Hướng dẫn tối ưu hóa Windows 10 toàn diện

Bạn muốn máy tính của mình hoạt động nhanh hơn, mượt mà hơn? giúp việc học, họp và làm việc online tại nhà hiệu quả và không bị gián đoạn. Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn 20 cách tăng tốc Win 10 hiệu quả nhất. Bắt đầu ngay thôi nào!

Lời khuyên: Bạn nên thực hiện theo thứ tự trong bài viết sau và dừng lại khi thấy laptop, máy tính của bạn đã nhanh hơn mà không cần phải thực hiện hết tất cả các cách.

Gợi ý: Các hướng dẫn của bài viết dưới đây đều dùng ngôn ngữ Tiếng Anh, nếu bạn sử dụng Tiếng Việt bạn có thể đổi qua Tiếng Anh để có thể dễ dàng làm theo.

Hướng dẫn đổi ngôn ngữ nhanh: Nhấn phím Windows > Chọn Cài đặt > Chọn Giờ & Ngôn ngữ > Chọn mục Ngôn ngữ > Tại mục Ngôn ngữ hiển thị trong Windows, chọn English [United States] > Chọn đăng xuất ngay để đổi ngôn ngữ.

Mục lục bài viết

  • 1 Khi nào cần tăng tốc win 10
  • 2 Cách tăng tốc win 10 chuẩn 2021
    • 2.1 Cách tăng tốc win 10 chi tiết nhất
    • 2.2 Cách tăng tốc win 10 phần 1
    • 2.3 Cách tăng tốc win 10 phần 2
  • 3 Hướng dẫn 20+ cách tăng tốc win 10 đơn giản và hiệu quả bạn có thể thực hiện ngay
    • 3.1 1. Tắt các ứng dụng chạy nền trên Windows 10
      • 3.1.1 Ứng dụng nền trong Windows 10
      • 3.1.2 Làm cách nào để biết một ứng dụng có phải là ứng dụng trên máy tính hay không?
    • 3.2 2. Tùy chọn nguồn điện: Hiệu năng cao High-Performance power plan
    • 3.3 3. Ngăn các ứng dụng không cần thiết khởi động cùng Windows
    • 3.4 4. Tăng tốc độ khởi động máy tính
      • 3.4.1 Một số việc cần thực hiện:
      • 3.4.2 Một cách nhanh và đơn giản nhất:
      • 3.4.3 Bật tính năng khởi động nhanh
    • 3.5 5. Tắt bớt các Service chạy ngầm không sử dụng giúp tăng tốc win 10
      • 3.5.1 Tắt bớt các Service chạy ngầm bằng cách:
      • 3.5.2 Danh sách các dịch vụ nên tắt để tăng tốc window của bạn
    • 3.6 6. Chống phân mảnh ổ đĩa [HDD] để tăng tốc win 10
      • 3.6.1 Chống phân mảnh ổ đĩa bằng cách:
      • 3.6.2 Chống phân mảnh ổ cứng bằng phần mềm:
    • 3.7 7. Tắt bớt các hiệu ứng hình ảnh không cần thiết
      • 3.7.1 Điều chỉnh thời lượng hiệu ứng menu Windows
    • 3.8 8. Thiết lập thêm RAM ảo cho máy tính
    • 3.9 9. Tùy chọn hiệu suất đồ họa ứng dụng trong Windows 10
    • 3.10 10. Tắt tính năng System Restore
    • 3.11 11. Tăng tốc độ mạng internet
      • 3.11.1 ​Thay đổi giới hạn băng thông:
      • 3.11.2 Thay đổi địa chỉ DNS Server
      • 3.11.3 Tắt Update Windows:
      • 3.11.4 Xóa bộ nhớ cache và cookies của trình duyệt:
    • 3.12 12. Dọn dẹp rác máy tính [HDD]
    • 3.13 13. Vô hiệu hóa màu tự động của Windows 10 và tắt hiệu ứng trong suốt
    • 3.14 14. Vô hiệu hóa trợ lý ảo Cortana
    • 3.15 15. Gỡ bỏ các ứng dụng và tính năng thừa thãi của Windows
    • 3.16 16. Lưu ý cập nhật Windows 10 thường xuyên
    • 3.17 17. Sửa các lỗi hệ thống phát sinh
    • 3.18 18. Cập nhật driver của máy tính lên phiên bản mới nhất
      • 3.18.1 Các cách cập nhật driver để tăng tốc win 10
      • 3.18.2 Cập nhật driver thông qua Device Manager
    • 3.19 19. Tắt hiệu ứng âm thanh cũng giúp tăng tốc win 10
    • 3.20 20. Tắt quảng cáo của Windows 10
      • 3.20.1 Tắt quảng cáo trên Start Menu Windows 10
      • 3.20.2 Tắt nội dung gợi ý
      • 3.20.3 Tắt Get Office, Xbox trên Windows 10
    • 3.21 21. Tắt tường lửa Windows Firewall tăng tốc win 10 hiệu quả
      • 3.21.1 Sử dụng Control Panel
      • 3.21.2 Sử dụng lệnh CMD
  • 4 Các phương pháp tăng tốc win 10 nâng cao
    • 4.1 1. Nâng cấp, thay ổ cứng HDD thường bằng ổ SSD
    • 4.2 2. Gỡ cài đặt bloatware để tăng tốc win 10
    • 4.3 3. Kích hoạt chế độ Hibernate
    • 4.4 4. Vô hiệu hóa Search Indexing
    • 4.5 5. Giảm tải cho trình duyệt
    • 4.6 6. Gỡ cài đặt phông chữ và các driver
    • 4.7 7. Tăng tốc win 10 bằng cách tắt Windows Tips
    • 4.8 8. Tắt Dynamic Color Adaptation
    • 4.9 9. Sử dụng CCleaner thường xuyên
    • 4.10 10. Sửa các lỗi Registry
    • 4.11 11. Tùy chỉnh các tùy chọn File Explorer
    • 4.12 12. Tăng tốc windows 10 bằng cách tắt tính năng đồng bộ hóa
    • 4.13 13. Sử dụng Performance Monitor
    • 4.14 14. Ngừng đồng bộ hóa OneDrive
    • 4.15 15. Reset/ Đặt lại Windows 10
  • 5 Tăng tốc win 10 để làm gì?
  • 6 Máy tính nào có thể Tăng tốc win 10

Khi nào cần tăng tốc win 10

Máy vi tính sau một thời gian sử dụng sẽ sinh ra một số lỗi và những vấn đề phát sinh nhất định không thể tránh khỏi, và nó sẽ hoạt động chậm dần cùng với những vấn đề phát sinh đó. Đối với máy vi tính cài win 10 là phiên bản windows mới nhất thời điểm hiện tại thì sẽ có những cấn đề cần lưu ý sau:

  • Máy tính sản sinh nhiều file rác sau thời gian dài sử dụng
  • Cài đặt quá nhiều ứng dụng
  • Một số phần mềm, ứng dụng tiêu tốn quá nhiều RAM
  • Máy tính nhiễm phần mềm độc hại, virus
  • Phân mảnh ổ cứng
  • File hệ thống lỗi
  • Windows Registry có vấn đề

Khi các vấn đề này ngày càng trầm trọng sẽ xuất hiện tình trạng chậm, đơ, treo máy, khởi động chậm chạp

Đây chính là lúc bạn cần thực hiện các biện pháp tăng tốc win 10 ngay lập tức. Hãy cùng theo dõi hướng dẫn dưới đây bạn nhé.

Có thể bạn quan tâm:

  • Cách khắc phục lỗi màn hình xanh Windows 10 nhanh nhất

Cách tăng tốc win 10 chuẩn 2021

Các bạn cài đặt xong Windows 10 có thấy máy chạy chậm không? Nếu đem so sánh với các hệ điều hành trước như Windows XP/7/8 thì tốc độ của Windows 10 có được cải thiện không? Vậy có cách nào để cải thiện tốc độ khởi động của Windows 10 không nhỉ? Hãy đọc bài viết dưới đây và áp dụng vào hệ thống của bạn nhé!

