớn hơn một chút, mẹ có thể yên tâm rằng bé thường sẽ chủ động ngậm vú một cách tự nhiên.
  • Cuối cùng, khi bé đã bú đủ ở một bên vú, bạn có thể lặp lại các bước kể trên đối với bên vú còn lại.

Một số lưu ý cần biết khi cho con bú ở tư thế nằm nghiêng

Hướng dẫn cách cho con bú nằm năm 2024

Mặc dù cách cho con bú nằm có thể lý tưởng trong một số trường hợp nhưng mẹ vẫn cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Bạn hãy dành chút thời gian để kiểm tra trẻ bú đúng khớp ngậm chưa. Nếu khớp ngậm không đúng, chẳng hạn như bạn cảm thấy đau khi bé bú, không nghe tiếng trẻ nuốt sữa… hãy dùng ngón tay tách miệng bé ra khỏi đầu vú và thử lại. Khi bé đã bú đúng khớp ngậm, bạn có thể thư giãn và tiếp tục cho bé bú.
  • Đôi khi, mẹ có thể cảm thấy sữa không chảy ra ngoài hết khi cho con bú ở tư thế nằm nghiêng. Khi sữa tồn đọng trong vú thì có thể dẫn đến căng sữa, tắc tia sữa. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc chủ động vắt sữa bằng tay hoặc ngồi dậy để cho bé bú.
  • Dù đang cho con bú ở tư thế nằm rất thoải mái, mẹ cũng nên lưu ý rằng luôn đảm bảo sự tỉnh táo vì trẻ sơ sinh dễ gặp hội chứng đột tử (SIDS) hơn khi ngủ chung giường với người lớn hoặc khi có nhiều chăn mền xung quanh.

Thời gian đầu sau sinh, các mẹ thường không tránh khỏi sự mệt mỏi nên sẽ chọn cách cho con bú nằm trong một số trường hợp để thư giãn, nghỉ ngơi tốt hơn. Mặc dù mẹ vẫn có thể chọn tư thế nằm nghiêng đối với bé mới sinh nhưng vẫn cần hết sức thận trọng để đảm bảo an toàn. Nếu gặp khó khăn với việc cho con bú, mẹ đừng ngần ngại nhờ đến sự giúp đỡ của y tá hoặc bác sĩ nhé!