Hướng dẫn sử dụng kháng sinh antibiotics trong chăn nuôi

Dùng kháng sinh để ngăn ngừa, chữa trị cho vật nuôi không hợp lý không chỉ tác động đến hệ quả điều trị mà còn làm vi khuẩn lờn thuốc, nghiêm trọng hơn chính là tồn dư kháng sinh còn trong thực phẩm chăn nuôi có thể gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Cách sử dụng kháng sinh hiệu quả lên vật nuôi

Nhằm giảm thiểu thực trạng kháng thuốc của vi khuẩn cũng như tối ưu hiệu quả của thuốc trong suốt thời gian điều trị, nên lưu ý vài điều sau:

– Sử dụng kháng sinh sớm ngay khi xuất hiện dấu hiệu bệnh, ngày đầu dùng thuốc nên dùng theo nguyên tắc từ cao đến thấp [có thể tăng liều gấp 1,5 – 2 lần], những ngày tiếp đó thì sử dụng đúng như liều chỉ định.

– Dùng đủ liệu trình, không tùy tiện đổi thuốc hoặc dừng thuốc nếu chưa sử dụng hết liệu trình. Thường thì 1 liệu trình trị bệnh vào tầm 3 – 5 ngày, nếu bệnh chưa khỏi thì kéo dài thêm nhưng không quá 10 ngày hoặc xong một liệu trình thì ngừng một thời gian từ 5-7 ngày, sau đó thì dùng thêm liệu trình thứ 2.

– Nếu sử dụng đúng kháng sinh cho từng loại bệnh thì hiệu quả điều trị rất cao. Trong mỗi loại kháng sinh tổng hợp, tuy nhà sản xuất nói ngừa trị được 3- 5 bệnh khác nhau nhưng trên thực tế chỉ mang hiệu quả đối với 1-2 bệnh được ghi đầu tiên trên nhãn mác thuốc của nhà sản xuất, những bệnh còn lại chỉ mang tính chất ngừa phòng và hạn chế là chính. Vì thế, người chăn nuôi cần dõi theo con vật rồi dựa vào các triệu chứng để lựa chọn kháng sinh hợp lý. Giả sử vật nuôi có dấu hiệu chủ yếu về đường hô hấp thì nên chọn các loại kháng sinh có chứa thành phần như Tylosin, Lincomycin, Florfenicol, Doxycycline… Nếu vật nuôi có vấn đề về đường tiêu hóa thì chọn những loại kháng sinh mang thành phần như Enrofloxacin, Norcoli, Ampicillin, Colistin,…

– Khi thấy không còn dấu hiệu của bệnh thì vẫn dùng thêm tối thiểu 1 ngày kháng sinh nữa để đảm bảo vật nuôi khỏi hoàn toàn, không tái phát bệnh cũng như tránh vi khuẩn nhờn thuốc.

– Nên sử dụng kháng sinh phối hợp cùng thuốc trợ lực [B.complex, vitamin C, chất điện giải, men tiêu hóa…], chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để con vật nhanh khỏi.

– Dừng sử dụng thuốc trước khi giết mổ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh xảy ra tình trạng tồn dư kháng sinh trong những sản phẩm chăn nuôi.

Dùng kháng sinh đúng cách trong chăn nuôi

3 điều cần tránh khi sử dụng kháng sinh cho vật nuôi

– Không nên tự tiện kết hợp nhiều loại kháng sinh với nhau khi chưa có sự hướng dẫn từ bác sĩ thú y. Việc phối hợp nhiều loại thuốc với nhau không mang lại hiệu quả vì giữa những loại kháng sinh khác nhau có thể gây tác dụng cản trở, từ đó làm giảm khả năng điều trị, thậm chí có thể phản tác dụng, làm tác động nghiêm trọng đến tình trạng con vật.

– Không sử dụng những dạng thuốc cấm, tăng hoóc-môn trong trong chăn nuôi.

– Không sử dụng thuốc kháng sinh để ngừa bệnh cho vật nuôi theo cách đại trà, tùy tiện.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh cho vật nuôi

Khi dùng kháng sinh trị bệnh cho vật nuôi nên cho uống hoặc tiêm 2 lần/ ngày [sáng, chiều] và mỗi lần cách từ 10-12 giờ. Đối với loại thuốc dùng để uống thì nên cho uống hết trong vòng 2 giờ để thuốc đạt hiệu quả cao, sau khoảng đó thì thuốc sẽ mất dần chất lượng.

Khi nhà sản xuất dùng thuốc kháng sinh thì cần ghi chú vào nhật ký trang trại để tiện cho các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc về sau.

là những chất kháng khuẩn [antibacterial substances] được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật [vi khuẩn, nấm], được tổng hợp hoặc bán tổng hợp, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu.

