Kế hoạch chuyển đổi số trường Tiểu học

--- Chọn liên kết --- Chọn liên kết Sở Giáo dục và Đào tạo Phòng Giáo dục và Đào tạo

PHÒNG GD ĐT TP. THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG THCS PHÚ XÁ

 

Số:   /KH-THCSPX

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

             Phú Xá, ngày  31 tháng 5 năm 2021

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Thực hiện Kế hoạch số 825/KH-SGDĐT ngày 29/4/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên về việc Triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030,

Thực hiện Kế hoạch số 448/KH-SGDĐT ngày 06/5/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thái Nguyên về việc Triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số ngành giáo dục TP Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Trường THCS Phú Xá ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Chương trình chuyển đổi số như sau:

I. MỤC TIÊU

Triển khai thực hiện thành công Chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục thành phố Thái Nguyên theo mục tiêu tại Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 31/12 /2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 20/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về thực hiện Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Thực hiện thành công mục tiêu Chuyển đổi số trong nhà trường trong tất cả các hoạt động giáo dục và các lĩnh vực công tác.

1. Mục tiêu đến năm 2025

a] Phát triển Chính quyền số trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nâng cao hiệu quả quản lý ngành.

- Trên 90% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc ngành giáo dục được cung cấp trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- Trên 60% tổng số hồ sơ công việc tại nhà trường được xử lý trên môi trường mạng [trừ những hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước].

- Sử dụng và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu [CSDL] dùng chung ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên, 100% dữ liệu ngành được chia sẻ với CSDL dùng chung ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên và Bộ GDĐT.

b] Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số trong ngành giáo dục

- Đảm bảo cơ sở hạ tầng mạng internet và đảm bảo hạ tầng mạng băng rộng cáp quang.

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh được bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết trong môi trường số.

- Triển khai giáo dục tích hợp với kiến thức công nghệ số.

- Phổ cập ứng dụng kỹ năng số trong cộng đồng.

- Xây dựng kho học liệu số bao gồm: các bài giảng E-learning, các video bài giảng, các hình ảnh minh họa, các thí nghiệm ảo,…phục vụ các bài học, các chủ đề học tập của cấp học mầm non và phổ thông.

- Triển khai dạy học từ xa; 20% nội dung chương trình giáo dục phổ thông được dạy-học trực tuyến.

- Xây dựng, triển khai hệ thống kiểm tra, đánh giá trực tuyến.

- 70% các đầu sổ, hồ sơ quản lý trong các cơ sở giáo dục được số hóa.

- Triển khai thu học phí và các khoản thu khác không dùng tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng.

- Xây dựng KHDH, Phê duyệt KHDH trên hệ thống, hạn chế việc in KHDH mà sử dụng các KHDH được số hóa.

2. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030

a] Phát triển Chính quyền số trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nâng cao hiệu quả quản lý ngành.

- 100% dịch vụ công trực tuyến ngành giáo dục ở mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- 100% công việc quản lý, điều hành trong nhà trường được xử lý trên môi trường mạng, có hồ sơ điện tử [trừ những hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước].

b] Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Đảm bạo cơ sở hạ tầng mạng internet và đảm bảo hạ tầng mạng băng rộng cáp quang.

- Hoàn thiện kho học liệu số ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu dạy học trong nhà trường.

- Chuẩn hóa các nội dung, chương trình giáo dục phổ thông được dạy - học trực tuyến, hình thành công nghệ phục vụ giáo dục, đáp ứng đào tạo cá thể hóa.

- Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, đánh giá trực tuyến.

- 100% các đầu sổ, hồ sơ quản lý trong các cơ sở giáo dục được số hóa.

- Triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về chuyển đổi số

- Tuyên truyền và tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Thái Nguyên, của thành phố Thái Nguyên về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch, nhiệm vụ của nhà trường, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.

- Tích cực triển khai nhanh, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, UBND tỉnh, UBND thành phố Thái Nguyên liên quan tới chuyển đổi số.

