Hướng dẫn ghi sổ nhóm chuyên môn ngữ văn 8

hồ sơ chuyên môn, quy định việc ghi chép, sử dụng và quản lý hồ sơ chuyên môn của: Giáo viên, tổ chuyên môn, bộ phận được giao nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường; Quy định về công tác chuyên môn trong nhà trường.

2. Đối tượng thực hiện Hướng dẫn này là toàn bộ cán bộ, giáo viên Trường THCS TT Vĩnh Tường, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2: Mục đích, yêu cầu:

1. Hướng dẫn nhằm áp dụng thống nhất các quy định về nề nếp hoạt động chuyên môn, hồ sơ sổ sách của cán bộ, giáo viên trong trường. Tạo thuận lợi cho tổ chuyên môn và BGH nhà trường trong việc quản lý, tổ chức và chỉ đạo công tác chuyên môn.

2. Hướng dẫn chuyên môn là cơ sở để Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn tổ chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên trong mỗi tuần, tháng, học kì và năm học. Là căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

3. Mọi cán bộ giáo viên có trách nhiệm thực hiện những nội dung quy định trong Hướng dẫn này và tích cực góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong hoạt động chuyên môn của nhà trường.

Điều 3. Căn cứ để xây dựng Hướng dẫn hoạt động chuyên môn

Căn cứ Điều lệ trưởng Trung học [Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2011/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo] ;

Căn cứ Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo;

Thực hiện Hướng dẫn “Đánh giá, xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập” ban hành theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ;

Căn cứ Công văn số 660/BGDĐT ngày 9/2/2010 của Bộ GD & ĐT hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên và Thông tư số 30/2009/TT-BGD ĐT ngày 22/10/2009 ban hành Hướng dẫn quy định chuẩn nghề nghiệp GV THCS và GV THPT;

Căn cứ Thông tư số 28/2009/TT-BGD&ĐT, ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông;

Căn cứ Công văn số 459/SGD&ĐT–GDTrH-TX ngày 20/9/2011 V/v quy định và hướng dẫn thực hiện hồ sơ sổ sách chuyên môn bậc trung học;

Căn cứ chỉ thị, các thông tư, hướng dẫn, kế hoạch hoạt động năm học của Ngành Giáo dục và tình hình thực tế của nhà trường.

CHƯƠNG II: QUY ĐỊNH VIỆC GHI CHÉP,

SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÍ CÁC LOẠI HỒ SƠ, SỔ SÁCH CHUYÊN MÔN

MỤC I: GIÁO VIÊN

Điều 4: Các loại hồ sơ, sổ sách:

Đối với giáo viên:

1. Giáo án: Gồm giáo án giảng dạy bộ môn/lớp/chính khóa, giáo án dạy học tự chọn, giáo án hướng nghiệp; giáo án Hoạt động GDNGLL; Giáo án lao động; Giáo án sinh hoạt.

2. Kế hoạch giảng dạy;

3. Sổ sử dụng thiết bị [sổ sử dụng thiết bị, sổ nhật ký [đối với phòng học bộ môn]];

4. Sổ báo giảng;

5. Sổ hội họp;

6. Sổ dự giờ;

7. Sổ điểm cá nhân;

8. Sổ bồi dưỡng chuyên môn [Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn; bồi dưỡng thường xuyên theo quy định];

Đối với GVCN: Hồ sơ GVCN gồm có:

  1. Sổ chủ nhiệm [kế hoạch chủ nhiệm tuần, tháng, học kỳ, năm học, ...];
  2. Tài liệu khác [công tác CN, sinh hoạt lớp, biên bản họp lớp …]

Điều 5: Việc ghi chép và sử dụng các loại hồ sơ sổ sách:

Việc ghi chép nội dung ở các loại hồ sơ sổ sách phải ghi bằng bút bi mực màu xanh hoặc đen [riêng các loại hồ sơ lưu tại trường chỉ ghi mực màu đen]. Ghi đầy đủ, đúng thông tin nội dung theo hướng dẫn của từng loại hồ sơ, sổ sách. Những cột, mục nào không có thông tin phải được ghi là “không”. Nếu sửa chữa thông tin phải theo hướng dẫn của từng loại hồ sơ sổ sách và các qui định hiện hành.

Phải có đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định: Giáo án bộ môn giảng dạy, sổ ghi kế hoạch giảng dạy, lịch báo giảng, sổ sinh hoạt chuyên môn, sổ dự giờ, sổ điểm cá nhân, sổ bồi dưỡng thường xuyên, sổ chủ nhiệm [nếu có].

