Huyện kiên hải cách đất liền bao nhiêu hải lý năm 2024

Theo Luật Biển Việt Nam 2012 định nghĩa: Đảo là một vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.

Quần đảo là một tập hợp các đảo, bao gồm cả bộ phận của các đảo, vùng nước tiếp liền và các thành phần tự nhiên khác có liên quan chặt chẽ với nhau.

Luật Biển Việt Nam 2012 khẳng định: “Đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.”

Một số hòn đảo nổi tiếng có thể kể đến như Phú Quốc, Lý Sơn, Côn Đảo, Bạch Long Vỹ.

Quần đảo bao gồm: Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, Quần đảo Thổ Chu.

Quy định về nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo

Đảo thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Đảo đá không thích hợp cho đời sống con người hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 Luật Biển Việt Nam 2012 và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố.

Danh sách các huyện đảo ở Việt Nam

1. Huyện đảo Bạch Long Vĩ [Hải Phòng]

Đảo Bạch Long Vĩ có diện tích vào khoảng 3km2 khi thủy triều xuống và nằm ở trung tâm vịnh Bắc Bộ.

Huyện đảo Bạch Long Vĩ không phân chia thành các đơn vị hành chính cấp xã.

2. Huyện đảo Cát Hải [Hải Phòng]

Huyện đảo Cát Hải bao gồm đảo Cát Bà và đảo Cát Hải, tổng diện tích khoảng 325,6km2.

Huyện Cát Hải có 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn và 10 xã.

3. Huyện đảo Cô Tô [Quảng Ninh]

Huyện đảo Cô Tô có diện tích 50,1 km², được chia thành 3 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 1 thị trấn và 2 xã.

4. Huyện đảo Côn Đảo [Bà Rịa - Vũng Tàu]

Huyện đảo có diện tích gần 77km2.

Huyện đảo Côn Đảo không phân chia thành các đơn vị hành chính cấp xã.

5. Huyện đảo Cồn Cỏ [Quảng Trị]

Đảo Cồn Cỏ được coi là dấu mốc để bắt đầu vẽ đường cơ sở của lãnh hải Việt Nam.

Diện tích khoảng 2,3km2, huyện đảo không tổ chức bộ máy hành chính cấp xã.

6. Huyện đảo Hoàng Sa [Đà Nẵng]

Huyện đảo Hoàng Sa được thành lập từ tháng 01/1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý [khoảng 315 km].

7. Huyện đảo Kiên Hải [Kiên Giang]

Huyện Kiên Hải là một huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, có 23 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong khu vực biển Tây Nam. Đơn vị hành chính gồm có 04 xã, diện tích tự nhiên 27,85 km2.

8. Huyện đảo Lý Sơn [Quảng Ngãi]

Lý Sơn là một huyện đảo thuộc tỉnh Quảng Ngãi, được tách ra từ huyện Bình Sơn năm 1992.

Huyện đảo Lý Sơn không phân chia thành đơn vị hành chính cấp xã.

9. Phú Quý [Bình Thuận]

Phú Quý là một huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, gồm 12 đảo lớn nhỏ với diện tích hơn 17km2. Huyện đảo Phú Quý có 3 đơn vị hành chính cấp xã.

10. Phú Quốc – thành phố biển đảo đầu tiên ở Việt Nam

Thành phố Phú Quốc được thành lập vào đầu năm 2021 trên cơ sở huyện đảo Phú Quốc trước đây và là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam với diện tích gần 590 km2.

Thành phố Phú Quốc có 9 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 phường và 7 xã.

11. Huyện đảo Trường Sa [Khánh Hòa]

Trường Sa là huyện đảo của tỉnh Khánh Hòa, diện tích 496km2, nằm ở khu vực phía Nam biển Đông, gồm 20 đảo nổi và khoảng 80 bãi đá ngầm, gốc san hô. Hòn đảo xa nhất cách đất liền tới 250 hải lý.

12. Huyện đảo Vân Đồn

Vân Đồn là một huyện đảo của tỉnh Quảng Ninh diện tích tự nhiên 551,3km2, dân số vào khoảng 39.384 người. Huyện Vân Đồn có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 trị trấn và 11 xã.

