Kế toán nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng năm 2024

Kế toán là bộ phận mà hầu hết tất cả tổ chức, doanh nghiệp đều phải có. Kế toán bao gồm rất nhiều nghiệp vụ khác nhau và mỗi sinh viên sau khi theo học ngành kế toán cần tìm hiểu kỹ từng nghiệp vụ để có định hướng tốt cho nghề nghiệp tương lai.

Sau đây, MIFI sẽ chia sẻ đầy đủ thông tin cần biết về nghiệp vụ kế toán ngân hàng để giúp các bạn hiểu rõ hơn và có định hướng tốt cho công việc của mình.

Kế toán nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng năm 2024

Kế toán viên trong ngân hàng và các nghiệp vụ liên quan

Nghiệp vụ kế toán ngân hàng là thực hiện công việc thu thập, xử lý, phân loại, ghi chép, tổng hợp, giải thích các nghiệp vụ ảnh hưởng và tác động đến tình hình tài chính của ngân hàng. Từ đó, cung cấp thông tin quan trọng về kết quả và hoạt động của ngân hàng để ngân hàng đưa ra đánh giá, chiến lược hiệu quả, quản lý các hoạt động tiền tệ ngân hàng tầm vi mô và vĩ mô.

2. Đối tượng kế toán ngân hàng

Kế toán nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng năm 2024

Những đối tượng của kế toán đối với ngân hàng bạn cần biết

Các công tác kế toán trong ngân hàng rất cần thiết khi tổ chức kinh tế muốn hoạt động hiệu quả về mặt kinh tế và các lợi ích xã hội.

Vì kế toán sẽ cung cấp đầy đủ và rõ ràng các thông tin quan trọng cho tổ chức và người ngoài tổ chức, người nhận lợi ích trực tiếp và gián tiếp.

Đối tượng của nghiệp vụ kế toán ngân hàng chính là vốn, sự vận động của vốn trong quá trình diễn ra các hoạt động tín dụng, kinh doanh tiền tệ, thanh toán của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, nó phản ánh lên các khoản chi phí, thu nhập và kết quả kinh doanh.

Đối tượng của kế toán trong ngân hàng bao gồm các phần sau:

  • Tất cả tài sản có ở trong ngân hàng. Tài sản được chia thành 3 loại dựa theo hiện trạng và hình thái biểu hiện khác nhau: tài sản sẵn có, sử dụng vốn, vốn.
  • Nguồn hình thành nên tài sản mà nó thể hiện được nguồn gốc sự ra đời của tài sản đó trong ngân hàng. Đó được gọi là tài sản nợ hay nguồn vốn.
  • Những tài sản chu chuyển trong lĩnh vực ngân hàng trên toàn thế giới, giữa hệ thống các ngân hàng trong nước, trong cùng một hệ thống hay trong 1 ngân hàng. Bên cạnh đó, nó có thể vận động giữa các loại tài sản, trong cùng 1 loại tài sản hoặc nguồn vốn.

Ba bộ phận trên đã tạo thành đối tượng của nghiệp vụ kế toán ngân hàng để phản ánh tất cả hoạt động ngân hàng trong một giai đoạn hay thời kỳ cụ thể nào đó. Từ đó, đưa ra các thông tin kế toán hết sức quan trọng và có ý nghĩa cho người sử dụng.

3. Nhiệm vụ của kế toán viên trong ngân hàng

Kế toán nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng năm 2024

Đối với ngân hàng, kế toán viên cần ghi chép chính xác và đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính

Bạn cần biết một kế toán viên trong ngân hàng phải thực hiện những nhiệm vụ chính sau đây:

  • Ghi chép, lưu trữ kịp thời, rõ ràng, đầy đủ và đảm bảo chính xác các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo Luật ngân hàng và đúng chuẩn mực Kế toán.
  • Theo dõi để giám sát chặt chẽ tất cả quá trình sử dụng tài sản của ngân hàng và các khách hàng của ngân hàng.
  • Giám sát chặt chẽ các giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng để giao dịch diễn ra tốt đẹp. Nếu xảy ra vấn đề cần giải quyết nhanh.