Đây là những phương pháp tăng tốc Windows 10 được đề cập đến trong bài:

Mời các bạn tham khảo thông tin chi tiết dưới đây:

Cách tăng tốc win 10 chi tiết nhất

Trong quá trình sử dụng máy tính Windows 10 ở PC & Laptop, chắc chắn đến một lúc nào đó máy tính của bạn sẽ có dấu hiệu chạy chậm và ì ạch mà có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này.Bạn đang tìm giải pháp tăng tốc Win 10 toàn diện để sử dụng máy tính được mượt hơn? Bạn muốn cải thiện thiện tốc độ, hiệu suất máy tính Win 10 nhanh hơn nữa để thực hiện một số tác vụ nặng?

Cách tăng tốc win 10 phần 1

Với nhiều tính năng tiện ích và hiệu ứng đẹp mắt, windows 10 được nhiều người chọn lựa sử dụng. Win 10 cũng không kén chọn máy, từ máy tính cấu hình thấp đến máy có cấu hình cao, đều có thể cài đặt và sử dụng windows 10 dễ dàng. Tuy nhiên, với những máy cấu hình thấp thì có thể win 10 sử dụng không được nhanh lắm. đây là Cách tăng tốc win 10 phần 1.

Cách tăng tốc win 10 phần 2

Mặc dù Windows 10 ngày càng được nâng cấp phần mềm và tăng nhanh hiệu năng phần cứng. Nhưng kết quả thì hiệu suất máy tính của bạn ngày càng đi xuống bởi vì quá nhiều yếu tố như xung đột phần mềm, lỗi, virus,malware, phần cứng bị hư hỏng
Tuy nhiên, nếu bạn đang phải sử dụng những chiếc máy tính chậm chạp như vậy, chúng ta không cần thiết phải thay mới hoàn toàn Máy tính, Laptop. Chỉ cần vài bước cơ bản sẽ giúp tăng tốc Windows 10 toàn diện để làm việc và chơi game không còn lag.

Hướng dẫn 20+ cách tăng tốc win 10 đơn giản và hiệu quả bạn có thể thực hiện ngay

Đối với Windows 10, việc khởi động và tắt máy tính đã nhanh hơn so với các hệ điều hành tiền nhiệm trước đó. Tuy nhiên sau khi cài Windows 10, nếu như bạn vẫn chưa hài lòng về việc khởi động của hệ thống thì để tối ưu hóa hoạt động của hệ điều hành này, bạn đọc cũng có thể thực hiện một số thủ thuật nhỏ sau đây để tăng tốc Win 10, giúp hệ thống hoạt động tốt hơn nhé.

1. Tắt các ứng dụng chạy nền trên Windows 10

Trong Windows 10, bạn có thể sử dụng các ứng dụng có khả năng tiếp tục thực hiện các tác vụ ngay cả khi bạn đang không hoạt động trong cửa sổ của ứng dụng. Các ứng dụng này thường được gọi là ứng dụng nền.

Ứng dụng nền trong Windows 10

Ứng dụng chạy nền là một nguyên nhân phổ biến khiến máy tính của bạn trở nên chậm chạp. Các ứng dụng bạn không dùng đến nhưng vẫn âm thầm hoạt động để cập nhật dữ liệu, hiển thị thông báo,

Các ứng dụng chạy ẩn sẽ lấy tài nguyên hệ thống, làm nóng máy tính của bạn và giảm hiệu suất tổng thể của nó. Đó là lý do tại sao, tốt hơn là tắt chúng để tăng tốc Windows 10 của bạn và khởi động chúng theo cách thủ công bất cứ khi nào bạn có nhu cầu sử dụng. Điều này làm giảm việc sử dụng tài nguyên và giúp tăng tốc hệ thống của bạn.

Bạn có thể tắt các ứng dụng chạy nền bằng cách:

  • Bước 1: Mở Cài đặt > Chọn Privacy.

  • Bước 2: Chọn Background apps > Bấm vào nút On/Off tại dòng Let apps run in the background để tắt tất cả ứng dụng chạy nền hoặc chọn từng ứng dụng có thể chạy nền theo nhu cầu của bạn.

Làm cách nào để biết một ứng dụng có phải là ứng dụng trên máy tính hay không?

Các ứng dụng trên máy tính thường được tải xuống từ Internet hoặc bằng một loại phương tiện nào đó [chẳng hạn như CD, DVD hoặc thiết bị lưu trữ USB]. Các ứng dụng này được khởi chạy bằng cách sử dụng tệp .EXE hoặc .DLL và thường chạy trên thiết bị của bạn không giống như các ứng dụng dựa trên web [các ứng dụng này chạy trên nền tảng điện toán đám mây]. Bạn cũng có thể tìm thấy các ứng dụng trên máy tính trong Microsoft Store.

2. Tùy chọn nguồn điện: Hiệu năng cao High-Performance power plan

Microsoft đã bổ sung một tính năng có tên gọi Ultimate Performance cho bản cập nhậtWindows 10 Update tháng 4 năm 2018. Có thể hiểu nôm na đây là một tính năng giúp hệ thống chuyển sang chế độ làm việc với hiệu suất cao. Về bản chất, Ultimate Performance được xây dựng dựa trên hệ thống High-Performance power plan.

Windows cho phép bạn tùy chọn nguồn điện phù hợp với nhu cầu sử dụng. Nếu bạn đang cắm sạc thì tùy chọn Hiệu năng cao sẽ giúp máy tính chạy nhanh hơn [Tiêu tốn điện hơn so với chế độ Tiết kiệm pin].

Hướng dẫn mở tùy chọn nguồn điện: Nhấn vào biểu tượng viên pin ở góc cuối bên phải màn hình > Chọn Best performance để sử dụng nguồn điện với hiệu năng cao.

3. Ngăn các ứng dụng không cần thiết khởi động cùng Windows

Khi khởi động Windows, một số ứng dụng được cài đặt sẽ tự động bật và nó vẫn chạy ẩn trên máy. Điều này làm cho quá trình khởi động máy mất nhiều thời gian hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng những phần mềm này thường xuyên, hoặc bạn không sở hữu những dàn máy tính khủng, thì chúng sẽ làm lãng phí tài nguyên có sẵn trong win 10 của bạn, dẫn đến làm chậm máy tính bạn một cách đáng kể.

Bạn có thể ngăn chặn việc này bằng cách: Mở Cài đặt > Chọn Apps > Chọn Startup > Nhấn vào biểu tượng On/Off để bật hoặc tắt các ứng dụng khởi động cùng Windows.

Một khi bạn khởi động lại, Windows 10 sẽ được khởi động nhanh hơn trước đó. Đây là một trong những cách tăng tốc Windows 10đơn giản và hiệu quả. Điều đó là tất nhiên, nếu bạn muốn tăng tốc Máy tính thì vẫn nên disable thêm những phần mềm không có nhu cầu sử dụng khi khởi động là được.

4. Tăng tốc độ khởi động máy tính

Nếu có điều gì khiến mọi người khó chịu khi sử dụng máy tính, có lẽ đó chính là việc khởi động lại máy tính. Nó có thể mất một khoảng thời gian từ một hoặc 2 phút nhưng khoảng thời gian này như dài vô tận.

Ta có thể tăng tốc độ khởi động máy tính bằng cách thiết lập lại thời gian BOOT.

Trong máy tính, khởi động máy tính hay boot máy tính [booting] là một quá trình tải hay tự mồi [bootstrapping] để khởi động sự làm việc của hệ điều hành khi người dùng bật một hệ thống máy tính.

Một số việc cần thực hiện:

  1. Nâng cấp RAM.
  2. Gỡ bỏ font không cần thiết.
  3. Giữ cho phần mềm diệt virus luôn hoạtđộngvà cập nhật.
  4. Disable phần cứng không sử dụng.
  5. Thay đổi giá trị timeout của menu Boot.
  6. Trì hoãn những dịch vụ Windows chạy khikhởi động.
  7. Dọn dẹp các phần mềm chạy khikhởi động.
  8. Điều chỉnh BIOS.

Một cách nhanh và đơn giản nhất:

Bước 1: Gõ từ khóa System Configuration vào thanh tìm kiếm của Windows > Chọn System Configuration.

Bước 2: Mở thẻ Boot > Ở ô Timeout nhập 3 > Chọn Advanced options > Tại ô Number of processors [Khai báo số lõi CPU có thể chạy] chọn 4 > Chọn OK > Nhấn OK lần nữa để hoàn tất.

