Hướng dẫn chương trình lễ đính hôn

Để đảm bảo đám hỏi diễn ra suôn sẻ, chuẩn bị kịch bản chương trình lễ ăn hỏi là điều không thể thiếu. Với kịch bản sẵn có, chương trình lễ đám hỏi sẽ được đảm bảo, tránh tình trạng bỏ sót hay mất quá nhiều thời gian vào một nghi thức nào đó.

Kịch bản chương trình lễ ăn hỏi cụ thể, chi tiết sẽ giúp người đại diện gia đình hai bên nhà gái và nhà trai phát biểu suôn sẻ hơn. Nếu bạn đang còn bí ý tưởng, không biết xây dựng chương trình lễ đính hôn như thế nào thì hãy tham khảo ngay gợi ý dưới đây của CELEB Wedding nhé!

Ai là người viết kịch bản chương trình lễ ăn hỏi?

Để đảm bảo đám hỏi diễn ra suôn sẻ, kịch bản chương trình lễ ăn hỏi cần có sự thống nhất của hai bên gia đình, đặc biệt là trưởng đoàn phát biểu. Bởi lẽ, đây là hai người toàn quyền đại diện phát biểu trong chương trình đám hỏi.

Kịch bản nên được viết tay hay đánh máy cẩn thận

Kịch bản lễ đính hôn nên giao cho người có tài văn vẻ và am hiểu về thủ tục cưới hỏi viết. Điều này sẽ giúp kịch bản phát biểu hay, đúng ý, đảm bảo về mặt thời gian của chương trình lễ đính hôn.

>> Xem thêm: Top 3 cửa hàng váy cưới đẹp hà nội không thể bỏ qua 

Kịch bản chương trình lễ ăn hỏi viết trước bao lâu thì hợp lý?

Nếu ngày đám hỏi được ấn định thời gian thư thả, gia đình có nhiều thời gian chuẩn bị thì viết kịch bản càng sớm càng tốt. Xây dựng kịch bản sớm giúp người phát biểu có thời gian luyện tập, từ ngữ phát biểu được trau chuốt hơn.

Kịch bản nên được chuẩn bị ít nhất khoảng 1 tuần trước đám hỏi

Nếu không có nhiều thời gian rỗi, bạn cũng nên chuẩn bị kịch bản ít nhất khoảng 1 tuần trước đám hỏi. Kịch bản được viết nên được in ra nhiều bản để cho gia đình đọc tham khảo, góp ý.

Kịch bản chương trình lễ ăn hỏi bao gồm những gì?

Như đã khẳng định ở trên, kịch bản càng chi tiết thì người đại diện phát biểu của gia đình hai họ sẽ càng dễ dàng hơn trong khâu chuẩn bị. Vì vậy, để giúp bạn có một đám hỏi hoàn chỉnh hơn về mặt hình thức, CELEB Wedding xin được giới thiệu các nội dung chính trong kịch bản lễ hỏi như sau:

Nhà trai đem lễ vật đến nhà gái

Theo như số lượng tráp mà nhà trai và nhà gái đã thống nhất, đến giờ đẹp đoàn nhà trai sẽ tiến hành bưng tráp sang nhà gái. Đoàn ăn hỏi bao gồm bố mẹ chú rể, đại diện trưởng họ, cô chú trong gia đình…

Trao tráp hỏi của hai gia đình

Khi đến nhà gái, đoàn hỏi nhà trai đi vào theo thứ bậc. Các nam thanh bưng tráp đi sau trưởng đoàn.

Chào hỏi, trao lễ vật

Đây là một trong những nghi thức chính và quan trọng của đám hỏi. Sau khi hai họ chào nhau, đoàn bê tráp nam sẽ trao lễ cho đoàn tráp nữ bưng vào nhà. Sau đó, các nam thanh nữ tú bê tráp sẽ trao phong bao lì xì cho nhau trả duyên.

