Huyện kim sơn có bao nhiêu xã năm 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 968/QĐ-TTg ngày 18.8.2023 công nhận huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022.

Theo quyết định này, UBND tỉnh Ninh Bình có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Kim Sơn tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Là huyện duy nhất của Ninh Bình có biển, địa bàn rộng, dân số đông, sau hơn 12 năm thực hiện xây dựng nông thôn mới, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, các chính sách linh hoạt, phù hợp, cùng với sự tham gia chủ động, tích cực của người dân; Kim Sơn đã hoàn thành các điều kiện xét công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Đến nay, 23/23 xã của huyện Kim Sơn đã đạt chuẩn nông thôn mới, 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 33 thôn, xóm đạt chuẩn khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; 2/2 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.

Tổng nguồn vốn huy động từ khi triển khai thực hiện chương trình đến nay là trên 7.000 tỉ đồng, trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước là trên 3.600 tỉ đồng; vốn đóng góp của cộng đồng dân cư là trên 2.100 tỉ đồng.

Kim Sơn đã khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế biển, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề dịch vụ, là địa phương dẫn đầu về phát triển kinh tế nông nghiệp, thuỷ sản, là vựa lúa của tỉnh Ninh Bình.

Đến hết năm 2022 thu nhập bình quân toàn huyện đạt 57,2 triệu đồng/người/năm. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2021-2025 giảm xuống còn 1,24%. Tỉ lệ người dân hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới, đạt 99,53%.

Sau hơn 3 năm sáp nhập, đến nay, các đơn vị hành chính được sắp xếp lại trên địa bàn huyện Kim Sơn đã và đang hoạt động ổn định, hiệu quả; đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ.

Huyện kim sơn có bao nhiêu xã năm 2024
Bộ máy hành chính tại xã Xuân Chính, sau khi sáp nhập từ 2 xã cũ là Chính Tâm và Xuân Thiện đã được vận hành ổn định, từng bước đi vào nền nếp. Được thành lập trên cơ sở 2 xã cũ là Chính Tâm và Xuân Thiện, hiện nay xã Xuân Chính có diện tích gần 7km2 với hơn 5.700 nhân khẩu, trong đó đồng bào theo đạo Công giáo chiếm gần 85% dân số. Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục mọi khó khăn, tổ chức bộ máy hoạt động ổn định, hiệu quả, thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo QPAN, xây dựng đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 60 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều còn khoảng 5%.

Huyện Kim Sơn hiện có 25 đơn vị hành chính cấp xã, giảm 2 đơn vị so với trước. Ngoài 2 xã Chính Tâm, Xuân Thiện sáp nhập thành xã Xuân Chính, thì xã Yên Mật cũng đã được sáp nhập vào hai xã Kim Chính và Như Hòa.

Huyện kim sơn có bao nhiêu xã năm 2024

Bên cạnh ổn định tình hình tư tưởng cho nhân dân tại các xã sáp nhập, một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Kim Sơn đã tập trung giải quyết và đạt được nhiều kết quả tích cực đó là việc bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, bởi sau sáp nhập cả huyện còn dôi dư 36 người. Đến nay, đã giải quyết xong đối với 35 truờng hợp, còn một trường hợp dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2023, song trước một năm so với lộ trình mà Bộ Nội vụ đặt ra.

Huyện kim sơn có bao nhiêu xã năm 2024

Đến nay, hầu hết các đơn vị hành chính cấp xã ở Kim Sơn sau sáp nhập đã khai thác, sử dụng khá hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, đồng thời từng bước tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Qua đó khẳng định chủ trương sắp xếp lại các đơn vị hành chính là đúng đắn, mang lại hiệu lực, hiệu quả cho các địa phương.

Theo Nghị quyết số 861/NQ-UBTVQH14 ngày 10/1/2020 của ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Ninh Bình, huyện Kim Sơn có 5 xã được sắp xếp lại, bao gồm: Xuân Thiện, Chính Tâm, Kim Chính, Như Hòa, Yên Mật. Đến nay, bộ máy hành chính tại các xã sau khi sáp nhập, sắp xếp đã được vận hành ổn định, từng bước đi vào nền nếp.

Tại xã Xuân Chính (Kim Sơn) mới thành lập sau khi sáp nhập từ 2 đơn vị hành chính là xã Xuân Thiện và xã Chính Tâm, hiện có 6,95km2 diện tích tự nhiên, dân số trên 5.600 người với 13 thôn.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Phạm Văn Thanh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Xuân Chính cho biết: Thực hiện Nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện chỉ đạo của tỉnh, huyện về việc chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ xã Xuân Chính chính thức được thành lập ngày 3/2/2020.

Ngay sau đó, HĐND xã Xuân Chính khóa I đã tổ chức kỳ họp để bầu các chức danh thuộc thẩm quyền, bên cạnh đó kiện toàn Ban chấp hành các đoàn thể.