Các loại hồ sơ sổ sách cần được đóng có bìa, bọc, có nhãn ghi đầy đủ tên các đề mục. Phần quy định chi tiết cho từng loại hồ sơ như sau:

  • Đối với giáo viên:

1. Giáo án [bài soạn]:

  • Giáo án [bài soạn] của môn học/khối lớp/ 1quyển;
  • Giáo án [bài soạn] được soạn trước ngày dạy 01 tuần;
  • Soạn trên giấy khổ A4;

- Trình bày giáo án khoa học, rõ ràng, sạch đẹp, đúng cấu trúc của từng bộ môn.

Cần ghi rõ ngày soạn, ngày dạy, tiết thứ, tên bài;

- Nội dung thực hiện theo hướng dẫn giảng dạy của từng môn học;

- Mỗi bài soạn là một tiết dạy, các bài có nhiều tiết thì cần ngắt tiết rõ ràng không được soạn gộp nhiều tiết trong một bài soạn trừ trường hợp đặc biệt;

- Soạn bài đầy đủ theo phân phối ch­ương trình, bài soạn phải tinh giản, phải thể hiện đủ các nội dung cơ bản, bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, tích hợp kỹ năng sống, giảm thiểu năng lượng, môi trường [nếu bài có địa chỉ], làm nổi bật được kiến thức trọng tâm;

- Các tiết dạy ứng dụng CNTT phải thể hiện kịch bản trình chiếu trong giáo án, ghi trong kế hoạch giảng dạy [ngày dạy, dạy lớp? có Gv dự giờ?]

2. Sổ ghi kế hoạch giảng dạy:

  • Sổ kế hoạch giảng dạy của GV theo mẫu chung;
  • Phải có đủ kế hoạch hoạt động năm học, tháng, tuần [có mẫu kèm theo];
  • Thực hiện đầy đủ nội dung theo yêu cầu của từng loại kế hoạch;

- Nêu rõ từng hoạt động để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn [thao giảng, chuyên đề, SKKN, phụ đạo học sinh học yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi] phù hợp với điều kiện và trình độ chung của học sinh từng khối lớp.

3. Kế hoạch sử dụng TBDH:

- Lập kế hoạch sử dụng TBDH từ đầu năm học [dành cho nhà trường và CBTB]

- Ghi đầy đủ nội dung đối với sổ sử dụng thiết bị và nhật ký PHBM.

4. Sổ báo giảng:

  • Lịch báo giảng của GV theo mẫu chung; - Lập kế hoạch báo giảng đầy đủ, thường xuyên, đúng quy định, trùng khớp với sổ ghi đầu bài; Ghi đầy đủ nội dung các cột mục theo quy định. - Cuối mỗi tuần [thứ 6 hoặc thứ 7] giáo viên lấy về để thực hiện việc báo giảng cho tuần tiếp theo và treo lại văn phòng vào thứ 2 hàng tuần. - Nếu ngày nào đó nghỉ mà có tiết dạy cần ghi chú rõ ràng chuyển sang dạy ngày nào? Tới ngày dạy bù cũng cần ghi rõ dạy bù ngày? - Cần lập kế hoạch đồ dùng theo từng tuần, kèm theo lịch báo giảng; 5. Sổ hội họp - Ghi chép đầy đủ nội dung các cuộc họp HĐSP, giao ban đầu tuần … 6. Sổ dự giờ:
  • Sổ dự giờ của GV theo mẫu chung của SGD;
  • Khi dự giờ cần phải ghi đầy đủ nội dung theo mẫu;
  • Khi dự giờ xong cần có nhận xét, đánh giá và ghi điểm theo từng mục;
  • Đánh giá, xếp loại tiết dạy theo công văn số 10227/THPT ngày 11/9/2001. 7. Sổ điểm cá nhân:
  • Ghi đầy đủ và đúng danh sách học sinh theo sổ gọi tên-ghi điểm của lớp, đúng với hệ thống quản lý điểm tại //httt.vinhphuc.edu.vn/;
  • Mỗi bộ môn của một lớp được thể hiện trên cùng một sổ;
  • Việc vào điểm phải đúng kết quả kiểm tra của học sinh, đúng cột điểm; - Việc cập nhật điểm phải thực hiện thường xuyên. Bài kiểm tra thường xuyên, định kì trả sau 07 ngày. Riêng bài tập làm văn trả theo PPCT; - Cơ số điểm cần thực hiện theo quy định chế độ kiểm tra cho điểm của từng bộ môn. - Khi có sự sai sót cần sửa chữa theo đúng quy định. [Lấy bút mực đỏ gạch chéo điểm sai từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải rồi ghi lại điểm đúng bằng mực đỏ lên góc trên bên phải điểm sai] - Việc tính điểm thực hiện theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT. 8. Sổ bồi dưỡng chuyên môn - Thường xuyên làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn: thu thập tư liệu liên quan đến chuyên môn giảng dạy, công tác giáo dục, … lưu trữ vào sổ. - Ghi chép các nội dung khó cần giải quyết trong công tác soạn, giảng và các biện pháp giải quyết của tổ, nhóm CM trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. - Ghi chép hoặc lưu trữ tài liệu thuộc kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của SGD, PGD và của trường theo từng năm học trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên được quy định tại Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 [120 tiết/năm học/ GV] - Ghi chép hoặc lưu trữ nội dung chính SKKN của đồng nghiệp và của bản thân. - Ghi nhận việc đánh giá, nhận xét, xếp loại tiết dạy có GV dự.
  • Hồ sơ giáo viên chủ nhiệm: 1. Sổ chủ nhiệm: [theo mẫu quy định] GVCN hoàn tất theo từng nội dung yêu cầu/ trang [theo từng kế hoạch] và đúng theo thời gian quy định; GVCN cập nhật nội dung yêu cầu/tuần sau sinh hoạt lớp, tổng hợp và ghi vào báo cáo thi đua tuần; 2. Tài liệu khác: GVCN lưu theo thứ tự thời gian, cuối năm học đóng thành tệp. MỤC 2: TỔ CHUYÊN MÔN Điều 6: Các loại hồ sơ, sổ sách:
  • Kế hoạch hoạt động chuyên môn:
    1. Kế hoạch năm học, học kỳ, tháng, tuần;
    2. Kế hoạch thực hiện đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá học sinh;
    3. Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, kém;
    4. Kế hoạch bồi dưỡng HSG, HS năng khiếu [Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật];
    5. Kế hoạch thực hiện chuyên đề, thao giảng;
    6. Kế hoạch kiểm tra nội bộ TCM [hồ sơ sổ sách GV, TTTD, TTCĐ]
    7. Phân công công tác trong tổ;
    8. Theo dõi thực hiện chương trình, phân công dạy bù, dạy thay…
  • Sổ theo dõi hoạt động chuyên môn:
  • Sổ nghị quyết tổ chuyên môn
  • Hồ sơ lưu các văn bản quản lý – chỉ đạo chuyên môn liên quan, PPCT, báo cáo tháng, học kỳ, năm học [Công văn, đi, đến, đề KT]