Bật tính năng khởi động nhanh

Tùy chọn Fast Startup [khởi động nhanh] giúp khởi động máy tính của bạn nhanh hơn sau khi tắt máy bằng cách giảm thời gian khởi động, sử dụng bộ nhớ đệm cho một số tài nguyên cần thiết vào một file duy nhất trên ổ cứng.

Tại thời điểm khởi động, file chính này được load trở lại vào RAM để tăng tốc độ đa tạp của quá trình. Lưu ý rằng tùy chọn này không ảnh hưởng đến quá trình khởi động lại.

Làm theo các bước sau để bật tùy chọn Fast Startup trong Windows 10:

  1. Nhấn chuột phải vào Start để mở menu ngữ cảnh và chọn Control Panel.
  2. Nhấp vào Hardware and Sound và xem phần Power Options trong cửa sổ mới.
  3. Nhấp vào Change what the power buttons do.
  4. Bây giờ hãy nhấp vào Change settings that are currently unavailable.
  5. Đánh dấu vào ô bên cạnh tùy chọn Turn on fast startup [recommended].
  6. Nhấp vào nút Save changes.

5. Tắt bớt các Service chạy ngầm không sử dụng giúp tăng tốc win 10

Offline Files còn được gọi là [CscService] service. Đây là dịch vụ mặc định trong Windows 10 và được sử dụng để thực hiện các hoạt động bảo trì như Offline Files cache cũng như phản hồi về các sự kiện đăng nhập và đăng xuất của người dùng. Trên hệ điều hành Windows 10 của bạn chắc chắn sẽ có rất nhiều Services-dịch vụ chạy ngầm, đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho Windows ngày càng chậm đi. Chính vì vậy, cách tốt nhất để tăng tốc Windows hơn là bạn nêntắt các Service không cần thiết trong Win 10đi.

Có khá nhiều dịch vụ mà chúng ta không sử dụng đến vẫn chạy ngầm cùng hệ thống. Tắt các dịch vụ này sẽ giúp máy tính của bạn hoạt động mượt mà hơn.

Tắt bớt các Service chạy ngầm bằng cách:

Bước 1: Nhấn chuột phải vào biểu tượng This PC > Chọn Manage > Chọn Services and Applications > Chọn Services.

Bước 2: Chọn dịch vụ mà bạn muốn tắt, nhấn chuột phải > Chọn Properties > Tại dòng Startup type, ấn vào mũi tên sổ xuống và chọn Disabled > Nhấn OK.

Danh sách các dịch vụ nên tắt để tăng tốc window của bạn

  1. Fax and Scan
  2. Diagnostic Policy Service
  3. Print Spooler
  4. Security Center
  5. Program Compatibility Assistant Service
  6. Application Experience
  7. Secondary Logon
  8. Offline Files
  9. Portable Device Enumerator Service
  10. Windows Connect Now
  11. Windows Image Acquisition

6. Chống phân mảnh ổ đĩa [HDD] để tăng tốc win 10

Phân mảnh ổ đĩa có thể dẫn đến tình trạng giật, lag, máy hoạt động chậm và giảm đáng kể hiệu suất làm việc của máy tính.

Hiện nay có rất nhiều công cụ, phần mềm chống phân mảnh ổ cứng rất tốt, và có một phần mềm khá nổi tiếng trong việc chống phân mảnh ổ cứng như Diskeeper. Tuy nhiên bạn cũng có thể thực hiện một cách đơn giản như sau

Chống phân mảnh ổ đĩa bằng cách:

Bước 1: Nhấn chuột phải vào ổ đĩa mà bạn muốn chống phân mảnh > Chọn Properties > Chọn thẻ Tools > Chọn Optimize.

Bước 2: Chọn ổ đĩa bạn muốn chống phân mảnh > Chọn Analyze, chờ hệ thống kiểm tra [Kết quả cho thấy ổ C có tỉ lệ phân mảnh là 2%] > Chọn Optimize để thực hiện chống phân mảnh và đợi đến khi hoàn tất.

Không nên thực hiện chống phân mảnh trên SSD vì việc này là không cần thiết, làm giảm tuổi thọ của ổ cứng.

Chống phân mảnh ổ cứng bằng phần mềm:

  • Defraggler
  • Smart Defrag
  • Auslogics Disk Defrag

7. Tắt bớt các hiệu ứng hình ảnh không cần thiết

Microsoft luôn trang bị cho Windows hàng loạt các hiệu ứng chuyển động cửa sổ để hệ điều hành hoạt động bắt mắt hơn. Tuy nhiên, tính năng này đôi khi sẽ khiến người dùng cảm thấy khó chịu bởi tính ì ạch của nó sẽ mất nhiều thời gian để đóng, phóng to hay thu nhỏ cửa sổ chương trình. Nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể vô hiệu hóa tùy chọn này trên tất cả các phiên bản Windows hiện đại như Windows 7, 8 và 10.

Hiệu ứng hình ảnh sắc nét sẽ khiến bạn thích mắt hơn khi sử dụng nhưng đây cũng là một lý do khiến cho máy tính của bạn hoạt động chậm hơn. Tắt bớt các hiệu ứng hình ảnh không cần thiết sẽ giúp tối ưu hiệu suất hoạt động của Windows 10.

Cách tắt hiệu ứng hình ảnh:

Bước 1: Bạn mở Control Panel, chọn System > Chọn Advanced system settings.

Bước 2: Tại mục Advanced, chọn Settings > Ở thẻ Visual Effects, chọn Adjust for best performance [Bạn có thể chọn Custom để bật/tắt hiệu ứng hình ảnh của các thành phần theo ý thích].

Máy bạn sẽ hoạt động khá nhanh khi chọn chế độ Adjust for best performance [Điều chỉnh để có hiệu suất tốt nhất]. Tuy nhiên các nội dung hiển thị sẽ khá mờ, có khả năng gây hại cho mắt nếu bạn thường xuyên làm việc với chế độ này.

Điều chỉnh thời lượng hiệu ứng menu Windows

Để điều chỉnh thời lượng của hiệu ứng menu Windows, bạn cần thực hiện một số thay đổi trong Windows Registry. Quá trình này không phức tạp và không phải là vấn đề đối với những người ít hiểu biết về công nghệ. Mặc dù, bạn luôn nên sao lưu registry trong trường hợp có sự cố.

Nhấn phímWin + Rvà nhậpregeditvào hộp thoạiRunđể mở Registry.

Trong Registry, bạn cần điều hướng đến vị trí được đề cập bên dưới:

HKEY_CURRENT_USER\Control Panel\Desktop

Tìm mục nhậpMenuShowDelaytrong bảng điều khiển bên phải. Nhấp đúp để mở nó.

Tìm mục nhập MenuShowDelay trong bảng điều khiển bên phải

Đây là mục nhập hiệu ứng menu với giá trị mặc định là 400 [mili giây]. Bạn có thể thay đổi giá trị này thành một số thấp hơn để rút ngắn thời lượng. Giá trị 200 sẽ phù hợp với hầu hết người dùng, nhưng bạn có thể giảm thêm nếu muốn.

Bạn có thể thay đổi giá trị này thành một số thấp hơn để rút ngắn thời lượng

Khi chỉnh sửa xong, bạn sẽ phảikhởi động lại PCđể có thể xem các hiệu ứng.

8. Thiết lập thêm RAM ảo cho máy tính

RAM ảo [Virtual Memory] có thể hiểu là bộ nhớ mô phỏng theo RAM vật lý, hệ điều hành lấy một phần dung lượng của ổ cứng máy tính để làm RAM ảo. Set thêm RAM ảo giúp các phần mềm đang cần RAM có thêm bộ nhớ để hoạt động ổn định, hiệu quả hơn.

Hướng dẫn set thêm RAM ảo:

Bước 1: Mở Control Panel, chọn System > Chọn Advanced system settings.

Bước 2: Tại mục Advanced, chọn Settings > Mở sang thẻ Advanced, nhấn Change

Bước 3: Bỏ đánh dấu ở dòng Automatically manage paging file size for all drives > Nhập dung lượng muốn set RAM ảo tại mục Custom size, ở đây mình đặt là 4096 MB [4 GB] và tối đa là 7168 MB [7 GB] > Chọn Set > Chọn OK.