Sau sáp nhập, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ xã Xuân Chính đã được tinh gọn để đảm bảo hoạt động hiệu quả. Trước sáp nhập, tổng số cán bộ, công chức của hai xã Xuân Thiện và Chính Tâm là 34 người, đến nay xã Xuân Chính hiện còn 22 cán bộ, công chức xã.

Mặc dù có diện tích, dân số đông hơn so với trước, khối lượng công việc cần giải quyết tăng cao nhưng đội ngũ cán bộ xã đã nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu chính thức đi vào hoạt động.

Đặc biệt, Đảng ủy, chính quyền địa phương đã chỉ đạo việc xây dựng, ban hành quy chế làm việc, phân công lĩnh vực phụ trách cho các đồng chí lãnh đạo ủy ban nhân dân xã, thành viên ủy ban; phân công nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức xã theo trình độ chuyên môn và năng lực, đồng thời xây dựng các chỉ tiêu, giải pháp, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương năm 2020.

Theo báo cáo của UBND xã Xuân Chính, trong 6 tháng đầu năm 2020, kinh tế phát triển ổn định, vụ đông xuân 2019-2020 đã hoàn thành gieo cấy toàn bộ 380 ha diện tích. Bên cạnh đó, kinh tế vườn với chủ lực là các giống cây dược liệu tiếp tục được phát triển.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm của xã Xuân Chính đạt 41 tỷ đồng, đạt 48% kế hoạch năm 2020; sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ được duy trì, tổng giá trị sản xuất đạt 42 tỷ đồng, đạt 49% kế hoạch năm. Ngoài ra, công tác giáo dục, văn hóa, an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh được cấp ủy và chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, đảm bảo hoạt động ổn định.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Xuân Chính phấn khởi cho biết: Xã Xuân Chính đã đăng ký về đích nông thôn mới năm 2020. Đây là quyết tâm lớn của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương, bởi trước đây cả xã Xuân Thiện và Chính Tâm cũ đều chưa đạt chuẩn nông thôn mới.

Không chỉ tại xã Xuân Chính, các địa phương thực hiện sáp nhập cũng đã cơ bản hoàn tất mọi công việc cần thiết như: Kiện toàn bộ máy trong hệ thống chính trị; bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách, kiểm kê bàn giao tài sản, tài chính, hồ sơ tài liệu...

Thực hiện việc sắp xếp, sáp nhập, xã Yên Mật được phân bổ sáp nhập một phần diện tích tự nhiên, dân cư về xã Như Hòa và một phần sáp nhập về xã Kim Chính. Đến nay, xã Như Hòa và xã Kim Chính đã hoàn thành việc tiếp nhận dân cư, diện tích tự nhiên, cơ sở vật chất từ xã Yên Mật cũ.

Không giống như việc sáp nhập hai xã Xuân Thiện và Chính Tâm, việc sắp xếp xã Yên Mật để sáp nhập về hai xã Như Hòa và Kim Chính có nhiều vấn đề cần quan tâm hơn, trong đó quan trọng hơn cả là ổn định dân.

Đồng chí Vũ Quốc Xương, Chủ tịch UBND xã Như Hòa cho biết: Xã Như Hòa được tiếp nhận xóm 4 và xóm 5 của xã Yên Mật cũ, sáp nhập thành xóm 10 và xóm 11 của xã Như Hòa. Đồng thời tiếp nhận hai cán bộ, công chức từ xã Yên Mật cũ về công tác tại địa phương.

Ngay sau khi sáp nhập, chính quyền địa phương đã trực tiếp xuống địa bàn, khảo sát và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Nhân dân hai xóm đều đồng tình, ủng hộ việc sáp nhập, tuy nhiên khó khăn lớn nhất hiện nay là việc hoàn thiện hệ thống đường giao thông nông thôn. Hiện nay, con đường nối hai xóm với trung tâm xã khá nhỏ, hẹp.

Thêm vào đó, nhiều tuyến đường ngõ, xóm khá hẹp, chỉ rộng hơn 1m. Trước vấn đề này, chính quyền xã đã tổ chức họp bàn, thống nhất cấp hơn 30 tấn xi măng cho hai xóm để mở rộng các tuyến đường ngõ xóm, đồng thời xây dựng phương án mở rộng tuyến đường kết nối với trung tâm xã để xin nguồn kinh phí đầu tư từ cấp trên.

Mặc dù còn có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng qua thực tế có thể thấy, việc đổi mới, sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã mang lại những kết quả tích cực, tạo sự đột phá về phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.

Trong quá trình triển khai thực hiện, cùng với sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đồng lòng, chung sức, tin tưởng rằng các xã sẽ từng bước hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra, góp phần xây dựng và phát triển địa phương ngày càng giàu đẹp, văn minh.