4. Đặc điểm của kế toán trong ngân hàng

Kế toán nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng năm 2024

Kế toán viên sẽ xử lý một khối lượng lớn các hóa đơn, chứng từ

Đặc điểm của nghiệp vụ kế toán ngân hàng thường thấy:

  • Kế toán viên sẽ có tính giao dịch đồng thời xử lý các nghiệp vụ ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán hay vay vốn,…
  • Có tính cập nhật thông tin nhanh nhưng đảm bảo độ chính xác rất cao.
  • Đối mặt với khối lượng hóa đơn, chứng từ phức tạp và rất lớn.
  • Hệ thống ngân hàng có tổ chức thống nhất từ Trung ương cho đến địa phương, từ ngân hàng Nhà nước đến các ngân hàng hệ thống. Vì vậy, kế toán cần có tính tập trung cao độ và luôn thống nhất trong công việc.

5. Các nghiệp vụ kế toán ngân hàng

Kế toán nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng năm 2024

Cần thực hiện chính xác và đầy đủ các nghiệp vụ kế toán cho ngân hàng

  • Đảm bảo kiểm tra chính xác những nội dung (chữ kỹ, số tiền, nội dung,..) ghi trên chứng từ rút tiền như séc.
  • Tiến hành kiểm tra tính hợp lệ và hợp lý của các đề nghị thanh toán, lập lệnh chi tiền hay ủy nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ (áp dụng với lệnh chi ngoại tệ).
  • Nộp tiền ra ngân hàng theo vụ việc, theo định kỳ nhằm phục vụ cho hoạt động thanh toán.
  • Nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý,sắp xếp và kiểm tra chứng từ ngân hàng như sổ phụ, GBN, GBC.
  • Nhập dữ liệu vào phần mềm, định khoản các nghiệp vụ căn cứ vào nội dung của chứng từ: Tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay ngân hàng.
  • Nhập và lưu trữ các dữ liệu vào phần mềm, định khoản các nghiệp vụ bằng căn cứ nội dung chứng từ như: tiền vay ngân hàng, ký cược, ký quỹ, tiền gửi.
  • Nghiệp vụ kiểm tra số dư tiền gửi mỗi ngày ở các ngân hàng để báo cáo cho cấp trên. Cấp trên sẽ kiểm soát, đưa ra kế hoạch dòng tiền.
  • Kiểm tra Đơn xin bảo lãnh ngân hàng >>> Lập hồ sơ bảo lãnh >>> Chuyển hồ sơ cho Kế toán trưởng và Giám đốc ký >>> Nộp hồ sơ cho ngân hàng >>> Theo dõi tình hình thực hiện các bảo lãnh tại các ngân hàng.
  • Kiểm tra Đơn xin bảo lãnh ngân hàng và lập hồ sơ bảo lãnh. Trình hồ sơ lên cấp trên ký và nộp hồ sơ cho ngân hàng.
  • Nghiệp vụ lập và chuyển giao hồ sơ vay vốn, trả nợ vay ngân hàng. Giám sát tình hình hoạt động nhận nợ và trả nợ vay ngân hàng.
  • Chuẩn bị hồ sơ mở LC (thư tín dụng) là một nghiệp vụ kế toán ngân hàng.
  • Đảm bảo theo dõi tình hình mở thanh lý, bảo lãnh các LC, ký hậu vận đơn gốc.
  • Làm bút toán chênh lệch tỷ giá vào cuối tháng, nhằm kiểm soát dữ liệu chính xác và kịp thời.
  • Nghiệp vụ theo dõi tình hình thanh toán cho nhà cung cấp, thanh toán của khách hàng.
  • Giám sát theo dõi tình hình vay nhận nợ và thanh toán nợ. Lập bảng tính lãi suất với những hợp đồng vay và báo cáo cụ thể theo quy định công ty.
  • Hệ thống và lưu trữ chứng từ như: Giấy nộp tiền ngân sách nhà nước (NSNN), Ủy nhiệm chi (UNC) nộp thuế, biên lai nộp thuế,…
  • Theo dõi thực hiện công việc, kết nối thường xuyên với ngân hàng và giải đáp thắc mắc phí ngân hàng.