Lưu ý:

  • Nếu RAM của máy bạn có dung lượng < 3GB đối với bản 32bit hoặc < 4GB đối với bản 64bit thì các bạn có thể sử dụng công thức trong ví dụ trên nếu ổ C của bạn đủ lớn [thường thì khi set RAM ảo chúng ta hay set vào ổ C.
  • Nếu RAM > 3GB đối với bản 32 bit hoặc > 4GB đối với bản 64 bit thì các bạn set RAM ảo với dung lượng bằng 1 nửa so với dung lượng của RAM vật lý ở cả 2 phần Initial size và Maximum size.

Nhưng theo mình các bạn nên lựa chọn dung lượng đã được gợi ý ở phía bên dưới phầnTotal paging file size for all drivesđể có được sự lựa chọn tốt nhất. DòngInitial size [MB]thì lựa theo con số gợi ý củaMinimum allowed. Còn dòngMaximum size [MB]thì để theo con số củaRecommend.Còn nếu các bạn muốn nhập theo ý mình thì các bạn nên nhập với dung lượng ít hơn so với những gì mà bạn tính toán để có thể đảm bảo an toàn cho hệ thống cũng như ổ cứng nhiều hơn.

Sau khi nhập xong, bạn bấm Set và OK để lưu lại thiết lập vừa rồi.

9. Tùy chọn hiệu suất đồ họa ứng dụng trong Windows 10

Hiện giờWindows 10cho phép người dùng chọn GPU cho một trò chơi hoặc các ứng dụng cụ thể từ ứng dụngSettings. Trước đây, bạn phải sử dụng một công cụ đặc biệt của nhà sản xuất như NVIDIA Control Panel hoặc AMD Catalyst Control Center để gán GPU cho từng ứng dụng riêng biệt.

Những ứng dụng có đồ họa cao như game online khá nặng và ngốn pin. Tùy chọn hiệu suất đồ họa của ứng dụng giúp cải thiện hiệu suất cũng như tiết kiệm pin hơn.

Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Mở Cài đặt > Chọn System > Trong phần Display, chọn Graphics settings.

Bước 2: Mở ứng dụng bạn muốn điều chỉnh hiệu suất đồ họa, chọn Options > Chọn High performance để sử dụng ứng dụng với hiệu suất đồ họa cao hoặc Power saving để tiết kiệm pin > Nhấn Save.

Trong đó:

  • System Default: Hệ thống sẽ tự động quyết định bộ xử lý đồ họa tốt nhất cho phần mềm [Đây là cách Windows 10 hoạt động khi chưa có tính năng này].
  • Power Saving: Chạy ứng dụng với bộ xử lý đồ hoạ có công suất ít nhất. Thông thường, đây là hệ thống GPU tích hợp [hay gọi là card on-board].
  • High performance: Chạy ứng dụng với bộ xử lý đồ họa mạnh nhất. Thông thường, đây là GPU gắn rời [Nó còn được là card rời].

Khi bạn ưu tiên các phần mềm và Game cho một GPU riêng thì tốc độ xử lý sẽ cực kỳ nhanh. Những cài đặt trên sẽ thay thế các tùy chọn để tăng hiệu suất trong các công cụ hỗ trợ của AMD và NVIDIA trên Windows 10.

Bạn có thể tích chọn một trong những tùy chọn trên hoặc nếu không muốn cài đặt tính năng này cho phần mềm nào, bạn chỉ cần chọnRemove.

10. Tắt tính năng System Restore

Một trong những công cụ có thể nói là thần dược đối với các thiết bị vi tính sử dụng hệ điều hành windows mang tênSystem Restore. Công cụ này có thể giúp người dùng đang gặp phải những vấn đề như lỗi hệ thống, virus hay các vấn đề liên quan đến ứng dụng phần mềm trên máy tính.

System Restore giúp khôi phục lại trạng thái hệ thống về một thời điểm cụ thể để khắc phục các sự cố. Đây là một tính năng hữu ích tuy nhiên nó lại chiếm khá nhiều không gian hệ thống khi được kích hoạt.

Bạn có thể tắt System Restore bằng cách:

Bước 1: Tại thanh tìm kiếm của Windows, tìm từ khóa System Restore > Chọn Create a restore point.

Bước 2: Chọn ổ đĩa muốn tắt System Restore > Nhấn Configure > Chọn Disable system protection > Chọn Apply > Chọn Yes.

11. Tăng tốc độ mạng internet

Tốc độ mạng cũng là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm việc của Windows.

Có nhiều nguyên nhân khiến máy tính của bạn kết nối Internet chậm bất thường: có thể là do thiết bị phần cứng, do trang web bạn đang truy cập, Và một khi tốc độ kết nối mạng chậm, bạn phải ngồi chờ để load một trang nào đó thì quả thật là khó chịu và bực mình. Những lúc như thế bạn chỉ muốn ném luôn máy tính của mình đi cho xong.

Nếu cảm thấy máy tính Windows 10 của mình kết nối Internet chậm bất thường bạn có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây để khắc phục tình trạng.

​Thay đổi giới hạn băng thông:

Windows 10 không cung cấp cho bạn toàn bộ 100% tốc độ kết nối. Microsoft luôn dự trữ 20% tổng lượng băng thông của hệ thống để dùng cho những mục đích khác như Windows Update và kiểm soát máy tính của người dùng. Nhưng bạn hoàn toàn có thể loại bỏ chế độ này và sử dụng được toàn bộ băng thông để tăng tốc độ kết nối internet.

Để làm được điều này bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Bấm Windows + R để xuất hiện hộp thoại Run > Nhập dòng gpedit.msc > Chọn OK.

  • Bước 2: Chọn Administrative Templates > Chọn Network > Chọn QoS Packet Scheduler.

  • Bước 3: Chọn Limit reservavle bandwidth > Tích chọn Enabled > Ở ô Bandwidth limit [%], nhập vào 0 > Chọn Apply > Nhấn OK.

Lưu ý: Loại bỏ giới hạn băng thông sẽ giúp máy tính của bạn vào mạng nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ cản trở tính năng Update hệ điều hành và một số hoạt động của máy không được diễn ra như bình thường.

Thay đổi địa chỉ DNS Server

Theo mặc định Windows sẽ tự động chọn địa chỉ DNS server. Tuy nhiên bạn có thể chỉ định DNS server cụ thể để tăng tốc kết nối Internet.

  • Bước 1: Mở Control Panel, chọn Network and Sharing Center > Chọn Change adapter settings > Nhấn chuột phải vào biểu tượng Ethernet hoặc Wifi mà bạn đang sử dụng > Chọn Properties.
  • Bước 2: Chọn Internet Protocol Version 4 [TCP/IPv4] > Chọn Properties > Nhập vào địa chỉ DNS server như hình bên dưới [Đây là địa chỉ của Google Public DNS Server, bạn có thể tham khảo và sử dụng các địa chỉ DNS server khác] > Nhấn OK.

Tắt Update Windows:

Microsoft đã bổ sung thêm một tùy chọn chuyên dụng trên Windows 10 đó là mang một phần update vào máy tính trên Local Network hoặc Internet trên hệ thống. Rõ ràng điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ kết nối trên hệ thống của bạn. Tuy nhiên bạn có thể tắt tính năng này đi để tăng tốc độ kết nối Internet trên hệ thống.

Xóa bộ nhớ cache và cookies của trình duyệt:

Đôi khi trong một số trường hợp nếu có quá nhiều cookies và bộ nhớ cache bị lỗi có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ kết nối Internet của bạn. Do đó lời khuyên cho bạn là nên xóa cookies và bộ nhớ cache đi.

Bạn có thểxóa cookies và bộ nhớ cache bằng tay hoặc cách khác là sử dụng ứng dụng thứ 2 chẳng hạn như CCleaner.

12. Dọn dẹp rác máy tính [HDD]

Hầu như mọi thao tác trên máy tính như bạn lướt web, sử dụng phần mềm hay nén giải nén tệp tin bất kì, thậm chí là gỡ bỏ cài đặt phần mềm, tất cả đều có khả năng sinh ra rác máy tính.

Rác máy tính là một tên gọi chỉ nhữngtập tin dư thừa, tồn tại và tích lũy dầntheo thời gian làmchiếm một dung lượng đáng kểvàcản trở sự hoạt động bình thường của máy tính.