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề, tập huấn kiến thức cơ bản, bồi dưỡng kỹ năng số về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác chuyển đổi số.

- Phối hợp tổ chức các khóa chuyên sâu và nâng cao về kiến thức chuyển đổi số, đặc biệt an ninh an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi số.

2. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể

2.1. Tập huấn về chuyển đổi số

2.2. Xây dựng đội ngũ cốt cán chuyển đổi số trong nhà trường.

2.3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] cho 100% đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn ngành đảm bảo mục tiêu chuyển đổi số.

2.4. Hoàn thiện hạ tầng CNTT tại nhà trường đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số [đường truyền Internet băng thông, phòng máy tính thực hành, máy chiếu, Tivi, màn hình Led, âm thanh,… phục vụ dạy học trên các phòng học, phòng sinh hoạt chuyên môn chung tại  nhà trường; thiết bị đầu cuối phục vụ cho hoạt động họp, hội thảo, hội nghị, hoạt động chuyên môn trực tuyến ].

2.5. Hoàn thiện thu thập thông tin, chuẩn hóa CSDL dùng chung ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên; kết nối hệ thống CSDL dùng chung với các phần mềm nghiệp vụ trong toàn ngành như: quản lý tuyển sinh đầu cấp, quản lý sức khỏe, y tế học đường, quản lý dinh dưỡng, quản lý nhà trường, quản lý tài chính…; liên thông 100% dữ liệu báo cáo lên cơ sở dữ liệu của Bộ GDĐT; cung cấp dữ liệu cho Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên [IOC].

2.6. Áp dụng các phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc điện tử toàn ngành.

2.7. Triển khai dạy học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục; triển khai giáo dục tích hợp với kiến thức công nghệ số; phổ cập ứng dụng kỹ năng số trong cộng đồng.

2.8. Xây dựng, triển khai hệ thống khảo sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo phù hợp với yêu cầu của Bộ GDĐT.

2.9. Triển khai hệ thống quản lý tuyển sinh đầu cấp trực tuyến.

2.10. Áp dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lí chuyên môn và điện tử hóa hệ thống hồ sơ quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường.

2.11. Xây dựng hệ thống học liệu dùng chung  phục vụ dạy học; phục vụ người học tự học, tự nghiên cứu, trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

2.12. Triển khai các phần mềm quản lý tài chính, tài sản trong toàn ngành. 

2.13. Triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành. Từ năm 2022 thực hiện thu học phí và các khoản thu thỏa thuận không dùng tiền.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số cấp trường, thực hiện và triển khai kế hoạch chuyển đổi số ngành giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số của nhà trường chi tiết, cụ thể bám sát nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu chuyển đổi số của ngành, trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, nguồn lực của địa phương. Tham mưu cho UBND  phường Phú Xá triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi số đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành giáo dục thành phố Thái Nguyên.

- Thực hiện tốt việc tuyên truyền, thay đổi nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh về nhiệm vụ chuyển đổi số trong giáo dục – đào tạo, thích ứng với sự phát triển của xã hội số.

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất cho Ban chỉ đạo cấp thành phố việc thực hiện Kế hoạch; các khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của Kế hoạch. Nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số theo kế hoạch của Phòng GDĐT.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển đổi số ngành giáo dục thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, của trường THCS Phú Xá. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, các tổ, các thành viên nhà trường liên hệ với Ban chỉ đạo chuyển đổi số nhà trường để phối hợp, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT TP TN [b/c];

- Hiệu trưởng [ b/c]

- Các tổ [t/h];

- Lưu: VT.

