Hướng dẫn cài đặt đấu thầu benh vien

Trong hoạt động cung cấp thuốc cho bệnh viện, việc đấu thầu là một trong những hoạt động quan trọng nhằm tìm kiếm nhà thầu cung cấp thuốc có chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý nhất. Tuy nhiên, quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện là một quá trình phức tạp và yêu cầu sự chuyên môn, kinh nghiệm và kiến thức về pháp luật về đấu thầu. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện, từ các bước chuẩn bị, triển khai cho đến quản lý và đánh giá kết quả đấu thầu.

Đấu thầu thuốc là gì?

Đấu thầu thuốc là quá trình chọn lựa nhà thầu cung cấp thuốc cho bệnh viện thông qua một quy trình đấu thầu có tính minh bạch, công khai, chất lượng và hiệu quả. Quá trình đấu thầu này sẽ bao gồm nhiều bước, bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ đấu thầu, công bố thông tin đấu thầu, tiếp nhận hồ sơ, chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng và quản lý thực hiện hợp đồng. Mục đích của đấu thầu thuốc là tìm kiếm nhà thầu cung cấp thuốc có chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý nhất để phục vụ cho nhu cầu điều trị của bệnh nhân và giúp cho việc quản lý thuốc tại bệnh viện được tối ưu hóa.

Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.

Hướng dẫn cài đặt đấu thầu benh vien

Đấu thầu thuốc là gì?

Đối tượng áp dụng đấu thầu thuốc :

  • các bệnh viện công, bệnh viện đa khoa tuyến huyện trở lên, các trung tâm y tế, các phòng khám chuyên khoa, cơ sở y tế có quy mô lớn
  • Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động đấu thầu thuốc.
  • Cơ sở y tế tư nhân tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Các hình thức đấu thầu thuốc tại bệnh viện

Pháp luật quy định việc đấu thầu thuốc tại các bệnh viện phải theo thông tư 15 đấu thầu thuốc ban hành ngày 11 tháng 7 năm 2019, và được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 15/2021/TT-BYT ban hành ngày 24 tháng 09 năm 2021 của Bộ Y tế.

Các hình thức đâu thầu thuốc (hay chính là các hình thức lựa chọn nhà thầy trong đấu thầu thuốc) tại bệnh viện hiện nay, bao gồm:

  • Đấu thầu rộng rãi: Bệnh viện thông báo đấu thầu và mời tất cả các nhà cung cấp đăng ký tham gia đấu thầu. Đây là phương thức lựa chọn nhà cung cấp thuộc tại bệnh viện phổ biến nhất.
  • Đấu thầu hạn chế: Bệnh viện chọn một số nhà cung cấp tiềm năng và mời họ tham gia đấu thầu. Phương thức này được sử dụng khi số lượng nhà cung cấp tiềm năng không quá nhiều.
  • Mua sắm trực tiếp: Bệnh viện lựa chọn một số nhà cung cấp để đề nghị trực tiếp báo giá sản phẩm hoặc dịch vụ. Phương thức này được sử dụng khi số lượng nhà cung cấp tiềm năng rất ít hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ đòi hỏi sự đặc biệt.
  • Chỉ định thầu Bệnh viện lựa chọn một nhà cung cấp thương mại duy nhất để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ. Phương thức này thường được sử dụng khi sản phẩm hoặc dịch vụ chỉ có một nhà cung cấp.
  • Tự thực hiện: Bệnh viện chọn nhà cung cấp mà không cần đấu thầu hoặc xét duyệt. Phương thức này được sử dụng khi bệnh viện tin tưởng và có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp. Tuy nhiên, phương thức này cũng có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch và kết quả không công bằng.

Hướng dẫn cài đặt đấu thầu benh vien

Các hình thức đấu thầu thuốc tại bệnh viện

Quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện

Theo Thông tư 15/2019/TT-BYT, quy định về quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện sẽ có 3 bước. Dựa trên quy trình này, mỗi bệnh viện sẽ có cách thực hiện và tiến độ thời gian khác nhau. Tuy nhiên, có một số bước chung thường được áp dụng trong quy trình này, bao gồm:

Bước 1: Tiến hành lập kế hoạch lựa chọn nhà cung cấp thuốc

Khi bệnh viện có nhu cầu lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, cơ sở y tế cần căn cứ vào nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu từ dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nguồn thu do cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán, nguồn thu hợp pháp khác của năm trước liền kề và dự kiến nhu cầu sử dụng thuốc trong năm kế hoạch của đơn vị để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm: tên gói thầu, dạng bào chế thuốc, tên thuốc, giá gói thầu, nguồn vốn, hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu, loại hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng.