Những tệp tin tạm, những dữ liệu không còn sử dụng đến góp phần làm đầy bộ nhớ ổ cứng của bạn. Dọn dẹp ổ cứng để tăng thêm không gian lưu trữ cũng như việc tìm kiếm dữ liệu được dễ dàng, nhanh chóng hơn.

  • Dọn tập tin tạm trên ổ cứng
  • Xóa lịch sử Recent places
  • Xóa bộ nhớ Cache
  • Xóa các file trong Recycle Bin
  • Xóa các chương trình không sử dụng
  • Dọn rác máy tính bằng phần mềm ngoài

​ Sử dụng tính năng Disk Cleanup: Nhấn chuột phải vào ổ đĩa mà bạn muốn dọn rác [ví dụ ổ C], chọn Properties > Chọn Disk Cleanup > Tích chọn các file bạn muốn xóa > Chọn OK > Chọn Delete Files để hoàn tất.

​ Sử dụng tính năng Storage Sense: Mở Cài đặt > Chọn System > Chọn Storage > Bật On cho tính năng Storage Sense

13. Vô hiệu hóa màu tự động của Windows 10 và tắt hiệu ứng trong suốt

Khi chọn tính năng màu tự động, màu sắc của các thành phần như Taskbar, Start Menu, thanh tiêu đề sẽ thay đổi theo hình nền hệ thống. Vô hiệu hóa màu tự động cũng như hiệu ứng trong suốt sẽ giúp Windows hoạt động nhẹ nhàng hơn.

Cách thực hiện như sau: Mở Cài đặt > Chọn Personalization > Chọn Colors > Bấm vào biểu tượng On/Off để tắt hiệu ứng trong suốt tại dòng Transparency effects > Bỏ tích tại dòng Automatically pick an accent color from my background để vô hiệu hóa màu tự động.

14. Vô hiệu hóa trợ lý ảo Cortana

Cortana hay còn gọi là trợ lý ảo, nó là một trong những tính năng mới được cập nhật trên hệ điều hànhWindows 10. Người dùng có thể sử dụng Cortana để ra lệnh cho máy tính của mình làm việc, truy vấn thông tin bằng giọng nói Hiện Cortana được đánh giá cao bởi khả năng hỗ trợ người dùng siêu cấp lên tới 6 thứ tiếng khác nhau.

Trợ lý ảo Cortana giúp bạn ra lệnh cho máy tính bằng giọng nói [Phải sử dụng tiếng Anh]. Nếu bạn cảm thấy Cortana không hữu ích với mình thì có thể tắt đi để tiết kiệm tài nguyên máy tính hơn.

Hướng dẫn vô hiệu hóa trợ lý ảo Cortana:

Bước 1: Bấm tổ hợp phím Windows + R để xuất hiện hộp thoại Run > Nhập dòng gpedit.msc > Chọn OK.

Bước 2: Chọn Administrative Templates > Chọn Windows Components > Chọn Search > Chọn Allow Cortana.

Bước 3: Tích chọn Disabled > Chọn Apply > Nhấn OK.

15. Gỡ bỏ các ứng dụng và tính năng thừa thãi của Windows

Windows 10 vẫn có quá nhiều tính năng vô dụng và gây phiền toái cho người dùng. Dù Windows 10 là một bước nhảy vọt so với Windows 8 nhưng vẫn cần một số tinh chỉnh nhỏ để nó trở nên hoàn hảo hơn.

Có một số ứng dụng được Windows mặc định cài đặt vào. Bạn có thể xóa chúng đi để có thêm không gian cho các ứng dụng khác hoạt động tốt hơn.

Gỡ bỏ các ứng dụng và tính năng này bằng cách: Mở Cài đặt > Chọn Apps > Tại mục App & features, chọn ứng dụng mà bạn muốn gỡ bỏ > Chọn Uninstall.

Hoặc bạn có thể mở Control Panel, chọn Programs & Features > Chọn Turn Windows features on or off > Bỏ tích các ứng dụng và tính năng không sử dụng > Nhấn OK.

Một số tính năng không mấy hữu ích trên Windows 10 mà bạn có thể gỡ bỏ theo gợi ý muốn:
  • Biểu tượng People trống trơn
  • Thư mục 3D Object ít ai đụng tới
  • News feed thừa thãi của trình duyệt Microsoft Edge
  • Trình tìm kiếm Bing thiếu hiệu quả
  • Timeline lộn xộn
  • Chế độ S Mode
  • Candy Crush Saga và một loạt trò chơi vô vị khác

16. Lưu ý cập nhật Windows 10 thường xuyên

Những bản cập nhật Windows 10 có thể được cài đặt dễ dàng bằng tính năng Windows Update. Mặc dù bạn có thể tải xuống thủ công những bản cập nhật này tại máy chủ của Microsoft, tuy nhiên update Windows 10 thông qua Windows Update thì là việc dễ dàng hơn.

Microsoft luôn đưa ra những bản cập nhật nhằm nâng cao tính ổn định và hiệu suất cho Windows 10. Cập nhật hệ điều hành thường xuyên sẽ giúp máy tính của bạn chạy nhanh và mượt mà hơn.

Cách kiểm tra tình trạng cập nhật Windows 10: Mở Cài đặt > Chọn Update & Security > Chọn Windows Update.

17. Sửa các lỗi hệ thống phát sinh

Khắc phục sự cố [Troubleshoot] trên Windows 10 Creator đã được Microsoft chăm chút kỹ càng. Giờ đây chúng ta có hẳn mục Khắc phục sự cố trong phần Cập nhật và bảo mật [Update & Security]. Troubleshoot trên Windows 10 Creator giúp chúng ta tìm và sửa nhanh những lỗi windows phổ biến. Lỗi màn hình xanh, lỗi kết nối mạng, lỗi âm thanh

Hướng dẫn thực hiện: Mở Cài đặt > Chọn Update & Security > Chọn Troubleshoot > Chọn thành phần mà bạn muốn sửa lỗi, nhấn Run the troubleshooter.

Chúng ta có thể tìm và khắc phục các lỗi windows cơ bản sau

  • Internet Connections: Tìm và khắc phục lỗi kết nối mạng Internet.
  • Playing Audio: Tìm và khắc phục lỗi âm thanh.
  • Printer: Tìm và khắc phục lỗi máy in.
  • Windows Update: Khắc phục các lỗi ngăn cản việc cập nhật Windows.
  • Blue Screen: Khắc phục lỗi khiến Windows bịmàn hình xanh.
  • Hardware and Decices: Tìm và khắc phục các lỗi về phần cứng và thiết bị.
  • Network Adapter: Tìm và khắc phục lỗi wifi hoặc mạng dây.
  • Power: Tìm và khắc phục lỗi liên quan đến thiết lập nguồn điện.
  • Program Compatibility: Tìm và khắc phục lỗi phần mềm không tương thích trên windows 10.
  • Windows Store Apps: Khắc phục lỗi ứng dụng trên chợ ứng dụng.

18. Cập nhật driver của máy tính lên phiên bản mới nhất

Trình điều khiển [driver] của các thiết bị phần cứng trên máy tính được sử dụng để phần cứng giao tiếp với hệ điều hành. Nhưng nếu bạn đang gặp phải rắc rối hệ thống nhưmáy in không hoạt động,không thể kết nối mạng,máy tính mất âm thanh thì có thể là do driver đã quá cũ.

Hãy cập nhật driver thường xuyên để đảm bảo các thiết bị phần cứng được hệ điều hành nhận diện đúng và hoạt động tốt trên máy tính. Hãy tham khảo những giải pháp dưới đây của chúng tôi để cập nhật driver đơn giản hơn nhé.

Các cách cập nhật driver để tăng tốc win 10

  • Cập nhật driver bằng câu lệnh
  • Cập nhật driver thông qua Device Manager
  • Cập nhật driver bằng Windows Update
  • Cập nhật driver thông qua website của nhà sản xuất
  • Tìm, tải và cài driver bằng các phần mềm cập nhật driver

Cập nhật driver thông qua Device Manager

Nhấn chuột phải vào biểu tượng This PC, chọn Manage > Chọn Device Manager > Chọn tên driver muốn cập nhật, nhấn chuột phải và chọn Update driver > Chọn Search automatically for updated driver software.

19. Tắt hiệu ứng âm thanh cũng giúp tăng tốc win 10

Trên Windows 10, các thông báo sẽ cảnh báo bạn về bất cứ những gì xảy ra trong hệ thống hay một ứng dụng nào đó. Tuy nhiên, mỗi khi thông báo hiện ra đều kèm theo một âm báo, có thể điều này sẽ gây phiền nhiễu đến nhiều người.