P. HIỆU TRƯỞNG

Đinh Thị Bích Thảo

PHÒNG GD ĐT TP. THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG THCS PHÚ XÁ

 

Số:   /KH-THCSPX

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

             Phú Xá, ngày  31 tháng 5 năm 2021

KẾ HOẠCH

Triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Thực hiện Kế hoạch số 825/KH-SGDĐT ngày 29/4/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên về việc Triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030,

Thực hiện Kế hoạch số 448/KH-SGDĐT ngày 06/5/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Thái Nguyên về việc Triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số ngành giáo dục TP Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Trường THCS Phú Xá ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Chương trình chuyển đổi số như sau:

I. MỤC TIÊU

Triển khai thực hiện thành công Chuyển đổi số trong toàn ngành giáo dục thành phố Thái Nguyên theo mục tiêu tại Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 31/12 /2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 20/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về thực hiện Chương trình Chuyển đổi số tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Thực hiện thành công mục tiêu Chuyển đổi số trong nhà trường trong tất cả các hoạt động giáo dục và các lĩnh vực công tác.

1. Mục tiêu đến năm 2025

a] Phát triển Chính quyền số trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nâng cao hiệu quả quản lý ngành.

- Trên 90% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc ngành giáo dục được cung cấp trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- Trên 60% tổng số hồ sơ công việc tại nhà trường được xử lý trên môi trường mạng [trừ những hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước].

- Sử dụng và khai thác hiệu quả cơ sở dữ liệu [CSDL] dùng chung ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên, 100% dữ liệu ngành được chia sẻ với CSDL dùng chung ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên và Bộ GDĐT.

b] Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số trong ngành giáo dục

- Đảm bảo cơ sở hạ tầng mạng internet và đảm bảo hạ tầng mạng băng rộng cáp quang.

- 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh được bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết trong môi trường số.

- Triển khai giáo dục tích hợp với kiến thức công nghệ số.

- Phổ cập ứng dụng kỹ năng số trong cộng đồng.

- Xây dựng kho học liệu số bao gồm: các bài giảng E-learning, các video bài giảng, các hình ảnh minh họa, các thí nghiệm ảo,…phục vụ các bài học, các chủ đề học tập của cấp học mầm non và phổ thông.

- Triển khai dạy học từ xa; 20% nội dung chương trình giáo dục phổ thông được dạy-học trực tuyến.

- Xây dựng, triển khai hệ thống kiểm tra, đánh giá trực tuyến.

- 70% các đầu sổ, hồ sơ quản lý trong các cơ sở giáo dục được số hóa.

- Triển khai thu học phí và các khoản thu khác không dùng tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng.

- Xây dựng KHDH, Phê duyệt KHDH trên hệ thống, hạn chế việc in KHDH mà sử dụng các KHDH được số hóa.

2. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030

a] Phát triển Chính quyền số trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nâng cao hiệu quả quản lý ngành.

- 100% dịch vụ công trực tuyến ngành giáo dục ở mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

- 100% công việc quản lý, điều hành trong nhà trường được xử lý trên môi trường mạng, có hồ sơ điện tử [trừ những hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước].

b] Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số

- Đảm bạo cơ sở hạ tầng mạng internet và đảm bảo hạ tầng mạng băng rộng cáp quang.

- Hoàn thiện kho học liệu số ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu dạy học trong nhà trường.

- Chuẩn hóa các nội dung, chương trình giáo dục phổ thông được dạy - học trực tuyến, hình thành công nghệ phục vụ giáo dục, đáp ứng đào tạo cá thể hóa.

- Hoàn thiện hệ thống kiểm tra, đánh giá trực tuyến.

- 100% các đầu sổ, hồ sơ quản lý trong các cơ sở giáo dục được số hóa.

- Triển khai thanh toán học phí không dùng tiền mặt.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về chuyển đổi số

- Tuyên truyền và tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Thái Nguyên, của thành phố Thái Nguyên về sự cần thiết và tính cấp thiết của chuyển đổi số. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với nghị quyết, chiến lược, chương trình hành động, kế hoạch, nhiệm vụ của nhà trường, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.

- Tích cực triển khai nhanh, hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT, UBND tỉnh, UBND thành phố Thái Nguyên liên quan tới chuyển đổi số.