Nhìn chung, nghiệp vụ kế toán ngân hàng sẽ bao gồm:

  • Nghiệp vụ ngân quỹ và thanh toán tại ngân hàng.
  • Nghiệp vụ kế toán ngân quỹ của ngân hàng.
  • Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư tài chính.
  • Nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế.
  • Nghiệp vụ kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ.
  • Nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng.
  • Nghiệp vụ kinh doanh vàng bạc, ngoại tệ và đá quý.
  • Nghiệp vụ kế toán nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng.

Một số lưu ý khi thực hiện những nghiệp vụ trên:

  • Lưu ý đến các chữ ký trên UNC và tờ Séc.
  • Trong quá trình thực hiện phát sinh các nghiệp vụ, cần tập hợp đầy đủ chứng từ.
  • Sau đó, lưu giữ thành từng bộ để dễ dàng cho công tác kiểm tra, rà soát.
  • Cuối cùng, kế toán luôn luôn cập nhật nhanh và chính xác số dư trong ngân hàng để phục vụ việc lên kế hoạch thanh toán.

6. Chứng từ kế toán đối với ngân hàng

Chứng từ kế toán trong ngân hàng là những căn cứ chứng minh bằng giấy tờ hay điện tử về các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và hoàn thành. Đây là những căn cứ để ghi vào sổ kế toán và là cơ sở pháp lý.

Các bước lưu chuyển chứng từ trong nghiệp vụ kế toán ngân hàng như sau:

  • Tiếp nhận, xử lý và lập chứng từ.
  • Tiến hành kiểm tra chứng từ, sau đó kế toán viên, kế toán trưởng hoặc ban giám đốc ký chứng từ.
  • Thực hiện định khoản thu, chi và ghi chép sổ kế toán.
  • Tiếp tục kiểm tra lần sau, cập nhật rồi tổng hợp những chứng từ phát sinh trong ngày.
  • Sắp xếp chứng từ, lưu trữ và bảo quản.

7. Quy trình kế toán trong ngân hàng

Kế toán nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng năm 2024

Quy trình thực hiện kế toán trong ngân hàng

Quy trình kế toán chính là kết hợp những phương pháp kế toán nhằm tạo ra sản phẩm kế toán để cung cấp thông tin từ tổng quát đến chi tiết về tình hình của ngân hàng.

Quy trình kế toán chi tiết là kết hợp giữa các chứng từ và các tài khoản chi tiết, nhằm cung cấp thông tin chi tiết, rõ ràng về đối tượng cụ thể. Những thông tin này phản ánh trên thẻ và sổ chi tiết.

Quy trình kế toán tổng hợp là kết hợp giữa chứng từ chứa thông tin bao quát và các tài khoản tổng hợp để đưa ra các thông tin một cách bao quát nhất để chỉ đạo các hoạt động ngân hàng, quản lý kinh tế tài chính nói chung. Những thông tin này thể hiện qua Nhật ký chứng từ, Nhật ký chung, Bảng kết hợp tài khoản cấp I, Sổ tổng hợp (sổ cái), bảng cân đối tài khoản ngày.

\>>> Có thể bạn quan tâm: Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 133 – Một quy trình kế toán không thể thiếu

Hiện nay, bộ máy kế toán tổ chức chung trong toàn hệ thống ngân hàng sẽ phân thành hai cấp: Bộ máy kế toán trung ương và bộ máy kế toán tại đơn vị trực thuộc.

Nhiệm vụ của bộ máy kế toán trung ương là chỉ đạo các công tác kế toán trên toàn ngân hàng hệ thống. Đảm nhận hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ kế toán. Tiến hành tổng hợp báo cáo của những đơn vị trực thuộc, từ đó lập báo cáo toàn ngân hàng.

Đối với bộ máy kế toán tại đơn vị trực thuộc, chi nhánh, sở giao dịch sẽ thực hiện các nghiệp vụ của kế toán tại đơn vị. Giao dịch với khách, lập bảng báo cáo tài chính của đơn vị, báo cáo thông tin tình hình tài chính của đơn vị lên ngân hàng trung ương và bên liên quan khác.

Trên đây là những kiến thức quan trọng về nghiệp vụ kế toán ngân hàng. Hi vọng sau khi đọc bài viết, bạn đọc đã giải đáp được những băn khoăn, thắc mắc về những nghiệp vụ của kế toán trong ngân hàng!