Bạn không thích những âm thanh của hệ thống hoặc các ứng dụng cứ liên tục phát ra khiến bạn mất tập trung.

Tắt hiệu ứng âm thanh dễ dàng bằng cách: Bạn mở Control Panel, chọn Sound > Mở thẻ Sounds > Dưới dòng Sound Scheme, ấn vào mũi tên sổ xuống và chọn No Sounds > Nhấn OK.

20. Tắt quảng cáo của Windows 10

Các tin quảng cáo vừa gây khó chịu vừa tiêu tốn tài nguyên để thường xuyên cập nhật và hiển thị.

Nếu để ý bạn sẽ thấy những chấm tròn với các nội dung hiển thị về du lịch hay những lời mời tải game/ứng dụng ngay trên màn hình khóa. Và để tắt chúng bạn có thể thực hiện như sau:

​ Tắt quảng cáo trên màn hình khóa: Mở Cài đặt > Chọn Personalization > Chọn Lock screen > Chuyển trạng thái thành Off tại dòng Get fun facts, tips, tricks and more on your lock screen.

​ Tắt quảng cáo trên Start Menu: Mở Cài đặt > Chọn Personalization > Chọn Start > Tại dòng Show suggestions occasionally in Start, chuyển trạng thái thành Off.

Tắt quảng cáo trên Start Menu Windows 10

Quảng cáo trên Start Menu sẽ khiến rất nhiều bạn gặp khó khăn trong quá trình sử dụng, đa phần nội dung của quảng cáo này là giới thiệu về game và app. Để tắt chúng bạn có thể thao tác như sau:

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + i [Setting] >Personalization > Start..
  • Tắt tùy chọn Occasionally show suggestions in Start.

Tắt nội dung gợi ý

Đôi khi Microsoft sẽ gửi đến máy tính bạn một vài nội dụng gợi ý hay hướng dẫn sử dụng Windows 10, nếu cảm thấy khó chịu thì hãy tắt chúng theo hướng dẫn sau:

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + i [Setting] >System >Notifications Actions.
  • Tắt tùy chọn Get tips, tricks, and suggestions as you use Windows.

Tắt Get Office, Xbox trên Windows 10

Chắc hẳn đây là một trong những tính năng dư thừa làm người dùng khó chịu hàng đầu khi sử dụng Windows 10, để tắt thông báo này bạn có thể thao tác như sau:

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + i [Setting] >System >Notifications Actions.
  • Di chuyển xuống mục dang sách ứng dụng và tắt tùy chọnGet Office, Xbox.

21. Tắt tường lửa Windows Firewall tăng tốc win 10 hiệu quả

Tường lửa là một hệ thống bảo mật mạng giám sát và kiểm soát lưu lượng mạng đến và đi. Tường lửa thiết lập một rào cản giữa một mạng nội bộ đáng tin cậy và mạng bên ngoài không tin cậy, chẳng hạn như Internet. Nhưng trong lúc sử dụng tường lửa lại làm cho chúng ta thấy phiền phức và nó cũng ngốn một phần tài nguyên hệ thống, gây chậm win 10 nếu máy tính của bạn có cấu hình yếu.

Để tắt tường lửa bạn thực hiện như sau:

Sử dụng Control Panel

Bước 1: MởControl Panel> ChọnWindows Defender Firewall.

Bước 2: Trong cửa sổWindows Firewallbạn hãy nhấn vào mụcTurn Windows Firewall on or offđể có thể bắt đầu lựa chọn bật tắt tường lửa tùy ý.

Bước 3: Nhấn vào 2 ô tùy chọnTurn off windows firewall[not recommended] và nhấnOKlà được.

Sử dụng lệnh CMD

Bước 1: Nhập vào ô tìm kiếm từ khoáCMD> ChọnRun as administrator.

Bước 2: Tại giao diện củaCommand Promptbạn dùng lệnhnetsh advfirewall set allprofiles states offđể tắt tường lửa trênWindows 10.

Như vậy bài viết đã hướng dẫn bạn cách tăng tốc máy tính Windows 10 hỗ trợ làm việc online hiệu quả, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

Các phương pháp tăng tốc win 10 nâng cao

1. Nâng cấp, thay ổ cứng HDD thường bằng ổ SSD

Hiện nay công nghệ ổ cứng đã thay đổi rất nhiều, với mức giá khá mềm so với trước kia mà bạn vẫn có thể được dùng dòng ổ cứng SSD mới nhất với dung lượng lưu trữ khá hơn trước rất nhiều [ít nhất là so với thời điểm SSD mới xuất hiện], mà tốc độ truy xuất dữ liệu lại nhanh hơn rất nhiều, do vậy Windows 10 trên máy tính của bạn cũng có cảm giác nhanh hơn hẳn.

2. Gỡ cài đặt bloatware để tăng tốc win 10

Một trong những yếu tố lớn nhất làm chậm hệ thống Windows là phần mềm không mong muốn, còn gọi là bloatware. Chúng chiếm vị trí trên ổ đĩa và không gian bộ nhớ một cách không cần thiết, cản trở các ứng dụng khác thực hiện hết tiềm năng của mình.

Đó là lý do tại sao xóa các ứng dụng như vậy làm tăng hiệu suất của hệ thống, đặc biệt nếu bạn tải xuống nhiều chương trình nhưng không hoặc hiếm khi sử dụng chúng. Đối với các ứng dụng hiếm khi được sử dụng, để tránh phải cài đặt phần mềm, bạn có thể sử dụng các ứng dụng portable thay thế.

Để xóa phần mềm bloatware hoặc ứng dụng không sử dụng, hãy làm theo các bước sau:

  1. Nhấp chuột phải vào Start> Control Panel.
  2. Chọn Programs > Programs and Features.
  3. Chọn Uninstall/Change để xóa các chương trình không mong muốn, xóa từng chương trình một.
  4. Làm theo hướng dẫn trong hộp thoại để gỡ cài đặt phần mềm.

3. Kích hoạt chế độ Hibernate

Ở chế độ Hibernate [chế độ ngủ đông], trạng thái của máy tính [các chương trình và dữ liệu của chúng đã mở] được ghi trên ổ cứng khi bạn tắt PC. Khi bạn bật hệ thống, Windows 10 mất vài giây để mở và cho phép bạn quay lại vị trí bạn đã dừng lại [vì các chương trình của bạn vẫn mở cùng với các phiên làm việc của chúng].

Thực hiện các bước sau để bật tùy chọn ngủ đông:

  1. Nhấn Win + I và sau đó chọn System
  2. Chọn Power & sleep > Additional power settings, rồi mở Power Options.
  3. Trên bảng điều khiển bên trái, chọn Choose what the power buttons do.
  4. Trong cửa sổ mới, nhấp vào Change settings that are currently unavailable.
  5. Chọn Hibernate và nhấp vào nút Save changes ở dưới cùng

Bây giờ bạn có thể chọn tùy chọn Hibernate từ menu Start bất cứ khi nào bạn muốn đưa máy tính vào trạng thái ngủ đông, rồi sau đó trở lại làm việc một cách nhanh chóng.

4. Vô hiệu hóa Search Indexing

Tính năng Search Indexing [lập chỉ mục tìm kiếm] cải thiện các phản hồi của công cụ tìm kiếm và tăng tốc độ tìm kiếm trong Windows 10. Tuy nhiên, nó làm suy yếu hiệu năng khi chạy trong chế độ nền và sử dụng rất nhiều tài nguyên hệ thống. Vì lý do này, nếu thỉnh thoảng bạn mới tìm kiếm, tốt nhất bạn nên vô hiệu hóa tính năng này.

Làm theo các bước được đề cập bên dưới để tắt tính năng Search Indexing:

  1. Nhấp chuột phải vào Start> Computer Management.
  2. Nhấp đúp vào Services and Applications > Services.
  3. Trong danh sách dịch vụ, tìm Windows Search và nhấp đúp vào nó.
  4. Ở cửa sổ mới, trong phần Startup type, chọn Manual hoặc Disabled và sau đó nhấn nút OK để lưu các thay đổi của bạn.