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề, tập huấn kiến thức cơ bản, bồi dưỡng kỹ năng số về chuyển đổi số cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác chuyển đổi số.

- Phối hợp tổ chức các khóa chuyên sâu và nâng cao về kiến thức chuyển đổi số, đặc biệt an ninh an toàn thông tin trong quá trình chuyển đổi số.

2. Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể

2.1. Tập huấn về chuyển đổi số

2.2. Xây dựng đội ngũ cốt cán chuyển đổi số trong nhà trường.

2.3. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin [CNTT] cho 100% đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh toàn ngành đảm bảo mục tiêu chuyển đổi số.

2.4. Hoàn thiện hạ tầng CNTT tại nhà trường đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số [đường truyền Internet băng thông, phòng máy tính thực hành, máy chiếu, Tivi, màn hình Led, âm thanh,… phục vụ dạy học trên các phòng học, phòng sinh hoạt chuyên môn chung tại  nhà trường; thiết bị đầu cuối phục vụ cho hoạt động họp, hội thảo, hội nghị, hoạt động chuyên môn trực tuyến ].

2.5. Hoàn thiện thu thập thông tin, chuẩn hóa CSDL dùng chung ngành giáo dục tỉnh Thái Nguyên; kết nối hệ thống CSDL dùng chung với các phần mềm nghiệp vụ trong toàn ngành như: quản lý tuyển sinh đầu cấp, quản lý sức khỏe, y tế học đường, quản lý dinh dưỡng, quản lý nhà trường, quản lý tài chính…; liên thông 100% dữ liệu báo cáo lên cơ sở dữ liệu của Bộ GDĐT; cung cấp dữ liệu cho Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Thái Nguyên [IOC].

2.6. Áp dụng các phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc điện tử toàn ngành.

2.7. Triển khai dạy học trực tuyến trong các cơ sở giáo dục; triển khai giáo dục tích hợp với kiến thức công nghệ số; phổ cập ứng dụng kỹ năng số trong cộng đồng.

2.8. Xây dựng, triển khai hệ thống khảo sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo phù hợp với yêu cầu của Bộ GDĐT.

2.9. Triển khai hệ thống quản lý tuyển sinh đầu cấp trực tuyến.

2.10. Áp dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lí chuyên môn và điện tử hóa hệ thống hồ sơ quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường.

2.11. Xây dựng hệ thống học liệu dùng chung  phục vụ dạy học; phục vụ người học tự học, tự nghiên cứu, trên nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

2.12. Triển khai các phần mềm quản lý tài chính, tài sản trong toàn ngành. 

2.13. Triển khai thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn ngành. Từ năm 2022 thực hiện thu học phí và các khoản thu thỏa thuận không dùng tiền.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số cấp trường, thực hiện và triển khai kế hoạch chuyển đổi số ngành giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch chuyển đổi số của nhà trường chi tiết, cụ thể bám sát nhiệm vụ, giải pháp, mục tiêu chuyển đổi số của ngành, trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, nguồn lực của địa phương. Tham mưu cho UBND  phường Phú Xá triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi số đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành giáo dục thành phố Thái Nguyên.

- Thực hiện tốt việc tuyên truyền, thay đổi nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh về nhiệm vụ chuyển đổi số trong giáo dục – đào tạo, thích ứng với sự phát triển của xã hội số.

- Báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất cho Ban chỉ đạo cấp thành phố việc thực hiện Kế hoạch; các khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của Kế hoạch. Nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số theo kế hoạch của Phòng GDĐT.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình chuyển đổi số ngành giáo dục thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, của trường THCS Phú Xá. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, phát sinh, các tổ, các thành viên nhà trường liên hệ với Ban chỉ đạo chuyển đổi số nhà trường để phối hợp, giải quyết./.

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT TP TN [b/c];

- Hiệu trưởng [ b/c]

- Các tổ [t/h];

- Lưu: VT.

P. HIỆU TRƯỞNG

Đinh Thị Bích Thảo

Video liên quan

Chủ Đề