Dùng kháng sinh quá liều, không đủ liều, dùng sai chỉ định đều góp phần làm nặng thêm tình trạng kháng thuốc. Để đảm bảo bệnh nhân được sử dụng kháng sinh đúng liều lượng, kháng sinh thích hợp đòi hỏi phải có hành động đúng từ Bác sĩ kê đơn, Dược sĩ, cộng đồng và người bệnh.

Việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi gia súc không đúng để thúc đẩy tăng trưởng hoặc ngăn ngừa bệnh tật có thể dẫn đến vi sinh vật kháng thuốc, và có thể lây lan sang người.

Kháng thuốc là một hiện tượng tiến hóa tự nhiên. Khi vi sinh vật được tiếp xúc với một kháng sinh, hầu hết các sinh vật sẽ chết, nhưng vẫn để lại vi khuẩn đề kháng với kháng sinh. Sau đó, tình trạng đề kháng của những vi khuẩn này sẽ truyền lại cho các thế hệ con, cháu của chúng.

Các bệnh cảm lạnh, cúm; hầu hết các trường hợp viêm họng, viêm phế quản [85-95 %] là do virus gây ra. Kháng sinh không có tác dụng điều trị với các trường hợp này.

→ Chỉ cần dùng thuốc hạ sốt khi bệnh nhân sốt cao.; Chống đau họng bằng cách súc họng hằng ngày bằng nước muối loãng.

Và chỉ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, sau khi uống thuốc theo toa vẫn chưa đỡ, sau 24 đến 48 giờ, bệnh không thuyên giảm thì cần nhập viện để theo dõi và điều trị.

Việc sử dụng và lạm dụng thuốc kháng sinh đã làm tăng số lượng và chủng loại vi khuẩn kháng thuốc, nghĩa là bạn sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh liều cao hơn, hoặc các loại kháng sinh khác để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn sau này hay nhiều bệnh truyền nhiễm có thể một ngày nào đó sẽ trở nên không kiểm soát được. Với sự phát triển của ngành du lịch, các vi sinh vật kháng thuốc có thể lây lan nhanh chóng đến bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Lưu ý: Những điều nên làm để hạn chế đề kháng kháng sinh

  • Không để dành kháng sinh cho lần ốm sau của bạn.
  • Dùng đúng loại kháng sinh mà bác sĩ kê cho bạn. Không bỏ sót liều. Thực hiện đủ liệu trình đã được kê đơn dù cho bạn cảm thấy đã khỏe hơn. Nếu kết thúc điều trị sớm quá, một số vi khuẩn có thể sống sót và lại gây bệnh.
  • Không dùng kháng sinh được kê đơn cho người khác. Kháng sinh này có thể không phù hợp với bệnh của bạn. Dùng sai thuốc có thể làm chậm trễ việc điều trị đúng và làm cho vi Nếu bác sĩ của bạn xác định rằng bạn không mắc bệnh nhiễm khuẩn, hãy hỏi cách làm giảm nhẹ các triệu chứng và đừng yêu cầu bác sĩ phải kê đơn kháng sinh cho bạn
  • “KHÔNG HÀNH ĐỘNG NGAY HÔM NAY - NGÀY MAI KHÔNG CÒN THUỐC ĐIỀU TRỊ”

- Chỉ dùng kháng sinh khi có đơn thuốc của bác sĩ.

- Không dùng thuốc kháng sinh thừa từ lần sử dụng trước hoặc không chia sẻ, dùng chung thuốc kháng sinh của mình cho người khác.

- Không bao giờ yêu cầu thuốc kháng sinh nếu bác sĩ nói rằng bạn không cần chúng.

- Luôn luôn làm theo lời khuyên của bác sĩ khi sử dụng kháng sinh.

- Ngăn ngừa nhiễm trùng bằng cách thường xuyên rửa tay, chuẩn bị thực phẩm hợp vệ sinh, tránh tiếp xúc gần gũi với người bệnh, thực hành tình dục an toàn và tiêm chủng đầy đủ.

- Chuẩn bị thực phẩm hợp vệ sinh, tuân theo 5 nguyên tắc an toàn thực phẩm của WHO [giữ sạch, thực phẩm sống và chín để riêng, nấu chín kỹ, giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn, sử dụng nguồn nước và nguyên liệu an toàn] và chọn thực phẩm được sản xuất mà không sử dụng kháng sinh cho kích thích tăng trưởng hoặc thuốc diệt côn trùng.

Chủ Đề