    Điều 7: Quy trình lập và sử dụng các loại hồ sơ sổ sách: 1. Kế hoạch hoạt động chuyên môn: Kế hoạch: Tổ chuyên môn cần bám sát kế hoạch chuyên môn của nhà trường để xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn theo tuần, tháng, năm. Đối với từng loại kế hoạch: Sau khi TTCM dự thảo KH hoạt động năm học, tổ chức họp TCM, thảo luận, thống nhất các ý kiến [các ý kiến phải thể hiện trong kế hoạch giảng dạy/Gv] TTCM hoàn thành kế hoạch hoạt động chuyên môn, triển khai lại và tổ chức các thành viên trong tổ cùng thực hiện. Sau mỗi kế hoạch đã thực hiện cần có: đánh giá, nhận xét quá trình thực hiện và tổng hợp kết quả thực hiện được, rút ra bài học kinh nghiệm, kiến nghị với nhà trường. Tác cả các kế hoạch được sắp xếp theo thời gian và lưu theo quy định, cuối năm học đóng lại thành tệp có bìa = giấy màu, lưu tại hồ sơ chuyên môn. 2. Sổ theo dõi hoạt động chuyên môn: Tổng hợp k.quả kiểm tra hồ sơ, tổng hợp dự giờ, thao giảng, … Sau mỗi lần tổng hợp dự giờ, tổ chức chuyên đề, kiểm tra hồ sơ giáo viên … họp TCM, thư ký của TCM cập nhật nội dung yêu cầu/trang, TTCM kiểm tra lại điều chỉnh, bổ sung những sai sót, nội dung còn thiếu …; Là tài liệu để nhận xét, đánh giá, xếp loại và đề nghị khen thưởng GV, cuối năm học lưu tại hồ sơ chuyên môn. 3. Sổ nghị quyết tổ chuyên môn Thời lượng: theo điều lệ trường trung học [2 buổi/tháng vào tuần 2 và 4] Nội dung sinh hoạt gồm: Thống nhất phương pháp giảng dạy cho những bài, những vấn đề hay, khó; những tiết dạy chuyên đề; nội dung ôn tập, kiểm tra cuối chương, cuối kì; nội dung dạy học tự chọn; dạy HSG, … Thư ký ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ nội dung của từng cuộc họp, chú ý ghi đầy đủ ý kiến đóng góp của GV/tổ; Khi TTCM triển khai: kế hoạch hoạt động/tháng, lịch dự giờ, tài liệu sinh hoạt chuyên môn, … thì chỉ ghi tiêu mục [có tài liệu kèm theo] và dán KH, tài liệu theo h.dẫn; Ghi nhận xét dự giờ: chỉ ghi nhận xét, đánh giá, xếp loại của những tiết dự giờ chung của cả tổ [bài học mẫu], những tiết dự thực hiện theo Hướng dẫn “Đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập” ban hành theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Số tiết quy định: tối thiểu 2 tiết/GV [nếu 2 tiết xếp cùng loại], 3 tiết [2 tiết ≠ loại] Cuối năm học sổ ghi nhận xét dự giờ lưu tại hồ sơ chuyên môn [thống nhất với hồ sơ thanh tra của nhà trường]. 4. Hồ sơ lưu: Tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kỹ năng bộ môn, tài liệu tích hợp: giáo dục môi trường, giáo dục theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, … Công văn đi [gồm các loại báo cáo nộp cho từng bộ phận của nhà trường, các văn bản- tài liệu: trong các cuộc họp TCM, cung cấp cho GV trong kế hoạch bồi dưỡng, …] và công văn đến [gồm các loại công văn nhận từ bộ phận CM: của nhà trường, của Phòng GD&ĐT …; các tài liệu bồi dưỡng chuyên môn …] Công văn đi, đến phải sắp xếp theo thứ tự thời gian và phải cập nhật vào sổ công văn đi, đến theo đúng nội dung yêu cầu/ trang sổ. Cuối năm học công văn đi, đến đóng thành tệp có bìa, lưu tại hồ sơ chuyên môn. Lưu ý: Hồ sơ của TCM là tiêu chí để nhận xét, đánh giá xếp loại TTCM, Thư ký TCM. MỤC 3: BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN CỦA NHÀ TRƯỜNG Điều 8: CÁC LOẠI HỒ SƠ SỔ SÁCH