Châu Thanh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Nằm ở vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, Kiên Hải là huyện đảo thuộc tỉnh Kiên Giang, có diện tích tự nhiên 27,85 km2, gồm 23 đảo lớn, nhỏ. Đây là huyện đảo gần bờ, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch và kinh tế biển; đồng thời, có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh trong thế trận phòng thủ hướng biển của tỉnh Kiên Giang và Quân khu 9.

Để tạo thuận lợi cho công tác quản lý, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường quốc phòng, an ninh trên địa bàn, tháng 01/1983, Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] quyết định thành lập huyện Kiên Hải trên cơ sở xã đảo Lại Sơn [gồm cả quần đảo Nam Du và đảo Hòn Tre] của huyện An Biên; quần đảo Hải Tặc, Bà Lụa và đảo Hòn Nghệ thuộc huyện Hà Tiên. Sau nhiều lần điều chỉnh, chia tách, đến nay Huyện có 04 xã: Hòn Tre, Lại Sơn, An Sơn và Nam Du, với 13 ấp, tổng dân số trên 22.000 người. Đây là địa bàn có ngư trường rộng lớn, thuận lợi để phát triển mạnh các ngành kinh tế biển, nhất là khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản, v.v. Dựa vào những lợi thế đó, Huyện đẩy mạnh đầu tư phát triển các đội tàu đánh cá hiện đại, để ngư dân vươn khơi, bám biển, khai thác hải sản, phát triển kinh tế biển. Bên cạnh đó, Kiên Hải cũng chú trọng nuôi trồng thủy sản trên các lồng, bè ven các đảo theo hướng công nghiệp, quy mô lớn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ bền vững môi trường biển. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho hậu cần nghề cá cũng là hướng đi được Huyện quan tâm đầu tư, nhất là đầu tư xây dựng khu neo đậu tránh, trú bão ở đảo Nam Du, hiện đại hóa các cảng cá và mở rộng liên kết các khâu khai thác, thu mua, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, v.v.

Được hình thành bởi nhiều đảo lớn, nhỏ, nên Kiên Hải có nhiều bãi biển đẹp, hoang sơ, như: Bãi Bàng, Bãi Bấc, Bãi Thiên Tuế, Bãi Giếng [xã Lại Sơn]; Bãi Cây Mến, Bãi Đất Đỏ, Bãi Ngự [xã An Sơn]; Bãi Hòn Mấu, Hòn Dầu [xã Nam Du]; có nhiều loài hải sản phong phú, đa dạng; khí hậu ôn hòa, môi trường trong lành và con người thân thiện,… nên rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Hằng năm, Huyện đảo thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm, nghỉ dưỡng. Với lợi thế này, Kiên Hải đã và đang nỗ lực đưa du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực của địa phương bằng cách huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, chú trọng giáo dục nâng cao kiến thức và kỹ năng làm du lịch cho người dân; đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhằm biến những hòn đảo hoang sơ trở thành các điểm du lịch hấp dẫn. Nhờ có hướng đi đúng, cách làm sáng tạo nên từ một huyện đảo còn nhiều khó khăn, dân cư thưa thớt, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sau hơn 40 năm thành lập, Kiên Hải đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trên 10%, thu nhập đầu người năm 2022 đạt khoảng 62,5 triệu đồng; 03/04 xã có trạm cung cấp nước sạch; 100% trường học được xây dựng kiên cố; 03/04 xã đạt chuẩn nông thôn mới, v.v.

Nằm trong quy hoạch không gian biển quốc gia và chiến lược phát triển biển, đảo của Tỉnh, phát huy truyền thống quê hương cách mạng, với ý chí và khát vọng vươn lên, bằng những giải pháp thiết thực, hiệu quả và bước đi phù hợp, chắc chắn trong tương lai không xa, huyện đảo Kiên Hải sẽ có bước phát triển mới, tăng trưởng theo mô hình kinh tế xanh, bền vững, góp phần tăng cường thế trận quốc phòng, an ninh ngày càng vững chắc, trở thành “điểm sáng” ở vùng biển, đảo chiến lược Tây Nam của Tổ quốc.

Chủ Đề