Trách nhiệm xây dụng kế hoạch và tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc do Thủ trưởng cơ sở y tế thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư 15/2019/TT-BYT và các quy định sau đây:

  • Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục thuốc đàm phán giá: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế xây dựng theo thông báo của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm.
  • Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương: Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập căn cứ nhu cầu sử dụng thuốc của các cơ sở y tế xây dựng theo thông báo của Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm.
  • Đối với các thuốc do cơ sở y tế tự tổ chức lựa chọn nhà thầu: Cơ sở y tế chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc. Kế hoạch được lập định kỳ hoặc đột xuất khi có nhu cầu. Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa 12 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc.
  • Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục thuốc đàm phán giá: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Chương IV và Chương V Thông tư 15/2019/TT-BYT.
  • Đối với thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương: Đơn vị mua sắm thuốc tập trung cấp địa phương có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Chương IV Thông tư 15/2019/TT-BYT.
  • Đối với thuốc ngoài Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương và Danh mục thuốc đàm phán giá: Cơ sở y tế có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy định tại Chương III Thông tư 15/2019/TT-BYT.

Hướng dẫn cài đặt đấu thầu benh vien

Quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện

Bước 2: Thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu

Tiến hành lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu để gửi đến các đơn vị chủ trì thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Đơn vị sẽ thực hiện thẩm định và lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầy, hồ sơ yêu cầu trình gửi Thủ trưởng cơ sở y tế xem xét phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đã được lập và thẩm định bởi đơn vị thẩm định.

Bước 3: Tiến hành tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc

Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và nộp bảo đảm dự thầu theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu nhằm đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật đấu thầu hiện hành.

Bên mời thầu thực hiện đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo phương pháp, tiêu chuẩn, quy trình theo yêu cầu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật đấu thầu hiện hành.

  • Tiến hành thương thảo hợp đồng và đề xuất trúng thầu
  • thẩm định và trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu
  • phê duyệt và thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu
  • ký kết hợp đồng, bảo đảm thực hiện hợp đồng và sử dụng thuốc đã trúng thầu.

Phương thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc

Theo Thông tư 15/2021/TT-BYT có nêu rõ, có 2 phương thức lựa chọn nhà thầu trong đấu thầu thuốc là:

Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.

Áp dụng trong các trường hợp:

  • Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế nhưng có quy mô nhỏ theo quy định tại Điều 63 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
  • Gói thầu mua thuốc theo hình thức chào hành cạnh tranh
  • Gói thầu mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp
  • Gói thầu mua thuốc theo hình thức chỉ định thầu thông thường

Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.

Áp dụng trong các trường hợp:

  • Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế có giá gói thầu trên 10 tỷ đồng
  • Gói thầu mua thuốc theo hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng nhưng thuốc đó cần được lựa chọn trên cơ sở kết hợp giữa chất lượng và giá.

Tải Ngay Mẫu Hồ sơ đấu thầu thuốc theo thông tư 08/2022/TT-BKHĐT

Theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT các mẫu hồ sơ mời thầu qua mạng có rất nhiều phụ lục kèm theo nhằm thay thế các mẫu hồ sơ mời thầu trước đây. Cụ thể đối với hồ sơ đấu thầu thuốc theo thông tư 08/2022/TT-BKHĐT có 2 mẫu:

  • Mẫu số 7A sử dụng để lập E-HSMT áp dụng cho phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: Tải ngay
  • Mẫu số 7B sử dụng để lập E-HSMT áp dụng cho phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: Tải ngay

Hướng dẫn cài đặt đấu thầu benh vien

Để chuẩn bị hồ sơ đấu thầu thuốc theo Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT, bạn cần bao gồm các tài liệu sau:

  • Phiếu đăng ký dự thầu: Tải mẫu tại Điều 18 Thông tư 08/2022/TT-BKHĐT, hoàn thiện và ký tên.
  • Thư mời dự thầu: Là một bức thư chứa thông tin về yêu cầu của bệnh viện, cụ thể là thông tin về thuốc cần thiết, tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện cung cấp. Thư mời dự thầu cần được gửi đến tất cả các nhà cung cấp được chọn để tham gia đấu thầu.
  • Hồ sơ năng lực của nhà cung cấp: Hồ sơ năng lực của nhà cung cấp bao gồm các thông tin như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động, bằng cấp và chứng chỉ chất lượng sản phẩm.
  • Hồ sơ chào giá: Hồ sơ chào giá bao gồm giá bán, các điều kiện thanh toán và điều kiện vận chuyển sản phẩm. Giấy tờ khác: Bao gồm các giấy tờ pháp lý như chứng minh thư nhân dân của người đại diện cho nhà cung cấp, giấy chứng nhận đóng thuế, giấy chứng nhận đóng bảo hiểm xã hội và giấy tờ khác liên quan đến đấu thầu.