    1. Sổ đăng bộ;
    2. Sổ gọi tên, ghi điểm;
    3. Sổ ghi đầu bài;
    4. Học bạ học sinh;
    5. Sổ cấp phát, quản lý bằng TN.THCS;
    6. Hồ sơ phổ cập giáo dục;
    7. Hồ sơ theo dõi HS chuyển đi, chuyển đến;
    8. Sổ Nghị quyết nhà trường;
    9. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá GV và nhân viên;
    10. 10]Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh;
    11. 11]Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn chuyên môn;
    12. 12]Hồ sơ quản lý thiết bị dạy học;
    13. 13]Hồ sơ quản lý thư viện;
    14. 14]Hồ sơ quản lý y tế học đường;
    15. 15]Sổ kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường [= KH của TCM]
    16. 16]Sổ bồi dưỡng cán bộ, GV;
    17. 17]Hồ sơ tuyển sinh;
    18. 18]Hồ sơ tốt nghiệp của HS;
    19. 19]Hồ sơ lên lớp và không được lên lớp của HS; Điều 9: Việc ghi chép, sử dụng các loại hồ sơ sổ sách và người thực hiện:
    20. Sổ đăng bộ
      Các thông tin qui định đối với mỗi HS do Văn phòng nhà trường trực tiếp ghi. Nội dung ghi đúng theo hướng dẫn của sổ đăng bộ và theo yêu cầu của nhà trường.  
      Sổ đăng bộ không mang ra khỏi Văn phòng nhà trường nếu không có ý kiến của Hiệu trưởng và sự giám sát của cán bộ làm nhiệm vụ quản lý. Không được sửa chữa, tẩy xóa hoặc bổ sung khi chưa xác minh sự chính xác của thông tin, chưa báo cáo và được sự đồng ý của Hiệu trưởng.  
      Hàng năm, HS mới trúng tuyển vào trường, HS chuyển trường hoặc chuyển đi trường khác phải được kịp thời ghi tên hoặc xóa tên trong sổ đăng bộ.  
      
      2. Sổ gọi tên – ghi điểm:
      Sổ gọi tên, ghi điểm được sử dụng ngay từ những ngày đầu của năm học do Văn phòng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý.  
      \- Phần Sơ yếu lý lịch HS phải ghi thống nhất với hồ sơ tuyển sinh vào lớp 6 đã được Phòng GD&ĐT phê duyệt và hoàn thành sau 20 ngày kể từ ngày khai giảng. Việc này do chính GVCN thực hiện với yêu cầu chính xác, rõ ràng và sạch, đẹp.
  • Đối với GVCN: - Tuyệt đối không để học sinh làm thay, nhằm tránh sai sót và đảm bảo đúng Hướng dẫn chuyên môn, giữ lại bút tích của giáo viên làm cơ sở pháp lý;

    - Ghi họ và tên đầy đủ của học sinh vào từng trang sổ từ trang 3 đến trang cuối ngay sau khi hoàn thành trang sơ yếu lý lịch. - Hằng ngày ghi kiểm diện nghỉ P hoặc K, cuối mỗi tháng phải thống kê số nghỉ học có phép[P], không phép[K] của cả lớp, công bố với HS; báo cáo với BGH;