5. Giảm tải cho trình duyệt

Tiện ích mở rộng trình duyệt và các tiện ích bổ sung hoạt động cho mọi tab hoặc cửa sổ đã mở và do đó, sử dụng một lượng tài nguyên hệ thống đáng kể. Vì vậy, việc cài đặt nhiều tiện ích mở rộng và tiện ích bổ sung cho trình duyệt sẽ làm giảm hiệu suất máy tính của bạn. Do đó, để tăng tốc độ Windows 10, bạn phải vô hiệu hóa hoặc loại bỏ tất cả các tiện ích mở rộng và tiện ích bổ sung không sử dụng.

Nếu bạn sử dụng Chrome làm trình duyệt web, hãy làm theo các bước sau để xóa tiện ích mở rộng:

  1. Nhấp vào biểu tượng dấu 3 chấm ở góc trên cùng bên phải của cửa sổ trình duyệt.
  2. Chọn More tools > Extensions.
  3. Bỏ chọn Enabled cho mọi tiện ích bạn muốn tắt tạm thời hoặc nhấp vào biểu tượng thùng rác để gỡ cài đặt hoàn toàn.

Nếu bạn sử dụng Mozilla Firefox làm trình duyệt, hãy làm theo các bước sau để xóa tiện ích bổ sung:

  1. Nhấp vào biểu tượng 3 gạch ngang ở góc trên cùng bên phải của cửa sổ trình duyệt.
  2. Chọn Add-ons để mở công cụ Add-ons Manager.
  3. Chọn Extensions từ sidebar bên trái để xem danh sách.
  4. Nhấp vào nút Disable cho các tiện ích bổ sung mà bạn muốn tắt tạm thời hoặc nhấp vào nút Remove để gỡ cài đặt hoàn toàn các tiện ích bổ sung không cần nữa.

6. Gỡ cài đặt phông chữ và các driver

Driver, cũng như phông chữ, load và sử dụng tài nguyên, gây ra sự chậm trễ trong việc khởi động hệ thống. Do đó, nếu bạn không cần chúng, hãy xóa chúng để cải thiện hiệu suất của PC Windows 10.

Để gỡ cài đặt driver, hãy xem phần Gỡ cài đặt bloatware ở trên. Trong phần Programs and Features, chỉ cần chọn driver bạn muốn xóa. Nếu driver không hiển thị trong Programs and Features, bạn có thể làm theo các bước sau:

  1. Nhấp chuột phải vào Start, chọn Device Manager để mở cửa sổ.
  2. Xác định vị trí phần cứng mà bạn muốn gỡ bỏ cài đặt driver, sau đó nhấp chuột phải vào đó và chọn Uninstall.
  3. Chọn tùy chọn Delete the driver software for this device và bấm OK.

Để xóa phông chữ, hãy làm theo các bước dưới đây:

  1. Nhấp chuột phải vào Start và chọn Control Panel.
  2. Chọn Category trong View và sau đó chọn Fonts.
  3. Chọn phông chữ bạn không sử dụng và sau đó nhấp vào nút Delete.

7. Tăng tốc win 10 bằng cách tắt Windows Tips

Tính năng Tips của Windows 10 đã chứng tỏ mình rất hữu ích cho người mới sử dụng để hiểu hơn về hệ thống và đặc biệt, để tránh thay đổi cấu hình không cần thiết. Tuy nhiên, những người có kinh nghiệm có thể vô hiệu hóa tính năng Tips và tối đa hóa hiệu năng hệ thống.

Thực hiện các bước sau để tắt tính năng Tips của Windows 10:

  1. Chọn nút Start, vào Settings.
  2. Chọn System và ở bên trái, chọn Notifications & actions.
  3. Tắt tùy chọn Show me tips about Windows.

8. Tắt Dynamic Color Adaptation

Tính năng Dynamic Color Adaptation của Windows 10 sẽ tự động chọn màu từ hình nền của desktop và điều chỉnh màu sắc của giao diện người dùng cho phù hợp.

Tính năng này làm tăng việc sử dụng tài nguyên và giảm hiệu suất của máy tính Windows 10. Đó là lý do tại sao, vô hiệu hóa tính năng này giải phóng tài nguyên và cải thiện khả năng phản hồi của hệ thống.

Làm theo các bước sau để tắt tính năng Dynamic Color Adaptation:

  1. Nhấp vào nút Start và từ menu, chọn Settings.
  2. Chọn Personalization từ sidebar bên trái, sau đó chọn Colors.
  3. Tắt Automatically pick an accent color from my background.

9. Sử dụng CCleaner thường xuyên

Theo thời gian, mọi hệ thống Windows được lấp đầy bởi dữ liệu tạm thời và dữ liệu rác, do đó làm hệ thống chậm đi. Tốt nhất là loại bỏ các dữ liệu đó thường xuyên.

CCleaner là một công cụ dọn dẹp ổ đĩa, xóa các file tạm thời, cookie, bộ nhớ cache và các dữ liệu rác khác, những thứ đòi hỏi phải làm sạch thường xuyên để giữ cho hệ thống hoạt động trơn tru.

10. Sửa các lỗi Registry

Windows Registry là kho lưu trữ trung tâm các cấu hình của một hệ thống hoàn chỉnh. Theo thời gian, cơ sở dữ liệu này tăng lên đáng kể các mục không cần thiết hoặc bị mất, dẫn đến sự chậm lại của registry và làm giảm hiệu suất tổng thể của hệ thống.

Để tránh phải tình trạng này, Registry nên được làm sạch thường xuyên với một công cụ chuyên dụng. CCleaner là một trong những công cụ giúp dọn dẹp những thứ có vấn đề trong registry và thậm chí, cung cấp một bản sao lưu cho registry trước khi thực hiện dọn dẹp.

Để sửa lỗi Registry bằng CCleaner, hãy thực hiện các bước sau:

  • Tải xuống và cài đặt CCleaner.
  • Mở CCleaner và nhấp vào biểu tượng Registry ở bên phải.
  • Chọn các vấn đề cần khắc phục và nhấp vào nút Scan for Issues.
  • Sau khi quá trình quét hoàn tất, hãy nhấp vào nút Fix selected issues.

11. Tùy chỉnh các tùy chọn File Explorer

File Explorer của Windows 10 có một số tùy chọn để cải thiện trải nghiệm người dùng tổng thể, cũng ảnh hưởng đến hiệu suất của PC. Vô hiệu hóa các tùy chọn không được yêu cầu sẽ cải thiện hiệu suất tổng thể của Windows và mang đến cho bạn trải nghiệm mượt mà, đặc biệt khi sử dụng explorer.

Để định cấu hình các tùy chọn File Explorer trong Windows 10, hãy làm theo các bước sau:

  1. Nhấp vào Start, chọn File Explorer để mở nó và nhấp vào tab View.
  2. Nhấp vào nút Options và nhấp vào Change folder and search options.
  3. Một hộp thoại Folder Options sẽ mở ra. Hãy chọn tab View và bỏ chọn các tùy chọn sau trong Advanced settings:
    • Always show icons, never thumbnails
    • Display file icon on thumbnails
    • Display file size information in folder tips
    • Show encrypted or compressed NTFS files in color
    • Show pop-up description for folder and desktop items
    • Show preview handlers in the preview pane
  4. Cũng trong Advanced settings, hãy chọn các tùy chọn sau:
    • Hide empty drives
    • Hide extensions for known file types
    • Hide folder merge conflicts
    • Hide protected operating system files [Recommended]
  5. Nhấp vào OK để lưu các thay đổi cấu hình.

12. Tăng tốc windows 10 bằng cách tắt tính năng đồng bộ hóa

Windows 10 đồng bộ nhiều thứ như mật khẩu, cài đặt trình duyệt, tùy chọn ngôn ngữ và hệ thống, v.v với tài khoản Microsoft của bạn. Do đó, tính năng này tiêu thụ tài nguyên hệ thống và băng thông kết nối web của bạn. Vì vậy, hãy cân nhắc việc tắt tính năng đồng bộ hóa, nếu bạn không thực sự cần, vì nó giúp cải thiện hiệu suất của hệ thống.

Để tắt tính năng đồng bộ hóa trên PC Windows 10, hãy thực hiện các bước sau:

  1. Nhấp vào tùy chọn Start > Settings > Accounts.
  2. Ở bên trái, chọn tùy chọn cuối cùng Sync your settings.
  3. Tắt cài đặt đồng bộ hóa.

