Khái niệm chính sách tỷ giá hối đoái

Kết quả

Chính sách tỷ giá hối đoái:

Để điều chỉnh tỷ giá hối đoái, Chính phủ các nước đã và đang sử dụng nhiều biện pháp khácnhau. Ở một thời điểm nhất định, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế tài chính của quốc gia, các nước có thể áp dụng một hoặc hai biện pháp chủ đạo, hoặc kết hợp các biện pháp điều chỉnh với nhau để đạt được một sự ổn định nhất định trong tỷ giá hối đoái nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh tế - xã hội của quốc gia.

1/ Công cụ lãi suất [tái] chiết khấu [discount policy]

Khi tỷ giá biến động mạnh, ngân hàng trung ương thông qua việc thay đổi lãi suất tái chiếtkhấu để điều chỉnh cung cầu ngoại hối, từ đó tác động vào tỷ giá hối đoái.

Nếu tỷ giá thị trường lên cao quá mức, ngân hàng trung ương tăng lãi suất tái chiết khấu. Khilãi suất tái chiết khấu tăng lên, lãi suất trên thị trường tăng lên, do đó vốn từ nước ngoài chảy vào nước để thu được lãi hơn trong trường hợp các điều kiện khác tương tự. Cung ngoại tệ sẽ tăng lên, nhu cầu về ngoại tệ giảm bớt và tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm.

Đương nhiên, như đã từng lưu ý, lãi suất do quan hệ cung cầu vốn vay quyết định còn tỷ giáhối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định. Như vậy, các yếu tố để hình thành tỷ giá và lãi suất không giống nhau, do đó biến động của lãi suất không nhất thiết kéo theo sự biến động của tỷ giá. Lãi suất cao có thể làm cho việc thu hút vốn ngắn hạn từ nước ngoài thuận lợi hơn, nhưng nếu tình hình kinh tế - chính trị - xã hội không ổn định thì khó có thể thực hiện được.

2/ Công cụ nghiệp vụ thị trường mở [open market policy]

Sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng trung ương mua bán ngoại hối trên thịtrường để tác động đến cung cầu ngoại hối, tiền tệ, qua đó tác động tới tỷ giá hối đoái.

Khi tỷ giá cao, ngân hàng trung ương thông qua hệ thống ngân hàng thương mại sẽ tungngoại tệ dự trữ ra bán trực tiếp trên thị trường tạo tăng cung giả tạo về ngoại hối. Tỷ giá hối đoái có xu hướng ổn định trở lại. Ngược lại, khi tỷ giá quá thấp, ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào. Tỷ giá có xu hướng tăng cao trở lại.

Tùy theo điều kiện của từng nước mà việc tổ chức thực hiện công cụ này với phạm vi và quymô khác nhau. Việc can thiệp này không nên máy móc mà phải cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng những nhân tố thực tại cũng như chiều hướng phát triển trong tương lai của nền kinh tế, thị trường tiền tệ và giá cả.

Điều chỉnh tỷ giá bằng công cụ thị trường mở thường gặp phải những phản ứng trái ngượcnhau của nhà xuất khẩu và nhập khẩu, những người nắm giữ trong tay khối lượng ngoại tệ lớn với những người đang có lượng nội tệ lớn. Để mâu thuẫn này không gây những ảnh hưởng xấu đếnnền kinh tế thì cần phải cân nhắc, chọn thời điểm can thiệp, xem xét diễn biễn cung cầu ngoại tệtrên thị trường, lựa chọn tỷ giá... để đạt được mục tiêu đặt ra. Để can thiệp có hiệu quả, một trong những điều kiện không thể thiếu được cho bất kỳ quốc gia nào là phải có một lượng ngoại tệ dự trữ đủ lớn để can thiệp thị trường khi cần thiết.

Trong điều kiện giá luôn biến động như hiện nay, các nước thường tổ chức quỹ dự trữ bình ổntỷ giá hối đoái để điều chỉnh tỷ giá kịp thời. Quỹ dự trữ ngoại hối có thể bằng ngoại tệ hoặc các phương tiện thanh toán quốc tế phát hành bằng ngoại tệ [chẳng hạn chứng khoán phát hành bằng ngoại tệ] hay vàng.

