Huyện Đông Anh có bao nhiêu doanh nghiệp?

Trong số đó, cụm công nghiệp Thiết Bình [xã Vân Hà] có diện tích khoảng 20,98ha, tổng vốn đầu tư khoảng 491,7 tỷ đồng và cụm công nghiệp Liên Hà 2 [xã Liên Hà] có diện tích 21,99ha, tổng vốn đầu tư khoảng 426,776 tỷ đồng, là 2 cụm công nghiệp do Công ty cổ phần Phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam [VINADIC] - thành viên của Tập đoàn AMACCAO, làm chủ đầu tư

Cụm công nghiệp Dục Tú [xã Dục Tú] có diện tích 15ha, tổng vốn đầu tư 336,78 tỷ đồng do Công ty CP Đông Thành Hà Nội làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Cụm công nghiệp Thụy Lâm [xã Thụy Lâm] có diện tích 17ha; tổng vốn đầu tư khoảng 326,243 tỷ đồng; chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật là Công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Thanh Bình.

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dự buổi lễ khởi công.

4 cụm công nghiệp trên đều xác định thu hút các doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, mộc dân dụng, chạm khắc mỹ nghệ, sơn mài... và các ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác theo quy hoạch.

Việc xây dựng 4 cụm công nghiệp này góp phần hình thành mạng lưới cụm công nghiệp hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh cao; thu hút, dịch chuyển các hộ sản xuất trong khu dân cư vào cụm công nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; góp phần chuyên nghiệp hóa sản xuất làng nghề và tiểu thủ công nghiệp…

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh Nguyễn Anh Dũng cho biết, theo quy hoạch, huyện Đông Anh được định hướng trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao khu vực phía bắc của Hà Nội. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có 1 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp đang hoạt động.

Máy móc, thiết bị phục vụ việc khởi công, xây dựng các cụm công nghiệp.

Việc khởi công, động thổ 4 cụm công nghiệp lần này có ý nghĩa quan trọng tạo không gian, mở rộng và thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời, thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển dịch lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Thay mặt lãnh đạo thành phố, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị các sở, ban, ngành, huyện Đông Anh và các xã trên tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền giao Sở Công thương Hà Nội thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, phối hợp giải quyết khó khăn vướng mắc, kịp thời tham mưu cho thành phố các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm hoàn thành các dự án đưa vào hoạt động, khai thác theo đúng quy định.

Các đại biểu thực hiện nghi thức động thổ dự án.

Đối với các chủ đầu tư, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị tập trung toàn bộ nguồn lực để nhanh chóng hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp, thu hút nhà đầu tư thứ phát vào sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện Đông Anh nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.

Nhân dịp này, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố đã tặng hoa chúc mừng huyện Đông Anh và các chủ đầu tư, chúc các dự án về đích đúng cam kết, bảo đảm chất lượng.

Đặc biệt, trường hợp doanh nghiệp trúng liên tiếp số lượng lớn các gói thầu với giá "sát nút" trên cùng một địa bàn sẽ khiến dư luận đặt ra câu hỏi về việc tối ưu tiết kiệm ngân sách Nhà nước và liệu có vấn đề "ưu ái" cho doanh nghiệp? 

Nghị quyết quyết nghị thành lập quận Đông Anh, thành phố Hà Nội và 24 phường trên cơ sở nguyên trạng 185,68km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 437.308 người của huyện Đông Anh hiện có.

Tờ trình của UBND thành phố Hà Nội được Giám đốc Sở Nội Vụ Trần Đình Cảnh trình bày nhấn mạnh đến sự cần thiết thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận.

Cụ thể, huyện Đông Anh là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội có diện tích tự nhiên 185.08km2, quy mô dân số đạt hơn 400.000 người, có 24 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc; nơi tập trung nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch.

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 2 tuyến đường sắt chạy qua là các tuyến nối trung tâm thành phố Hà Nội với tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Lào Cai. Đặc biệt địa bàn huyện cách sân bay quốc tế Nội Bài 13km - cửa ngõ thông thương với quốc tế đã tạo cho Đông Anh nhiều lợi thể phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội.