13. Sử dụng Performance Monitor

Windows 10 có một công cụ giám sát hiệu suất thời gian thực hữu ích được gọi là Performance Monitor. Công cụ này nêu những thông tin chi tiết về hệ thống và tài nguyên phần cứng, các vấn đề về hiệu suất và service, đồng thời cũng đề xuất giải pháp cho những vấn đề được liệt kê.

14. Ngừng đồng bộ hóa OneDrive

Bộ lưu trữ file OneDrive dựa trên đám mây của Microsoft, được tích hợp trong Windows 10, giữ cho các file được đồng bộ và cập nhật trên tất cả mọi PC của bạn. Đây cũng là một công cụ sao lưu hữu ích để nếu PC hoặc ổ cứng bị hỏng, tất cả các file của bạn vẫn nguyên vẹn, sẵn sàng chờ bạn khôi phục.

Dưới đây là cách tạm thời tắt đồng bộ OneDrive để xem điều đó có tăng hiệu suất hệ thống hay không.

Hãy nhấp chuột phải vào biểu tượng OneDrive [trông giống như một đám mây] trong khu vực thông báo ở bên phải của thanh tác vụ, sau đó nhấp vào nút More ở cuối màn hình. Từ màn hình pop-up xuất hiện, nhấp vào Pause syncing và chọn 2 giờ, 8 giờ hoặc 24 giờ, tùy thuộc vào khoảng thời gian bạn muốn tạm dừng. Trong thời gian đó, hãy đánh giá xem bạn có thấy tốc độ tăng đáng kể hay không.

Nếu thấy tốc độ tăng lên và bạn quyết định thực sự muốn tắt đồng bộ hóa, hãy bấm chuột phải vào biểu tượng OneDrive và từ cửa sổ pop-up, hãy chọn Settings > Account. Nhấp vào Unlink this PC, sau đó từ màn hình xuất hiện, nhấp vào Unlink account. Khi làm điều đó, bạn vẫn có thể lưu các file của mình vào thư mục OneDrive cục bộ, nhưng nó sẽ không đồng bộ với đám mây.

15. Reset/ Đặt lại Windows 10

Sự lựa chọn cuối cùng và nhanh nhất để cải thiện hiệu suất, tăng tốc Win 10 như mới đó là khôi phục cài đặt gốc Win 10. Tính năng này cho phép bạn đưa máy tính trở lại trạng thái mới cài đặt. Nếu bạn cần thông tin cụ thể nhất, hãy tham khảo qua cách reset Windows 10.

Cách reset lại PC về trạng thái ban đầu:

Bước 1. Nhấn Windows + I => sau đó chọn Update & Security.

Bước 2. Trong cửa sổ mới hiện ra, các bạn chọn Recovery trong tùy chọn bên trái.

Bước 3. Nhấp chọn Get startedtrong mục Reset this PC để bắt đầu quá trình reset.

Trên đây là tất cả những lời khuyên và thủ thuật có thể giúp tăng tốc máy tính Windows 10 toàn diện nhất. Hy vọng rằng với một số bước trên, Windows 10 của bạn đã khởi động và chạy nhanh hơn so với lúc trước.

Hãy chia sẻ với chúng tôi mẹo nào hữu ích nhất với bạn trong phần bình luận bên dưới. Ngoài ra, nếu bạn biết thêm bất kỳ mẹo nào khác, chúng tôi cũng rất muốn lắng nghe ý kiến ​​của bạn.

Chúc các bạn thành công!

Tăng tốc win 10 để làm gì?

Nếu PC của bạn chạy chậm, các đề xuất sau có thể giúp tăng tốc độ. Các mẹo được liệt kê theo thứ tự, vì vậy hãy bắt đầu với mẹo đầu tiên, xem liệu có hữu ích hay không, sau đó tiếp tục đến mẹo tiếp theo nếu không.

Một trong những cách tốt nhất để tận dụng tối đa PC của bạn là đảm bảo bạn đã cài đặt phiên bản Windows 10 mới nhất. Khi bạn kiểm tra các bản cập nhật, PC của bạn cũng sẽ tìm kiếm trình điều khiển thiết bị mới nhất, điều này cũng có thể giúp cải thiện hiệu suất PC của bạn.

Biết cách tăng tốc Windows 10 chắc chắn sẽ rất hữu ích trong tương lai. Windows 10 có thể là hệ điều hành được mã hóa hiệu quả nhất của Microsoft, nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ không có lúc nào nó có thể chậm lại. Xét cho cùng, nó có nhiều tính năng yêu cầu lượng lớn tài nguyên hệ thống. Đó là nguyên nhân của phần mềm bloatware, các tệp tạm thời và phần cứng kém mạnh hơn cũng có thể khiến máy tính của bạn chạy chậm lại.

Ngay cả khi phiên bản mới nhất của Windows 10 được tích hợp sẵn với các tính năng cực kỳ hữu ích để cải thiện hiệu quả tổng thể, máy tính của bạn sẽ cần một chút trợ giúp về thời gian và khả năng sử dụng nhất quán. Do đó, bạn sẽ cần phải tìm ra cách tăng tốc Windows 10 để đưa máy tính của bạn trở lại trạng thái đỉnh cao.

Đừng lo lắng; Chúng tôi ở đây để giúp đỡ. Hãy để chúng tôi hướng dẫn bạn cách tăng tốc Windows 10 khi bạn gặp phải một trong những lỗi chậm này. Từ chống phân mảnh và xóa các chương trình không mong muốn đến vô hiệu hóa các hiệu ứng đặc biệt thừa và thực hiện nâng cấp phần cứng, đây là những cách đã thử và đã thử nghiệm để làm điều đó.

Máy tính nào có thể Tăng tốc win 10

Khi phần cứng PC tiếp tục tăng tốc, phần mềm cũng vậy và Windows 10 cũng không phải là ngoại lệ. Điều này đặc biệt đúng với thời gian khởi động: Nếu bạn nâng cấp từ Windows 7 trở lên, bạn sẽ ngạc nhiên bởi tốc độ máy của bạn sẵn sàng hoạt động. Tuy nhiên, có những yếu tố hiệu suất khác cần xem xét sau khi bạn thiết lập và chạy. Ngay cả phiên bản Windows mới nhất, đẹp nhất cũng không tránh khỏi tình trạng chậm máy.

Vấn đề với nhiều câu chuyện về tăng tốc Windows là chúng yêu cầu bạn tắt một số tính năng thú vị hơn của hệ điều hành, chẳng hạn như hoạt ảnh trực quan. Hầu hết các mẹo của chúng tôi đều chỉ cho bạn những cách bạn có thể tăng tốc hệ thống Windows 10 của mình mà không ảnh hưởng đến giao diện và chức năng của nó. Hầu hết cũng miễn phí, nhưng một số liên quan đến việc chi một ít tiền mặt cho phần mềm hoặc phần cứng. Đối với những người sử dụng máy cũ hơn, công suất thấp, những người muốn tăng tốc độ nhưng không quan tâm đến các tính năng bổ sung, một vài mẹo cuối cùng sẽ giúp tăng hiệu suất hệ thống với chi phí giảm trực quan.

Lưu ý rằng bạn nên cẩn thận với những câu Tăng tốc PC của bạn! quảng cáo cho các trình dọn dẹp sổ đăng ký, thường dẫn đến phần mềm độc hại. Microsoft hoàn toàn không hỗ trợ việc sử dụng trình dọn dẹp sổ đăng ký cho Windows 10.

Một điều được khuyến nghị là luôn cập nhật phiên bản hệ điều hành của bạn. Điều này có vẻ quá rõ ràng để bao gồm bên dưới như một bước riêng biệt. Định kỳ truy cập phần Windows Update của ứng dụng Cài đặt để xem liệu có bất kỳ bản cập nhật bảo mật và độ tin cậy nào mà bạn nên cài đặt hay không. PC của bạn có thể chạy nhanh hơn sau một trong số này, vì chúng cũng có thể bao gồm các bản cập nhật trình điều khiển phần cứng. Làm điều này ngay cả khi bạn chưa muốn có một bản cập nhật tính năng lớn bạn có thể trì hoãn các bản cập nhật lớn đó trong cùng một phần của Cài đặt.

Video liên quan

Chủ Đề