    • Cuối học kỳ, cuối năm học phối hợp với GVBM, TPTĐ xếp loại h.kiểm/hs;
    • Cuối học kỳ, cuối năm học hoàn tất nội dung/ trang theo yêu cầu, ký tên …
  • Đối với GVBM:
    • GV bộ môn ghi điểm/ môn dạy/ lớp vào sổ GT-GĐ theo định kỳ 2 tuần/1lần;
    • Việc ghi điểm phải đúng kết quả k.tra của hs, đúng cột điểm= sổ điểm cá nhân;

      - Số lần sai sót/trang sổ không quá 3 lỗi. Nếu vì một lý do nào đó mà bị sai sót nhiều hơn 3 lỗi thì thống nhất phải thay trang sổ đó, môn nào sai sót thì GV dạy môn đó phải thay và ghi lại toàn bộ trang điểm đó cho các GV khác. 3. Sổ đầu bài:

      \- Sổ ghi đầu bài do Ban Thi đua trực tiếp quản lý và được giao cho lớp phó học tập của từng lớp vào ngày thứ hai hằng tuần.  
      
      - Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn lớp phó học tập ghi các mục: tuần, ngày tháng, thứ, tiết, môn và tổng kết vào cuối các tuần và tháng.
      \- GVBM có nhiệm vụ ghi tên bài, tên HS vắng mặt, nội dung nhận xét về tiết dạy và xếp loại phù hợp với lời nhận xét.  
      \- TPT chỉ đạo, tổng hợp nhận xét - xếp loại tiết chào cờ và có nhiệm vụ hướng dẫn HS ghi sổ, tổng kết điểm, báo cáo kết quả/lớp/tuần vào kỳ họp giao ban đầu tuần;  
      \- Các buổi, các tiết nghỉ theo kế hoạch của trường hoặc của riêng GV phải do GVCN ghi, ký tên và nêu rõ lý do. Các tiết dạy bù, dạy thay…vẫn phải ghi đầy đủ các thông tin liên quan.  
    • Thứ 7 hàng tuần GVCN tổng hợp, ký xác nhận.
    • Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn kiểm tra, ký duyệt từng tháng.

  1. Học bạ học sinh:

Quy định chung:

- Đối với HS mới tuyển vào lớp 6, HS mới chuyển trường sau khi đã bố trí vào lớp ổn định, Hiệu trưởng giao cho GVCN tiến hành lập học bạ. Công việc này phải hoàn tất chậm nhất là cuối tháng 9 của năm học.

- Tất cả học bạ của HS do Văn phòng nhà trường quản lý, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng và bảo quản. Cách ghi và sử dụng học bạ theo đúng hướng dẫn tại trang cuối mỗi học bạ.

- Cuối học kì I, cuối năm học, nhà trường phải ghi chép đầy đủ, chữ số rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa kết quả học tập, h.kiểm của HS vào học bạ của tất cả các khối lớp để quản lý.

- Toàn bộ học bạ của HS phải hoàn tất trước ngày 25 tháng 5 hằng năm.

- Những HS sau khi thi lại hoặc rèn luyện hạnh kiểm được xét lên lớp hay học lại phải được ghi rõ vào học bạ đầu tháng 8 hằng năm.

Quy định cụ thể:

  • Đối với GVCN: GVCN lớp 6 hoàn thành trang bìa, tr.1/học bạ/HS vào cuối tháng 9 của năm học. Cách ghi học bạ theo đúng hướng dẫn tại trang cuối mỗi h.bạ; bao học bạ theo quy định; Cuối học kỳ I, cuối năm học, GVCN phải ghi kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm, ngày nghỉ vào trang học bạ/ lớp theo yêu cầu; Cuối năm học, sau khi các GVBM hoàn thành điểm TBm, ký tên, … GVCN tổng hợp số lỗi/trang học bạ, ghi ngắn gọn lời nhận xét, đánh giá sau 1 năm học tập, rèn luyện hạnh kiểm của mỗi học sinh [lời nhận xét phải phù hợp với xếp loại], hoàn thành các nội dung theo yêu cầu/ mỗi trang học bạ/lớp.
  • Đối với GVBM:

    Cuối học kỳ I và cuối năm học từng GVBM ghi điểm TBm mình dạy vào học bạ/học sinh/lớp theo nội dung yêu cầu. Phải ghi đúng kết quả của hs đạt được, chữ số phải rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa [nếu sai phải sửa đúng quy định]; Cuối năm học, sau khi ghi điểm TBm học kì II, TBm cả năm GVBM mới được ký tên và ghi rõ họ và tên theo quy định. Khi Gv dạy 2 môn liền nhau thì cũng phải ký tên và ghi rõ họ và tên của cả 2 môn. 5. Sổ cấp phát, quản lý bằng TN.THCS: Thống nhất mẫu và quy định chung của Phòng GD&ĐT. Văn phòng nhà trường quản lý, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra việc cấp phát và quản lý văn bằng. 6. Hồ sơ phổ cập giáo dục THCS: Bộ hồ sơ, các biểu mẫu thống nhất chung của Phòng GD&ĐT [theo hệ thống PCGD-XMC]; Phổ cập GDTHCS; Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Vào đầu năm học, BCĐ phân công cán bộ, GV phúc tra trình độ văn hóa theo từng hộ gia đình, cập nhật thông tin: học lớp? học ở đâu? Còn sống hay đã chết? đi đâu? … Cán bộ được BCĐ phân công công tác PCGD.THCS chịu trách nhiệm hoàn thành hồ sơ, các biểu mẫu và báo cáo theo yêu cầu, thời gian quy định. BCĐ, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, ký xác nhận. 7. Hồ sơ theo dõi HS chuyển đi, chuyển đến: theo mẫu của Phòng GD&ĐT. Khi thiết lập sổ theo dõi HS chuyển đi, chuyển đến cần có những thông tin: - Danh sách HS chuyển đi: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, lớp đang học, ngày chuyển đi, nơi chuyển đến, lý do, các hồ sơ chuyển đi, người nhận hồ sơ [họ tên, chữ ký], người cấp, ngày cấp… - Danh sách HS chuyển đến: họ và tên, ngày sinh, nơi sinh, nơi học trước khi chuyển đến [ lớp, trường, tỉnh thành phố…] ngày chuyển đến, người ký và cơ quan cấp giấy chuyển đến, các hồ sơ chuyển đến gồm có [hồ sơ đã có, hồ sơ còn thiếu hoặc chưa hợp lệ, ngày gia hạn bổ sung nếu có] người nhận hồ sơ [ họ tên và chữ ký], ngày nhận hồ sơ, bố trí vào lớp nào…

    • Hồ sơ theo dõi HS chuyển đi, chuyển đến do Văn phòng cập nhật hồ sơ;
    • Hiệu trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, ký xác nhận.

8. Sổ Nghị quyết nhà trường:

Thư ký ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ nội dung của từng cuộc họp theo mẫu chung, chú ý ghi đầy đủ ý kiến đóng góp của GV;

Cuối năm học sổ ghi biên bản lưu tại hồ sơ chuyên môn.

9. Hồ sơ kiểm tra, đánh giá GV và nhân viên:

Theo yêu cầu đánh giá, xếp loại cán bộ, GV và nhân viên, hồ sơ kiểm tra gồm:

  • Kết quả kiểm tra hồ sơ cán bộ, GV/tháng;
  • Kết quả giờ dạy có cán bộ, GV dự/tháng;
  • Kết quả tham gia các hoạt động, các cuộc vận động, phong trào thi đua, …
  • Xếp loại thanh tra toàn diện hoạt động sư phạm của nhà giáo;
  • Xếp loại sau Thanh tra chuyên đề;
  • Danh hiệu thi đua cuối năm;
  • Xếp loại công chức- viên chức …
  1. Hồ sơ khen thưởng, kỷ luật học sinh:

10.1. Hồ sơ khen thưởng học sinh có thành tích trong học tập, rèn luyện hạnh kiểm:

Quyết định khen thưởng;

Danh sách khen thưởng.

10.2. Hồ sơ khen thưởng học sinh có thành tích trong hoạt động phong trào:

Quyết định khen thưởng;

Danh sách khen thưởng.

10.3. Hồ sơ kỷ luật học sinh:

Sổ ghi biên bản giải quyết HS vi phạm nội quy nhà trường;

Bản tường trình vi phạm nội quy của học sinh.

11. Sổ quản lý và hồ sơ lưu trữ các văn bản, công văn chuyên môn:

Tương tự như khoản 4, điều 7 Hướng dẫn này.

12. Hồ sơ quản lý thiết bị dạy học và thực hành thí nghiệm:

Bộ hồ sơ quy định của bộ phận Thiết bị Phòng - Sở GD&ĐT.

13. Hồ sơ quản lý thư viện:

Bộ hồ sơ quy định của bộ phận Thư viện Phòng - Sở GD&ĐT.

14. Hồ sơ quản lý y tế học đường:

Bộ hồ sơ quy định của bộ phận y tế học đường Phòng - Sở GD&ĐT.

15. Sổ kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường [= KH của TCM]

Tương tự như khoản 1, điều 7 Hướng dẫn này.