3/ Chính sách phá giá tiền tệ [devaluation, depreciation]

Phá giá tiền tệ là chính sách mà ngân hàng trung ương chính thức tuyên bố đánh sụt sức muacủa đồng tiền nước mình xuống so với ngoại tệ [hay chính thức tuyên bố nâng tỷ giá hối đoái].

Khi nhận thấy đồng tiền đang bị mất giá [tỷ giá hối đoái tăng], chính phủ có thể thực hiện phágiá mạnh đồng nội tệ nhằm mục đích sau cùng là bình ổn tỷ giá. Ví dụ, vào tháng 12/1971, Chính phủ Mỹ tuyên bố phá giá đồng USD 7,89% nhằm đối phó với việc giảm sút liên tục sức mua của đồng USD. Trước khi phá giá, 1 GBP = 2,40 USD. Sau khi phá giá. 1GBP = 2,61 USD. Việc một nước phá giá đồng nội tệ sẽ có tác động nhiều mặt. Phá giá tiền khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, hạn chế nhập khẩu. Phá giá đồng nội tệ làm tăng nguồn vốn từ nước ngoài chảy vào trong nước, hạn chế chuyển vốn ra bên ngoài để đầu tư; thu hút du lịch từ nước ngoài vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài. Kết quả chung làm tăng cung ngoại hối, giảm cầu ngoại hối và tỷ giá hốiđoái ổn định trở lại

Tuy vậy, phá giá tiền tệ cũng dẫn tới nhiều hậu quả. Giữa hai quốc gia liên quan đến tỷ giá,nước phá giá được lợi, và bên kia bị thua thiệt. Họ sẽ tìm cách phá giá đồng tiền của mình, dẫn tới tình tình bất ổn của nền kinh tế thế giới. Phá giá tiền tệ làm tăng nguy cơ của lạm phát vì nếu tiền nội tệ mất giá, người dân sẽ rút tiền mua đất, vàng, ngoại tệ để tích trữ dẫn tới sự bất ổn của nền kinh tế. Hơn nữa, chỉ những nước có tiềm lực kinh tế mạnh mới có thể phát huy được hiệu quả. Phá giá chỉ là điều kiện cần để tăng xuất khẩu và đầu tư trong nước. Điều kiện đủ là hàng hóa phải có sức cạnh tranh và quốc gia ấy phải thực hiện chiến lược xúc tiến thích hợp. Do vậy, các nước cần cân nhắc kỹ khi thực hiện chính sách này.

4/ Nâng giá tiền tệ [revaluation/ appreciation]

Nâng giá tiền tệ là biện pháp chính phủ tuyên bố chính thức nâng cao sức mua của đồng nộitệ [hay là hạ thấp tỷ giá hối đoái]. Mục tiêu cuối cùng của nâng giá tiền tệ cũng là ổn định tỷ giá hối đoái, nhưng cơ chế tác động thì ngược lại với trường hợp phá giá tiền tệ. Trên thực tế, nâng giá tiền tệ chỉ xảy ra khi nước nâng giá chịu sức ép lớn từ các nước bạn hàng do các nước này chịu thâm hụt lớn về mậu dịch trong quan hệ thương mại với nước nâng giá tiền tệ.

5/ Sự can thiệp của nhà nước về mặt hành chính đối với hoạt động kinh tế quốc tế

Nhà nước cũng có thể tác động tới tỷ giá thông qua các chính sách hành chính thuần túy nhưchế độ giấy phép xuất nhập khẩu, hạn ngạch, chính sách kết hối ngoại tệ, chính sách thuế xuất nhập khẩu¼ Tuy vậy, các chính sách này can thiệp thô bạo vào các hoạt động kinh tế và đang được loại bỏ dần.

Nguồn: Ths. Đặng Thị Việt Đức - Ths. Phan Anh Tuấn [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Video liên quan

Chủ Đề