Những năm trở lại đây, huyện Đông Anh đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp một cách hợp lý.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 xác định Đông Anh là khu vực đô thị trung tâm được phát triển mở rộng từ khu vực nội đô về phía Bắc thành phố Hà Nội với chức năng phát triển thương mại, giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, giải trí gắn với bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống khu di tích Cổ Loa, khai thác cảnh quan sông Thiếp và đầm Vân Trì; trung tâm triển lãm, thương mại Hà Nội [EXPO] và vui chơi giải trí của thành phố.

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh trình bày báo cáo tờ trình xem xét thông qua Đề án thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận Đông Anh. Ảnh: Quang Thái

Xây dựng Đông Anh thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính thương mại và giao dịch quốc tế

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Đông Anh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, xác định xây dựng Đông Anh thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính thương mại và giao dịch quốc tế phía Bắc sông Hồng, đóng vai trò là động lực phát triển ở phía Bắc của Thủ đô.

Từ thực tế đó, để đảm bảo cho mục tiêu, định hướng phát triển và mang lại nhiều lợi ích cho huyện Đông Anh nói riêng cũng như lợi ích của thành phố Hà Nội, cần có một giải pháp quản lý phù hợp hơn nữa trong công tác chính quyền địa phương, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của chính quyền trong quản lý tổng thể xã hội.

“Việc thành lập quận Đông Anh là phù hợp với hiện trạng phát triển và tốc độ đô thị hóa của huyện trong thời gian qua, tạo cơ sở pháp lý cho việc thiết lập mô hình tổ chức chính quyền đô thị phù hợp, tạo tiền để cho Đông Anh hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý hành chính Nhà nước; phù hợp với các quy hoạch đang được các cấp có thẩm quyền phê duyệt”, Giám đốc Sở Nội vụ khẳng định.

Quận Đông Anh sau khi thành lập có 185.68km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số hơn 400.000 người, có 24 đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc, bao gồm: Đông Anh; Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh và Xuân Nộn.

Việc thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận Đông Anh đã cơ bản đảm bảo các điều kiện quy định tại khoản 2, Điều 128 Luật Tổ chức chính quyền địa phương. 

Thành phố Hà Nội cũng đang triển khai lập Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065 để trình Chính phủ phê duyệt, đảm bảo phù hợp việc thành lập quận Đông Anh và các phường.

Thẩm tra Đề án, tờ trình và dự thảo Nghị quyết, Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội Duy Hoàng Dương đề nghị các sở ngành liên quan phối hợp với UBND huyện Đông Anh xây dựng ngay giải pháp, cân đối nguồn lực để thực hiện đạt tiêu chí chưa đạt.

Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đề xuất Ban Chỉ đạo xây dựng phát triển 5 huyện thành quận của thành phố Hà Nội có giải pháp tháo gỡ trước khi báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

UBND thành phố Hà Nội chỉ đào rà soát các quy trình thủ tục cần tiếp tục hoàn thiện, thống nhất để đủ điều kiện trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập quận Đông Anh. 

Trong đó đặc biệt quan tâm, chỉ đạo hoàn thành việc lập Đồ án Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2045 tầm nhìn đến năm 2065 để trình Chính phủ phê duyệt, đảm bảo tiêu chuẩn phù hợp quy hoạch đối với việc thành lập quận Đông Anh và 4 huyện còn lại theo kế hoạch; hoàn thiện hồ sơ báo cáo rà soát tiêu chí phân loại đô thị đặc biệt đối với thành phố Hà Nội.

UBND huyện Đông Anh trong quá trình xây dựng huyện thành quận cần tập trung phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thực chất và bền vững, đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân.

Tiếp tục phát huy tối đa các lợi thế, tiềm năng vốn có về vị trí địa lý, là đầu mối giao thông quan trọng với các tuyến đường giao thông huyết mạch, có tính kết nối vùng để tái cơ cấu nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ gắn với khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế về du lịch, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử, xây dựng thương hiệu các sản phẩm du lịch truyền thống của địa phương…

Hà Nội thông qua chủ trương thành lập quận Đông Anh và 24 đơn vị hành chính cấp phường trực thuộc. Đồ họa TTXVN

Chủ Đề