>>Xem thêm: Bật mí bí quyết mặc váy cưới xẻ tà siêu sexy siêu đẹp

Phát biểu hai bên gia đình

Bài phát biểu sẽ do đại diện gia đình nhà trai và nhà gái [thường là trưởng họ] thực hiện. Nội dung chính của bài phát biểu gồm: giới thiệu đoàn ăn hỏi, lý do giới thiệu sính lễ mang đến, đáp lời từ nhà gái…

Phát biểu đại diện nhà trai

Kính chào gia đình hai họ. Tôi là Nguyễn Văn Bình, là bác của chú rể Nguyễn Minh Thanh, đại diện gia đình nhà trai có đôi lời phát biểu tới nhà gái. Trước lời phát biểu chính, tôi xin phép gửi lời chúc sức khỏe, bình an đến tất cả mọi người. Đoàn ăn hỏi nhà trai chúng tôi gồm tôi là trưởng đoàn, bố mẹ chú rể, các chú, cô của chú rể và một số bạn bè thân thiết.

Đại diện phát biểu nên là người có tài ăn nói

Qua một thời gian tìm hiểu, hai cháu Bình và Lý đã quyết định tiến đến hôn nhân. Hôm nay, gia đình nhà trai chúng tôi có đem đến 5 lễ tráp, mong gia đình nhà gái tác thành hôn lễ cho cháu Thanh và cháu Lý.

Xin cảm ơn!

Phát biểu đại diện nhà gái

Tôi xin tự giới thiệu, tôi là Trần Văn Nam, chú ruột của cô dâu Trần Hải Lý, đại diện nhà gái có đôi lời đáp lễ.

Đầu tiên, gia đình nhà gái chúng tôi rất cảm ơn tấm lòng của nhà trai. Hiểu được tình cảm hai cháu giành cho nhau và được sự cho phép của gia đình, chúng tôi xin nhận cháu Thanh là con rể trong nhà. Rất mong hai bên gia đình cũng dạy dỗ, chỉ bảo các cháu, giúp các cháu vun đắp tình cảm, hạnh phúc lâu bền.

Nhận tráp

Đại diện hai gia đình là mẹ cô dâu và chú rể sẽ tiến hành mở tráp và chọn một số lễ vật đặt lên ban thở để thắp hương tổ tiên.

Cô dâu chào hỏi gia đình hai họ, cùng chú rể thắp hương tổ tiên

Chú rể được nhà gái cho phép lên phòng đón cô dâu. Cả hai chào hỏi gia đình hai họ và cùng bố mẹ thắp hương gia tiên.

Bàn bạc lễ cưới

Đám hỏi mang nhiều ý nghĩa trong phong tục cưới của người Việt

Đại diện hai gia đình bàn bạc thống nhất ngày cưới cụ thể. Trong thời gian này, cô dâu, chú rể có thể chụp hình lưu niệm cùng bạn bè.

>> Xem thêm: Váy cưới đơn giản mà đẹp dành cho cô dâu

Nhà gái lại quả cho nhà trai, nhà trai xin phép ra về

Đây là nghi thức cuối cùng của buổi lễ. Tùy thuộc vào phong tục từng nơi mà lại quả ở mỗi vùng miền sẽ có sự khác biệt. Thông thường, nhà gái sẽ chia lại ½ đồ lễ cho nhà trai.

Chương trình lễ ăn hỏi diễn ra bao lâu?

Vì thời gian có hạn, nhất là khi nhà cô dâu cách nhà chú rể khá xa thì các nghi lễ nên thực hiện nhanh gọn, thường trong khoảng 1 – 1 giờ 30 phút. Trường hợp nhà trai ở xa, nhà gái nên mời dùng cơm để tỏ lòng hiếu khách.

Trên đây là một số thông tin tham khảo chia sẻ kịch bản chương trình lễ ăn hỏi của CELEB Wedding. Hy vọng, với gợi ý trên của chúng tôi, gia đình sẽ có thêm một vài gợi ý trong khâu tổ chức đám hỏi của mình.

Tags: chương trình lễ đám hỏichương trình lễ đính hônkịch bản lễ đính hôn

Video liên quan

Chủ Đề