16. Hồ sơ bồi dưỡng cán bộ, GV:

  • Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, GV; - Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, GV từ các lớp tập huấn, bồi dưỡng tại Phòng, Sở GD&ĐT; - Tài liệu tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, GV từ kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn của trường theo từng năm học trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên được quy định tại Thông tư số 31/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 [120 tiết/năm học/ GV];
  • Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, GV;
  • Danh sách cán bộ, GV dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng;
  • Sản phẩm của cán bộ, GV sau khi dự tập huấn, bồi dưỡng.

17. Hồ sơ tuyển sinh:

1. D.sách HS trúng tuyển vào lớp 6 đã được Phòng GD&ĐT phê duyệt [bản chính]

2. Danh sách HS chuyển đến vào lớp 6.

3. Danh sách biên chế từng lớp 6.

4. Các loại biên bản, quyết định liên quan công tác tuyển sinh.

5. Các văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh năm học của cơ quan cấp trên.

18. Hồ sơ tốt nghiệp THCS gồm:

Các biểu mẫu theo quy định/ bộ hồ sơ/năm học

19. Hồ sơ lên lớp và không được lên lớp của HS:

1. Hồ sơ xét học sinh lên lớp, ở lại lớp hoặc thi lại vào cuối năm học:

Biên bản của hội đồng nhà trường;

Danh sách HS được lên lớp;

Danh sách HS phải thi lại hoặc phải rèn luyện trong hè;

Danh sách HS ở lại lớp.

2. Hồ sơ xét học sinh lên lớp hoặc ở lại lớp sau khi thi lại hoặc đã rèn luyện trong hè:

Danh sách HS phải thi lại hoặc phải rèn luyện trong hè [kết quả xét cuối năm học]

Kết quả học sinh dự thi lại hoặc đã rèn luyện trong hè;

Biên bản xét duyệt HS sau khi thi lại hoặc đã rèn luyện trong hè;

Danh sách học sinh được lên lớp hoặc ở lại lớp sau khi thi lại hoặc kiểm tra kết quả rèn luyện trong hè.

CHƯƠNG III: QUY ĐỊNH VỀ CHUYÊN MÔN

Quy định chung: GV học tập, nghiên cứu, nắm vững và thực hiện đúng điều lệ trường phổ thông, các thông tư, văn bản hướng dẫn đánh giá – xếp loại giờ dạy, đánh giá-xếp loại HS ... của Ngành quy định

Điều 10. Thực hiện chương trình và thời khoá biểu

Thực hiện chương trình đảm bảo đúng phân phối chương trình bộ môn mà Sở GD&ĐT đã ban hành và hướng dẫn giảng dạy bộ môn; đảm bảo tiến độ theo tuần.

Thời khóa biểu: Thực hiện nghiêm túc các tiết dạy trong thời khoá biểu.

[Khi TKB có điều chỉnh phải thể hiện trong giáo án, sổ báo giảng và sổ đầu bài]

Điều 11. Việc đăng kí soạn giáo án vi tính:

Những giáo viên có đủ các yêu cầu sau sẽ được sử dụng giáo án vi tính trong quá trình giảng dạy của bản thân:

- Được công nhận là giáo viên dạy giỏi từ cấp trường, đã trực tiếp giảng dạy từ 2 năm trở lên và phải đăng ký với Tổ chuyên môn, Ban giám hiệu;

- Sử dụng thành thạo vi tính: thể hiện ở khả năng soạn thảo văn bản, xử lí các thao tác kĩ thuật đơn giản, sử dụng được một số các phần mềm liên quan đến việc dạy và học, khai thác mạng internet ở mức độ cơ bản;

- Chủ động về giáo án: có máy vi tính, soạn và in giáo án đúng tiến độ giảng dạy, giáo án phải phù hợp với hướng dẫn giảng dạy bộ môn và những quy định của nhà trường, tổ nhóm chuyên môn;

- Thực hiện dạy giáo án điện tử bằng phần mềm MS PowerPoint đảm bảo tối thiểu 2 tiết thực dạy /năm học. [môn Thể dục chỉ có thể áp dụng với các giờ dạy trong nhà].

Nếu vi phạm một trong số những quy định tối thiểu nêu trên thì tại bất kì thời điểm nào kiểm tra phát hiện đều bị dừng không được phép sử dụng.

Điều 12: Giáo án [bài soạn]:

Ngoài quy định tại khoản 1 điều 5 Hướng dẫn này, giáo án cần thể hiện cụ thể theo từng loại bài dạy như sau:

- Tiết luyện tập, ôn tập cũng phải đầy đủ các bước như giáo án thường, phải có nội dung và phần họat động của thầy và trò, hướng dẫn và lời giải.

- Tiết kiểm tra: Phải thể hiện đúng quy định tại Công văn số 8773/ BGDĐT-GDTrH ngày 30/12/2010 V/v Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra [có 6 bước]

- Tiết thực hành: Phải có giáo án, tổ chức thực hành khi có đủ điều kiện cần thiết.

- Các phân môn phải có giáo án riêng [riêng phân môn Văn và Tiếng Việt có thể soạn trong cùng một cuốn nếu có sự thống nhất của tổ]; không soạn gộp. Các tiết dạy phải đ­ược đánh số thứ tự từ tiết 1 đến tiết cuối cùng của năm học và ghi rõ ngày soạn, ngày dạy, lớp dạy.

- Dạy học tự chọn và phụ đạo cần theo nội dung bám sát, chú ý rèn luyện các kỹ năng thực hành cho HS và được soạn thành giáo án riêng.

- Thực hiện nghiêm túc tiết thực hành thí nghiệm.

- BGH, tổ trưởng, kiểm tra hồ sơ chuyên môn định kỳ, đột xuất [Kể cả trong giờ làm việc] GV đều phải chấp hành.

Điều 13: Công tác giảng dạy [lên lớp]:

1. Chuẩn bị chu đáo [giáo án, đddh, vật mẫu …] tr­ước khi lên lớp.

2. Ra vào lớp đúng giờ, vào muộn hoặc ra sớm quá 5 phút [không có lý do chính đáng] được tính như nghỉ tiết dạy không có lý do.

3. Tr­ước mỗi tiết học giáo viên phải kiểm tra số lư­ợng HS, vệ sinh lớp học và các quy định khác của nhà trư­ờng.

4. Tư­ thế, trang phục chỉnh tề, không sử dụng điện thoại di động; không hút thuốc, không có biểu hiện say bia, rượu khi lên lớp.

5. Chịu trách nhiệm quản lý học sinh, điểm danh, ghi tên học sinh vắng từng tiết học vào sổ đầu bài. Thầy, cô nào thực hiện không nghiêm túc, nếu bị phát hiện từ 3 lần trở lên sẽ không được xét thi đua tháng.

6. Trong giờ dạy không đ­ược cho học sinh ra ngoài [trừ trường hợp đặc biệt]. Không thi hành kỉ luật học sinh bằng cách gọi lên đứng trên bảng hoặc các hình thức khác gây tổn thương tâm lý, xúc phạm thân thể, nhân phẩm học sinh.

7. Kết thúc giờ dạy giáo viên giành 3 – 5 phút củng cố và h­ướng dẫn học sinh làm việc ở nhà; công khai các lỗi vi phạm, phê rõ các ­ưu điểm, khuyết điểm và xếp loại giờ học vào sổ đầu bài. Những lỗi vi phạm nặng phải báo giáo viên chủ nhiệm xử lý theo quy định và trực tiếp phản ánh với Ban giám hiệu nhà trường.

8. Hoàn thành ch­ương trình đúng thời gian quy định.

9. Khi lên lớp GV bắt buộc phải mang theo giáo án do chính mình chuẩn bị, không được dùng GA của người khác [trừ dạy thay]; GV được sử dụng máy vi tính hỗ trợ việc soạn bài nếu chính người dạy biết sử dụng máy.

10. Chương trình dạy theo PPCT. Bài dạy cần làm nổi bật kiến thức trọng tâm, khắc sâu được kiến thức cơ bản, đảm bảo chuẩn KT, KN có tích hợp giáo dục môi trường, rèn luyện KNS …

Thông qua các giờ lên lớp, giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh phương pháp tự học ở nhà. Một giáo viên giỏi, phải là giáo viên biết dạy cho học sinh tự học có hiệu quả, biến được quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Coi trọng việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo ở trên lớp cũng như ở nhà.

Điều 14: Kiểm tra, chấm, trả bài và ghi điểm.

1. Công tác kiểm tra học sinh:

Các bài kiểm tra phải đúng theo hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT. Cần giảm các câu hỏi thuộc lòng máy móc, tăng thêm các câu hỏi vận dụng kiến thức, chú ý tới yêu cầu năng lực phân tích, nhận định, đánh giá, rút ra những kết luận khoa học của HS.

Các bài kiểm tra phải đáp ứng yêu cầu đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh. Tuyệt đối không để học sinh quay cóp, gian lận trong khi làm bài kiểm tra.

Học sinh nào không được dự kiểm tra thì giáo viên bố trí cho học sinh kiểm tra bù. Nghiêm cấm việc cấy điểm cho học sinh.

Kiểm tra vở ghi, vở bài tập để đánh giá đ­ược tinh thần thái độ học tập của học sinh. [kiểm tra không lấy điểm, trừ chấm vở soạn bài văn, chấm bài tập làm ở nhà].

Số lần kiểm tra và cách cho điểm:

Thực hiện theo Điều 8, Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT V/v ban hành Hướng dẫn đánh giá, xếp loại hs THCS.

Thời gian kiểm tra:

Bài kiểm tra định kỳ: theo phân phối chương trình.

Bài kiểm tra thường xuyên [bài viết

Chủ Đề